Ho nhiều là bệnh gì? Một vài cách giảm ho tại nhà

Cảm lạnh thông thường gây ho

Ho nhiều là bệnh gì? Ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân lạ kích thích lên cổ họng hay đường thở. Khi có tác nhân lạ nào đó bám trên đường dẫn khí, não sẽ gửi tín hiệu để cơ thể thực hiện phản ứng ho nhằm đẩy các dị vật hay tác nhân lạ ra bên ngoài. Đây là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể con người trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, dị vật trên đường hô hấp.

Thỉnh thoảng, bạn có ho 1 đến 2 lần thì đó là phản ứng bình thường. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài trong một quãng thời gian dài, vài ngày, vài tuần hay kèm theo các biểu hiện khác như đờm, máu thì lúc đó bạn cần được đi khám để xác định nguyên nhân.  

Ho nhiều là bệnh gì?
Ho nhiều là bệnh gì?

1. Ho nhiều là bệnh gì? 

Ho nhiều là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang xảy ra một vấn đề nào đó, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số bệnh lý thường gặp là nguyên nhân gây ho nhiều bao gồm: 

1.1. Cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh thông thường là một bệnh khá phổ biến, bất kỳ ai cũng mắc một vài lần trong đời. Ở người lớn khỏe mạnh, có thể mắc cảm lạnh 2 đến 3 lần mỗi năm. Với trẻ em, số lần mắc bệnh có thể nhiều hơn do các bé còn đề kháng yếu. 

Đây là bệnh nhiễm trùng tai, mũi, họng, thường là do virus gây ra. Cảm lạnh là một bệnh thông thường, không nghiêm trọng. Cảm lạnh thường kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày với các triệu chứng như:

  • Chảy nước mũi
  • Nghẹt mũi
  • Hắt hơi
  • Đau họng
  • Ho 
  • Hơi mệt mỏi hay nhức đầu nhẹ
  • Sốt nhẹ

Bạn có thể hết bệnh mà không cần dùng thuốc. Nhưng nếu các triệu chứng nặng nề hơn thì vẫn nên thăm khám để bệnh nhanh thuyên giảm. 

Cảm lạnh thông thường gây ho
Cảm lạnh thông thường gây ho

1.2. Bệnh cúm

Ho nhiều là bệnh gì? – Cảm cúm. Cúm là một bệnh nhiễm trùng tai, mũi, họng và phổi do virus cúm gây ra. Các chủng virus cúm phổ biến bao gồm: Cúm A, cúm B, cúm C, cúm D. Trong đó cúm A là dạng cúm phổ biến nhất, với các loại virus gây bệnh bạn có thể đã nghe qua như H5N1, H1N1,…

Đa phần người mắc cúm có thể tự khỏi nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây ra nhiều biến chứng dẫn đến tử vong trên một số đối tượng như: 

  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Người trên 65 tuổi
  • Người mang thai hay dự định có thai trong thời điểm có cúm
  • Người có hệ miễn dịch yếu
  • Người mắc bệnh mãn tính như: hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh thận, gan, tiểu đường,…
  • Người béo phì

Khi mới mắc cúm, bạn có thể bị nhầm với cảm lạnh thông thường do các triệu chứng cũng khá giống nhau như sổ mũi, hắt hơi, đau họng,..nhưng cúm lại màng đến cho bạn nhiều sự khó chịu hơn:

  • Sốt
  • Đau cơ
  • Ớn lạnh, đổ mồ hôi
  • Đau đầu nhiều
  • Ho khan, dẳng
  • Hụt hơi
  • Mệt mỏi, suy nhược

Hiện nay đã có vắc xin cúm mùa để tiêm phòng bệnh. Mặc dù không có khả năng bảo đảm 100% bạn sẽ không bị mắc cúm nhưng tiêm phòng sẽ giúp bạn giảm thiểu được mức độ bệnh và nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng khác. 

1.3. Viêm họng 

Viêm họng xảy ra do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là do nhiễm virus, thường đi chung với các bệnh lý như cảm lạnh hay cúm. Viêm họng cũng có nhiều dạng như:

  • Viêm họng giả mạc
  • Viêm họng do liên cầu khuẩn
  • Viêm họng xung huyết
  • Viêm họng hạt

Các triệu chứng viêm họng khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể bao gồm: 

  • Đau hoặc khó chịu ở cổ họng
  • Đau nhiều khi nói hay khi nuốt
  • Khó nuốt
  • Sốt
  • Ho 
  • Sổ mũi
  • Hắt xì
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi

1.4. Viêm phổi

Viêm phổi xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, nấm hay hóa chất. Viêm phổi có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Cần lưu ý bệnh lý này khi người mắc là những người lớn tuổi, người có hệ thống miễn dịch suy yếu, trẻ sơ sinh và trẻ em, người có nhiều bệnh lý kèm theo khác. 

