Thiểu năng tuần hoàn não là một căng bệnh thường gặp ở những người độ tuổi ngoài 40, chủ yếu ở những người lao động trí óc. Tuy nhiên, do áp lực từ cuộc sống hiện đại cũng như xu hướng lười vận động, tập luyện thể thao, chủ quan với sức khỏe mà bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống thường ngày mà còn có thể dẫn đến đột quỵ hay tử vong. Vậy bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não là gì? Nguyên nhân nào gây bệnh cũng như các triệu chứng thường gặp? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh này qua bài viết dưới đây.
1. Thiểu năng tuần hoàn não là gì?
Thiểu năng tuần hoàn não là trạng thái đột ngột của các chức năng thần kinh có nhiệm vụ đưa máu lên não bị thiếu sót, làm lượng máu đưa lên não không đủ (tình trạng thiếu máu lên não). Trạng thái này sẽ tự hồi phục sau 24h, tuy nhiên theo thời gian có xu hướng xảy ra nhiều hơn.
Những người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc nhiều hơn. Trong đó nam giới chiếm tỷ lệ mắc phải nhiều hơn nữ giới. Những người bị xơ vữa động mạch, những người mắc các bệnh béo phì, những người làm việc có tính chất phải suy nghĩ nhiều, stress… Căn bệnh này có quá trình ủ bệnh lâu dài, nếu không kịp thời phát hiện sẽ gây ra nhiều biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, thâm chí là đột quỵ.
2. Sự lưu thông máu đến não diễn ra như thế nào?
Máu đi đến não thông qua hai hệ thống động mạch lớn chính:
- Động mạch cảnh: mang máu từ tim bơm đến nuôi các phần trên đầu và đặc biệt là não bộ.
- Động mạch đốt sống: bắt nguồn từ động mạch dưới đòn có chức năng lưu chuyển máu đến nuôi dưỡng các cấu trúc não như thân não, tiểu não, não sau và phần trên của tuỷ sống.
Từ hai động mạch chính này, máu sẽ được phân bổ vào khắp các mạng lưới mạch máu nhỏ chằng chịt trên não bộ để thực hiện chức năng nuôi dưỡng các tế bào thần kinh. Bất kỳ bất thường cấu trúc mạch máu hoặc sự xuất hiện của các dị vật như huyết khối tại các hệ thống mạch máu này đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động của não bộ và tăng nguy cơ đột quỵ não.
Xem thêm: Người bị thiếu máu não nên ăn gì? – Lời khuyên từ chuyên gia
3. Nhận biết thiểu năng tuần hoàn não qua những triệu chứng nào?
Các triệu chứng của căn bệnh này thường rất dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên nếu bạn gặp phải các triệu chứng dưới đây ở tình trạng lặp đi lặp lại nhiều lần thì hãy chú ý cân nhắc.
Đau nhức đầu: Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh lý này, tuy nhiên vì dấu hiệu rất giống các bệnh lý thông thường nên người bệnh thường chủ quan lơ là. Cơn đau nhức không xuất hiện ở một vị trí nhất định mà thường lan tỏa khắp đầu. Khi suy nghĩ tập trung vào một việc quá nhiều gây căng thẳng đầu óc, có cảm giác đầu nặng nề. Do đó người bệnh thường có thói quen dùng tay xoa bóp thái dương để giảm đau.
Chóng mặt, hoa mắt: Đôi lúc người bệnh thường cảm thấy bản thân bị hoa mắt, mờ mắt dần tối sầm đi, chóng mặt, cảm nhận được đang bị xoay vòng không thăng bằng. Các triệu chứng này sẽ đi kèm với cảm giác buồn nôn. Người bệnh phải nằm nghỉ ngơi ít nhất 15p mới có thể bình phục.
Ảnh hưởng thị giác: Có thể gặp hiện tượng ảo giác, đôi lúc bị nhìn mờ, nhìn một thứ thành 2 thứ.
Tê bì chân tay: Tay chân có cảm giác bị tê, buốt, châm chích ở đầu ngón tay. Đặc biệt là khi đè ở một tư thế quá lâu. Đau vai gáy, xương sườn, cảm giác lạnh sống lưng cũng thường đi kèm với triệu chứng này.
Rối loạn về giấc ngủ biểu hiện của bệnh thiểu năng tuần hoàn não: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh Thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh thường bị mất ngủ dai dẳng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc. Một số người còn bị rối loạn đồng hồ sinh học gây ảnh hưởng khá nhiều đến nếp sống sinh hoạt và đặc biệt là sức khỏe con người.
