Suy thận nên ăn gì? 12 loại thực phẩm tốt cho người suy thận

Suy thận nên ăn gì?

Suy thận nên ăn gì? Khi bị suy thận bạn sẽ phải tuân thủ một số lưu ý về việc ăn uống để không làm nặng thêm và đẩy nhanh diễn tiến của bệnh. Chế độ ăn cũng có sự khác biệt khi người bệnh ở các giai đoạn, mức độ suy thận khác nhau. 

Người bị suy thận nên ăn gì thì tốt cho sức khỏe
Người bị suy thận nên ăn gì thì tốt cho sức khỏe

1. Lưu ý chung cho người mắc suy thận

Mặc dù có những sự khác nhau trong chế độ ăn uống ở các giai đoạn nhưng những bệnh nhân suy thận đều có những lưu ý chung sau:

  • Thức ăn bổ sung natri: Natri cần được gairm nạp vào cơ thể khi thận suy. Natri là thành chính của muối ăn và có trong nhiều loại thực phẩm khác. Lượng natri khuyến cáo sử dụng mỗi ngày dưới 2 gam. 
  • Thức ăn bổ sung kali: Kali cũng là một nguyên tố không thể thiếu trong cơ thể nhưng bổ sung kali cũng cần lưu ý ở người suy thận. Lượng kali khuyến cáo sử dụng dưới 2 gam/ ngày. 
  • Photpho: Thận suy không có khả năng loại bỏ hoàn toàn. Lượng photpho nên nạp vào mỗi ngày là từ 800 đến 1000 mg. 
  • Protein: Lượng protein ăn vào cũng cần được giới hạn ở người suy thận vì chức năng suy giảm nên thận không thể loại bỏ các chất thải từ quá trình chuyển hóa protein.

2. Suy thận nên ăn gì?

Những lưu ý về liều lượng các chất sẽ khiến người bệnh khó biết được mình nên mua và ăn cái gì là phù hợp. Dưới đây là 15 loại thực phẩm mà những người suy thận có thể sử dụng.

2.1. Súp lơ trắng

Súp lơ trắng là một loại rau phổ biến ở Việt Nam, bạn có thể mua nó ở chợ hoặc siêu thị. Súp lơ trắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, phải kể đến như vitamin C, vitamin K, vitamin B9, chất chống viêm và dồi dào chất xơ 

124gram súp lơ chỉ chứa 19mg natri, 176mg kali và 40 mg photpho nên rất phù hợp với người suy thận. 

2.2. Lòng trắng trứng 

Lòng đỏ trứng vốn bổ dưỡng hơn nhiều nhưng lại chứa hàm lượng photpho khá cao, do đó lòng trắng trứng sẽ phù hợp hơn với những người suy thận. 

Nếu sử dụng 2 lòng trắng trứng lớn, khoảng 66 gram, thì bạn nạp vào cơ thể 110 mg natri, 108 mg kali và chỉ 10 mg photpho.

Lòng trắng trứng cũng giúp bổ sung protein tốt và có lợi cho thận. Nó phù hợp với những bệnh nhân suy thận phải lọc máu có nhu cầu protein cao nhưng cần hạn chế photpho. 

Lòng trắng trứng thích hợp hơn cho người suy thận
Lòng trắng trứng thích hợp hơn cho người suy thận

2.3. Tỏi 

Tỏi là một gia vị tuyệt vời trong bữa ăn dành cho người suy thận. Tỏi cung cấp nguồn mangan, vitamin C, vitamin B6 tốt, đặc tính chống viêm. Trong 3 tép tỏi chỉ chứa khoảng 1,5 mg natri, 36 mg kali và 14 mg photpho. Với hàm lượng các chất như vậy, tỏi là một cái tên không thể thiếu trong danh sách này.

2.4. Cá vược 

85 gram cá vược đã được nấu chín chứa 74 mg natri, 279 mg kali và 211 mg photpho. 

Cá vược rất thích hợp cho người suy thận bởi nó cung cấp một lượng ít các chất natri, kali, photpho và là nguồn cung cấp protein chất lượng, omega 3 tốt cho sức khỏe.