Các triệu chứng của viêm phổi khác nhau ở mỗi người. Biểu hiện như thế nào còn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người mắc. Ở mức độ nhẹ, là một bệnh lý đường hô hấp, viêm phổi sẽ có các triệu chứng tương tự như cảm lạnh hay cúm. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu đặc trưng khác như: 

  • Đau ngực khi thở hoặc khi ho
  • Ho nhiều, ho có đờm
  • Mệt mỏi nhiều
  • Sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh
  • Có thể không tỉnh táo, đặc biệt là ở người lớn tuổi
  • Hụt hơi

Việc điều trị viêm phổi thường là diệt trừ nguyên nhân gây bệnh, điều trị các triệu chứng cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Trong quá trình điều trị, bạn cần bổ sung dinh dưỡng, giữ nước và đặc biệt là tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá. 

Ho nhiều xảy ra khi bị viêm phổi
Ho nhiều xảy ra khi bị viêm phổi

1.5. Bệnh ho gà

Ho gà là một bệnh lý đường hô hấp có khả năng lây lan. Khi mắc bệnh, các triệu chứng thường xuất hiện sau khoảng 7 đến 10 ngày với các dấu hiệu ban đầu tương tự như cảm lạnh thông thường là sổ mũi, nghẹt mũi, sốt, ho. Sau khoảng thời gian đó, các triệu chứng có khả năng xấu đi: 

  • Ho nặng và kéo dài, không kiểm soát
  • Nôn mửa
  • Mệt mỏi nhiều

Trước đây, ho gà là một bệnh lý rất được quan tâm về tính chất nghiêm trọng và khả năng lây lan của nó. Ngày nay đã có vắc xin để phòng bệnh nên khả năng ảnh hưởng của nó cũng giảm đi. Thông thường, trẻ nhỏ hay trẻ chưa hoàn thành việc tiêm chủng đầy đủ hay người lớn mất khả năng miễn dịch sẽ có thể mắc ho gà. 

1.5. Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng đường thở bị hẹp, sưng lên và có thể có tiết chất nhầy. Hen suyễn cũng có nhiều mức độ và ảnh hưởng đến sức khỏe khác nhau. Với nhiều người, hen suyễn chỉ là một vấn đề nhỏ trong cuộc sống của họ nhưng với nhiều người khác, hen suyễn gây ảnh hưởng nghiêm trọng và có khả năng gây tử vong.

Các triệu chứng thường gặp của hen suyễn là: 

  • Hụt hơi
  • Tức ngực hay đau ngực 
  • Khò khè
  • Khó ngủ do khó thở
  • Ho

Khi hen suyễn trở nên nghiêm trọng, các dấu hiệu bệnh xảy ra thường xuyên với mức độ nặng hơn, khó thở ngày càng tăng.

Hen suyễn là một bệnh không thể chữa khỏi, nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng. Một số nguyên nhân khiến người có hen đang kiểm soát tốt có thể bùng phát như sự thay đổi thời tiết đột ngột, tập thể dục, tiếp xúc với các chất kích thích hay hóa chất, khói bụi hoặc dị ứng với các tác nhân như phấn hoa, lông chó mèo,..

Các cơn hen khởi phát do nhiều tác nhân khác nhau
Các cơn hen khởi phát do nhiều tác nhân khác nhau

1.6. Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc ống phế quản – ống dẫn không khí đến và đi từ phổi. Viêm phế quản thường phát triển từ các bệnh như cảm lạnh hay các nhiễm trùng tại đường hô hấp khác. 

Viêm phế quản có tình trạng cấp tính hoặc mãn tính. Viêm phế quản cấp tính thường gặp hơn, thường kéo dài 7 đến 10 ngày. Nếu một người thường xuyên bị viêm phế quản thì đó có thể là viêm phế quản mạn tính, tình trạng mãn tính dễ gặp ở những người hút thuốc lá.

Các triệu chứng khi mắc viêm phế quản mà bạn có thể gặp như:

  • Ho
  • Nhiều đờm. đờm có thể trong hoặc đục
  • Mệt mỏi
  • Hụt hơi
  • Sốt và ớn lạnh
  • Khó chịu vùng ngực 

1.7. Trào ngược dạ dày thực quản – GERD

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản – GERD xảy ra khi axit dạ dày liên tục chảy ngược lên ống nối giữa miệng và dạ dày làm kích ứng niêm mạc thực quản. 

Trào ngược axit có thể xảy ra ở nhiều người nhưng khi vấn đề này lặp đi lặp lại nhiều lần thì nó sẽ dẫn đến GERD. 

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

  • Cảm giác nóng rát ở ngực, cảm giác này thường có sau khi ăn và có thể nặng hơn về đêm, khi nằm
  • Nôn thức ăn hay chất lỏng chua
  • Đau bụng trên hoặc đau ngực
  • Cảm giác khó nuốt
  • Cảm giác như có khối u ở họng
  • Ho dai dẳng
  • Viêm thanh quản

1.8. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính –  COPD là bệnh viêm phổi mãn tính gây tắc nghẽn luồng không khí từ phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh này. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể là khói từ đốt nhiên liệu để nấu nướng, sưởi ấm trong nhà, thông gió kém hay do vi khuẩn, virus,…

Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm: 

  • Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động thể chất
  • Thở khò khè
  • Tức ngực
  • Ho mãn tính, có thể có đờm trong hay đờm đục
  • Thiếu sức sống
  • Nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên

Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể xuất hiện các đợt cấp với các triệu chứng khó thở tăng, tăng khạc đờm và xuất hiện đờm mủ, các triệu chứng trầm trọng hơn bình thường và kéo dài khoảng vài ngày.