Không thể tập trung: Do các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dẫn đến người bị Thiểu năng tuần hoàn não không thể tập trung vào công việc.
Rối loạn về mặt cảm xúc, nhân cách: Người bệnh cũng phải đối mặt với triệu chứng bị rối loạn về mặt cảm xúc như cảm giác bồn chồn, lo lắng, dễ kích động. Người bệnh thường cáu gắt, giận dữ, không thể kiềm chế bản thân.
4. Nguyên nhân gây nên bệnh thiểu năng tuần hoàn não?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Bạn cần nắm được để có thể thay đổi thói quen sinh hoạt và tìm cách điều trị phù hợp. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Thói quen sinh hoạt: Những người có thói quen sinh hoạt không khoa học, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia làm căng thẳng thần kinh dễ sinh ra các bệnh lý khác nhất là bệnh Thiểu năng tuần hoàn não.
Công việc căng thẳng cũng gây nên thiểu năng tuần hoàn não: Những người làm các công việc căng thẳng, tập trung cao độ, căng thẳng thần kinh, thường xuyên bị stress,… thường khiến bản thân dễ cáu gắt, giận dỗi là nguy cơ gây nên các căn bệnh về thần kinh, ảnh hưởng đến trí nhớ…
Tăng cân đột ngột: Những người bị tăng cân đột ngột hay những người béo phì thường có lượng mỡ dư thừa quá nhiều khiến cho việc lưu thông máu lên não bị cản trở, tắc nghẽn gây nên tình trạng thiếu máu lên não – nguyên nhân gây nên căn bệnh này.
Do các bệnh khác: Huyết áp thấp và Thoái hóa cột sống cổ cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng tắc nghẽn, chèn ép mạch máu khiến máu không thể tuần hoàn lên não. Bên cạnh đó biến chứng của bệnh Xơ vữa động mạch cũng là nguyên nhân hình thành nên bệnh. Căn bệnh Thiểu năng tuần hoàn não không phải là căn bệnh quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ gây ra những biến chứng như đột quỵ, tai biến mạch máu não, nhồi máu não… đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Chính vì điều đó việc trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và người thân là vô cùng cần thiết. Chúng các bạn có thật nhiều sức khỏe!
Xem thêm: Những loại thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ tốt cho não bộ
5. Các phương pháp chuẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não
Việc chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não dựa vào các triệu chứng khi thăm khám lâm sàng và một số biện pháp thăm dò cận lâm sàng khác như:
Các phương pháp đánh giá mức độ dòng máu chảy đến não:
- Lưu huyết não đồ.
- Dùng siêu âm do hiệu ứng Doppler
- Chụp gamma mạch não.
- Đo lưu lượng máu não bằng phóng xạ
Các phương pháp đánh giá hiệu quả của việc tưới máu tại não:
- Điện não đồ.
- Ghi nhiệt độ ở mặt.
- Đo phản ứng nhiệt qua da.
- Nghiệm pháp tâm lý
Các phương pháp đánh giá tình trạng xơ vữa động mạch:
- Chụp động mạch não.
- Chụp X-quang
- Xét nghiệm sinh hóa: lipid máu
- Xét nghiệm huyết học: chức năng đông máu
6. Phòng ngừa bệnh thiểu năng tuần hoàn não thế nào
Để phòng ngừa thiểu năng tuần hoàn máu não, bạn cần:
- Nghỉ ngơi hoặc thư giãn mỗi 5-10 phút khi làm việc trí óc liên tục trong 2 tiếng.
- Chơi thể thao, tập thể dục, yoga để giảm thiểu stress và tái tạo năng lượng sống, giúp tâm trạng luôn lạc quan, yêu đời
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm công nghệ hàng ngày như tivi, điện thoại, máy tính.
- Ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ, trái cây, chất xơ, hạn chế chất đạm, chất béo, các chất kích thích và có cồn.
- Khám bệnh định kỳ để được kiểm soát về các chỉ số như: huyết áp, mỡ máu, thoái hóa cột sống cổ…
- Thăm khám bác sĩ ngay khi gặp phải các triệu chứng bất thường bị nghi là mắc thiểu năng tuần hoàn não và nghiêm túc, kiên trì điều trị dứt điểm khi phát hiện có tình trạng thiếu máu não.