Đa phần các loại cá điều là nguồn cung cấp photpho dồi dào, nhưng cá vược lại có một lượng phù hợp. Tuy vậy bạn cũng cần ăn một mức độ, số lượng phù hợp mỗi ngày với hàm lượng đã được khuyến cáo. 

2.5. Dầu oliu 

Người bị suy thận nên chuyển sang sử dụng dầu oliu bởi nó cung cấp các chất béo lành mạnh và không chứa photpho. Hàm lượng natri và kali trong dầu oliu cũng rất thấp, lần lượt là 0,3 mg và 0,1 mg cho một muỗng canh dầu oliu. 

Người suy thận cũng gặp nhiều vấn đề khó khăn liên quan đến cân nặng nên với tính chất lành mạnh, giàu calo, đặc tính chống viêm từ axit oleic và sự ổn định ở nhiệt độ cao, dầu oliu nên được sử dụng trong các bữa ăn của bệnh nhân suy thận.

2.6. Bắp cải 

Lượng natri, kali, photpho có trong bắp cải rất ít, 100 gram bắp cải chứa 18 mg natri, 170 mg kali và 25mg photpho. 

Bắp cải còn chứa nhiều vitamin như vitamin K, vitamin C, nhiều loại vitamin B, khoáng chất và cung cấp chất xơ không hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột. 

Bắp cải còn cung cấp thêm chất xơ tốt cho tiêu hóa
Bắp cải còn cung cấp thêm chất xơ tốt cho tiêu hóa

2.7. Thịt gà bỏ da

Người suy thận cần hạn chế protein nhưng bổ sung nguồn protein chất lượng cũng rất cần thiết. 

Sử dụng gà tươi, loại bỏ da sẽ chứa ít photpho, kali và natri hơn. 

Ức gà thường được sử dụng hơn, 84 gram ức gà không da chỉ chứa 63 mg, 216 mg kali và 192 mg photpho. 

2.8. Ớt chuông

Ớt chuông chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và chứa nhiều vitamin C, đặc biệt là những quả ớt nhiều màu. Vitamin A và các chất dinh dưỡng quan trọng cho hệ miễn dịch cũng chứa nhiều trong ớt chuông, rất thích hợp với người suy thận.

100 gram ớt chuông chứa 3 mg natri, 175 mg kali và khoảng 20 mg photpho.

2.9. Hành tây

100 gram hành tây chứa 4 mg natri, 146 mg kali, 28 mg photpho. 

Hành tây chứa ít natri, chứa nhiều vitamin C, mangan, vitamin B và các chất xơ prebiotic giúp cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. 

2.10. Hạt mắc ca

Mắc ca còn được mệnh danh là nữ hoàng của các loại hạt. Giúp bổ sung chất béo lành mạnh, vitamin B, magie, đồng, sắt, mangan và hàm lượng natri, photpho nạp vào cũng ít. 

100 gram mắc ca chứa khoảng: 5 mg natri, 368 mg kali và 180 mg photpho.

Hạt mắc ca chứa nhiều chất dinh dưỡng
Hạt mắc ca chứa nhiều chất dinh dưỡng

2.11. Củ cải 

100 gram ủ cải chứa 39 mg natri, 233 mg kali và 20 mg photpho. 

Củ cải giòn, cung cấp vitamin C và hàm lượng ít kali, natri, phospho nhưng dồi dào các chất dinh dưỡng khác. 

2.12. Dứa 

Những loại trái cây như chuối, cam, kiwi chứa nhiều kali không phù hợp cho bệnh nhân suy thận. 

100 gram dứa chứa 1 mg natri, 109 mg kali và 8 mg photpho.

Dứa cũng giàu chất xơ, mangan, vitamin C và bromelain – enzyme giúp giảm viêm thích hợp trong các bữa ăn cũng như là món ăn nhẹ ở người suy thận. 