1.9. Covid-19

Nhiễm virus covid – 19 là câu trả lời cho thắc mắc ho nhiều là bệnh gì. Covid- 19 là bệnh do họ virus SARS-CoV 2 gây ra. Virus này gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng và đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO tuyên bố đợt bùng phát Covid-19 là một đại dịch. 

Các dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh thường xuất hiện sau 2 đến 14 ngày. Các triệu chứng khi mắc bệnh bạn có thể gặp như: 

  • Sốt
  • Ho
  • Mệt mỏi
  • Thở gấp, khó thở
  • Đau cơ
  • Ớn lạnh
  • Đau họng
  • Sổ mũi
  • Đau đầu
  • Đau ngực
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Phát ban

Nhiều người mắc Covid-19 nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào, bệnh đến và đi trong âm thầm. Với nhiều người khác, bệnh có nhiều triệu chứng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, dù có hay không có triệu chứng, người mắc Covid-19 đều có thể phát tán vi khuẩn và khả năng lây nhiễm là như nhau.

Ho có thể là một triệu chứng khi mắc Covid
Ho có thể là một triệu chứng khi mắc Covid

1.10. Bệnh lao

Vi khuẩn lao là nguyên nhân gây ra bệnh lao. Bệnh lao có thể lây lan khi người bệnh ho, hắt hơi,.. do lúc này vi khuẩn sẽ phát tán vào không khí và có thể đi vào bên trong cơ thể người khỏe mạnh.

Một người có thể nhiễm lao tiềm ẩn hay lao hoạt động.  

Nhiễm lao tiềm ẩn: Vi khuẩn lao tồn tại bên trong cơ thể nhưng không gây ra triệu chứng nào và không lây truyền cho người khác. 

Nhiễm lao hoạt động: Còn gọi là bệnh lao. Khi vi khuẩn lao hoạt động mạnh mẽ, nhân lên nhanh chóng khiến hệ thống miễn dịch không thể kiểm soát. Vi khuẩn lao có thể gây bệnh ở phổi hay các cơ quan khác bên trong cơ thể. Lúc này lao có thể lây lan. 

Các triệu chứng có thể xuất hiện ở người bệnh lao bao gồm:

  • Ho, ho ra máu hoặc chất nhầy
  • Đau ngực
  • Đau khi thở hay khi ho
  • Sốt, thường là sốt về chiều
  • Ớn lạnh 
  • Sụt cân
  • Mệt mỏi
  • Chán ăn

2. Một vài cách giảm ho tại nhà đơn giản 

Ho nhiều khiến nhiều người mệt mỏi, mất sức và đặc biệt như ho về đêm khiến bạn bị mất ngủ. Những lúc như vậy bạn có thể giảm ho bằng một số nguyên liệu tự nhiên đơn giản. Một số cách giảm ho bạn có thể sử dụng tại nhà như:

  • Mật ong: Mật ong được nghiên cứu là có khả năng giảm ho. Uống một thìa mật ong hay pha mật ong với nước ấm để uống.
  • Gừng: Gừng giúp giảm ho khan hay ho do hen suyễn nhờ khả năng kháng viêm. Khi ho, bạn có thể nhai gừng tươi, thêm gừng vào các món ăn hoặc pha trà gừng để làm dịu họng. 
  • Bạc hà: Bạc hà được dùng nhiều trong các bài thuốc giảm ho, giảm cảm lạnh. Sử dụng trà bạc hà hoặc xông hơi bạc hà để giảm ho.
  • Tỏi: Tỏi có tính hăng cay và có khả năng trị ho tốt. Một cách dùng tỏi đơn giản và dễ dùng là sử dụng tỏi nướng. 
  • Hẹ: Hẹ là một vị thuốc đông y và được nhiều người biết đến với khả năng trị ho. Có thể dùng hẹ hấp với mật ong hay chưng đường phèn để giảm ho.
  • Lê và đường phèn: Lê hấp đường phèn là một phương thuốc giảm triệu chứng hô hấp phổ biến ở Trung Hoa, giúp giảm đau họng, ho đờm. 
  • Chanh và đường phèn: Chanh chưng với đường phèn giúp giảm ho, sốt và cảm cúm cực kỳ hiệu quả.

Lời kết:

Ho là cách mà cơ thể tự bảo vệ trước các tác nhân lạ xâm nhập vào bên trong hệ hô hấp. Tuy nhiên, nếu ho nhiều thì đó là một dấu hiệu nhắc nhở bạn có thể đang có bệnh lý nào đó và cần khám bác sĩ để tránh các diễn tiến nghiêm trọng sau đó. Bài viết trên thông tin đến bạn một số bệnh lý giải đáp cho câu hỏi ho nhiều là bệnh gì cũng như một số cách khắc phục tạm thời, làm giảm tình trạng ho. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