Xem thêm: Thiếu máu não uống thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng
7. Cách điều trị tình trạng thiểu năng tuần hoàn não
Các phương pháp điều trị thiểu năng tuần hoàn não nhắm vào mục đích cải thiện lưu lượng máu lên não, tăng cường cung cấp oxy cho não bộ. Các phương pháp điều trị thiểu năng tuần hoàn não thường được áp dụng bao gồm:
7.1. Điều trị không dùng thuốc
Các biện pháp thay đổi lối sống một cách khoa học có thể được ứng dụng trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não mức độ nhẹ hoặc phối hợp với phương pháp điều trị khác để nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị. Các phương pháp điều trị thiểu năng tuần hoàn não không dùng thuốc thường được các chuyên gia khuyến cáo là:
Tập luyện thích hợp: Tập luyện thể dục thể thao phù hợp vừa là cách phòng bệnh vừa là cách cải thiện các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn máu não. Mỗi ngày chỉ dành ra 30 phút để tập luyện nhẹ nhàng chẳng hạn như đi bộ, đạp xe đạp có thể giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa mạch máu, hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn máu lên não, cải thiện chất lượng máu, tăng cường lưu lượng máu lên não.
Kích thích vật lý: Các phương pháp dùng tác động ngoại lực kích thích lên các dây thần kinh, huyệt đạo, mạch máu chẳng hạn như bấm huyệt, châm cứu, massage giúp các mạch máu giãn nở, tăng cường lưu lượng máu lên não và cải thiện được các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn ở người thiểu năng tuần hoàn máu não.
Biện pháp tâm lý: Một bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn máu não sẽ trầm trọng hơn nếu phải đối diện với stress, lo âu, căng thẳng ngày này sang ngày khác. Thực hiện các biện pháp tâm lý hoặc tham gia các hoạt động giúp giải tỏa căng thẳng như đọc sách, tập yoga, nuôi thú cưng được khuyến cáo để cải thiện tâm trạng bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn máu não.
Nâng cao thể trạng bệnh nhân: Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tự chăm sóc tại nhà bằng chế độ dinh dưỡng, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, điều độ để khả năng lưu thông máu lên não được cải thiện, bệnh tình nhanh chóng được phục hồi.
7.2. Điều trị dùng thuốc
Các thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não chủ yếu tập trung vào cải thiện các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân và ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng. Tạo điều kiện để các phương pháp không dùng thuốc phát huy tác dụng, giúp cơ thể tự điều chỉnh và chữa lành. Các nhóm thuốc thường sử dụng trong điều trị thiểu năng tuần hoàn não bao gồm:
Các nhóm thuốc cải thiện triệu chứng: Giúp cắt cơn khó chịu, giảm các triệu chứng gây ra bởi sự thiếu hụt oxy trên não như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… Các thuốc thường gặp trong nhóm này bao gồm tanganil, sibelium, betaserc,…
Nhóm thuốc tăng lưu lượng máu não: Giúp cải thiện tình trạng thiếu máu lên não, kiểm soát lâu dài tình trạng thiểu năng tuần hoàn máu não. Một số thuốc hay dùng bao gồm duxil, stugeron, piracetam,…
Thuốc có nguồn gốc dược liệu: Các nhóm thuốc Tây y thường có hoạt tính mạnh đi kèm với đó là độc tính cao khi sử dụng kéo dài. Trong khi thiểu năng tuần hoàn não không phải là tình trạng có thể trị dứt điểm trong một ngày một bữa. Do đó, các dạng thuốc có nguồn gốc dược liệu an toàn, ít độc tính hơn thường được chỉ định cho bệnh nhân dùng hàng ngày để cải thiện dần khả năng hoạt động của não bộ, ngăn ngừa các biến chứng của tình trạng thiếu máu não gây ra. Chiết xuất đinh lăng, bạch quả thường là các dược liệu thường được phối hợp hỗ trợ bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não.
7.3. Điều trị ngoại khoa
Thường chỉ định ở các bệnh nhân có nguy cơ phát triển thành các biến cố mạch máu não mà thường gặp nhất là nguy cơ đột quỵ thiếu máu não. Các phương pháp phẫu thuật thường tập trung vào 2 nhánh động mạch lớn đem máu đến não là động mạch cảnh và động mạch đốt sống – thân nền. Tuỳ vào vị trí ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp với từng trường hợp.
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về tuần hoàn máu não, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Top 4 loại thuốc tăng cường tuần hoàn não và tăng cường trí nhớ tốt
Đâu là nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ?
11+ Cách dễ ngủ, ngủ nhanh mà bạn cần biết