3. Suy thận nên kiêng ăn gì?

3.1. Bơ 

Bơ chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất béo có lợi cho tim, chất xơ, chất chống oxy hóa nhưng lại chứa một lượng kali lớn. Một quả bơ cỡ vừa chứa đến 690mg kali. 

Nên hạn chế sử dụng bơ trong thực đơn của mình. Nếu muốn sử dụng bơ, chỉ nên sử dụng ¼ đến ½ quả bơ mỗi ngày và phải kiểm soát các nguồn kali đưa vào khác. 

Bơ chứa nhiều kali
Bơ chứa nhiều kali

3.2. Thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm đóng hộp nhanh và tiện lợi nhưng đa phần chúng chứa hàm lượng natri cao không thích hợp cho người suy thận sử dụng. 

3.3. Gạo lứt 

Một chén cơm gạo lứt chứa 150 mg photpho và 154 mg kali trong khi một chén cơm gạo tráng chỉ chứa 69 mg photpho và 54 mg kali. Do đó người suy thận nên sử dụng gạo trắng hơn để dễ kiểm soát nguồn kali cũng như phospho đến từ thức ăn khác. 

3.4. Chuối

Cũng như bơ, chuối là nguồn cung cấp kali tuyệt vời. Một quả chuối cung cấp khoảng 422 mg kali.

3.5. Sữa và các sản phẩm từ sữa 

Sữa và các sản phẩm từ sữa giàu vitamin và các chất dinh dưỡng nhưng chúng cũng chứa một nguồn photpho và kali tự nhiên dồi dào. Sữa cũng có hàm lượng protein cao, một cốc sữa nguyên chất 240mL cung cấp 8 gam protein. 

Các sản phẩm sữa hạt như sữa gạo không béo, sữa hạnh nhân có hàm lượng kali, photpho và protein có thể thích hợp hơn cho người bệnh thận. 

3.6. Cam 

Cam cũng như nước cam nổi tiếng với việc cung cấp vitamin C nhưng chúng cũng chưa một lượng kali khá lớn. Một quả cam có khoảng 333mg kali và một cốc nước cam nguyên chất 240mL có 473 mg kali. 

Với hàm lượng kali như vậy, người suy thận nên giảm sử dụng cam và nước cam. Các loại trái cây như nho, táo, nam việt quất sẽ phù hợp hơn với người suy thận. 

3.7. Khoai lang và khoai tây 

100 gram khoai tây chứa đến 421 mg kali và 100 gram khoai lang chứa 337 mg kali. Nếu sử dụng khoai lang hay khoai tây bạn phải tính toán kỹ lượng kali thêm vào từ các thực phẩm khác để đảm bảo hàm lượng kali bổ sung không vượt quá mức khuyến cáo mỗi ngày. 

Lượng kali có trong khoai tây khá cao
Lượng kali có trong khoai tây khá cao

3.8. Cà chua

Cà chua chứa hàm lượng kali cao không thích hợp sử dụng cho người suy thận. 

Một cốc nước sốt cà chua có thể chứa tới 900 mg kali, gần đạt mức tối đa sử dụng mỗi ngày. 

Do đó việc sử dụng cà chua cần được hạn chế và lưu ý. 

3.9. Thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn liền

Các thực phẩm chế biến sẵn chứa một hàm lượng natri rất lớn và không có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. 

3.10. Đồ hộp

Cũng như đồ ăn liền đồ hộp chứa rất nhiều muối do nó được thêm vào như một chất bảo quản để tăng thời gian sử dụng nên những người suy thận không nên sử dụng đồ hộp.

3.11. Dưa chua

Muối được thêm vào khá nhiều trong quá trình xử lý trước ngâm và cả trong quá trình ngâm chua. Vì vậy người suy thận nên hạn chế sử dụng các món đồ ngâm chua này. 

Lời kết:

Việc giảm natri, kali, photpho là những lưu ý trong chế độ ăn uống của người suy thận. Tìm hiểu rõ về các loại thực phẩm nên và không nên sử dụng sẽ giúp bạn hay người thân của bạn có những chế độ ăn uống phù hợp. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