Những loại thuốc đau bụng kinh và các lưu ý khi sử dụng

Thuốc đau bụng kinh

Thuốc đau bụng kinh là một trong nhiều biện pháp được chị em phụ nữ lựa chọn khi gặp những cơn đau dữ dội trong những ngày hành kinh. Nhiều chị em thường gặp hiện tượng đau bụng kinh mỗi khi tới chu kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau quằn quại, dữ dội cản trở chị em phụ nữ thực hiện hoạt động hàng ngày. Sử dụng các loại thuốc có thể giảm được những cơn đau này. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh không phải dễ dàng vì dễ gặp tác dụng phụ cho sức khỏe.

1. Thuốc đau bụng kinh có hiệu quả không

Thuốc đau bụng kinh giúp giảm nhanh các triệu chứng đau bụng trong ngày hành kinh
Thuốc đau bụng kinh giúp giảm nhanh các triệu chứng đau bụng trong ngày hành kinh

Đau bụng kinh hoặc hiện tượng chuột rút trong kỳ kinh nguyệt, cơn đau thường diễn ra suốt thời gian hành kinh, từ 2 đến 3 ngày. Cơn đau này có thể âm ỉ hoặc dữ dội, nhói đau, có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của chị em. Khi cơn đau dữ dội, kéo dài và liên tục thì có một số loại thuốc có thể làm giảm cơn đau hiệu quả.

Trên thị trường hiện tại có nhiều nhóm thuốc để trị đau bụng kinh, nhưng nhìn chung được chia thành 2 nhóm tác động:

  • Ức chế tổng hợp Prostaglandin: prostaglandin là một chất có nồng độ tăng cao khi đến kỳ kinh nguyệt, có tác động kích thích co bóp tử cung để đẩy lớp niêm mạc ra ngoài làm tăng hiện tượng chuột rút.
  • Thuốc làm giãn cơ tử cung: Đau bụng kinh quằn quại có thể xuất phát từ những cơn co thắt tử cung để đẩy lớp niêm mạc ra ngoài. Vì vậy thuốc có tác dụng làm giảm các cơn co thắt đột ngột và giảm cơn đau hiệu quả.

2. Khi nào nên dùng thuốc để giảm đau bụng kinh

Thuốc giảm đau bụng kinh được sử dụng khi cơn đau bụng dữ dội không thuyên giảm
Thuốc giảm đau bụng kinh được sử dụng khi cơn đau bụng dữ dội không thuyên giảm

Đau bụng kinh là một hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ đến ngày đèn đỏ. Mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất cơn đau diễn ra tùy thuộc vào cơ địa mỗi người và khả năng chịu đau của từng cá nhân. Đôi khi cơn đau chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ và hơi khó chịu nhưng bản thân chị em vẫn chịu được được. Ngược lại, nhiều cơn đau dữ dội khiến chị em toát mồ hôi, vượt quá khả năng chịu đau thì lúc này nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh để kiểm soát những cơn đau.

3. Có mấy loại thuốc giảm đau bụng kinh

Thuốc giúp giảm đau được chia thành ba nhóm:

NSAIDs có tác động lên quá trình sản sinh prostaglandin hạn chế cơn co rút
NSAIDs có tác động lên quá trình sản sinh prostaglandin hạn chế cơn co rút

Thuốc chống viêm không steroid: ức chế tổng hợp prostaglandin (ibuprofen, diclofenac, naproxen, acid mefenamic), nhóm thuốc này thường được sử dụng trên đối tượng chưa quan hệ tình dục. Một số thuốc nên sử dụng từ 1 – 2 ngày trước khi diễn ra kỳ kinh nguyệt và trong 2 – 3 ngày hành kinh đầu tiên để giảm bớt cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên khi sử dụng nhóm thuốc này hết sức lưu ý vì chúng để lại tác động trên hệ tiêu hóa và vấn đề đông máu của cơ thể, uống trong bữa ăn giúp giảm kích ứng dạ dày.

Thuốc tránh thai đường uống hoặc dụng cụ tránh thai nội tiết tố: Đây cũng là nhóm thuốc có tác động giảm prostaglandin, giúp giảm mức độ đau và nghiêm trọng của các cơn đau bụng kinh. Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin có tác dụng đối với các cơn đau bụng kinh xuất phát từ bệnh lý u xơ tử cung hay lạc nội mạc tử cung.

Nhóm thuốc giúp chống co thắt hướng cơ: Một số loại thuốc có tác động làm giãn cơ tử cung giúp giảm cơn đau hiệu quả, thường có chứa các chất alverin, dipropylin, drotaverin.

4. Uống nhiều thuốc đau bụng kinh có nguy hiểm không

Uống quá nhiều thuốc có thể khiến cho cơ thể gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
Uống quá nhiều thuốc có thể khiến cho cơ thể gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm

Nguyên nhân gây đau bụng kinh phần lớn là do hiện tượng co bóp ở tử cung giúp tống máu và các lớp niêm mạc bị bong tróc ra ngoài, gây nên những cơn đau dữ dội. Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây nên hiện tượng đau bụng kinh như nhiệt độ tử cung thấp, khí huyết lưu thông kém. Đôi khi đau bụng kinh cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Điều trị nguyên nhân có thể làm giảm những cơn đau bụng kinh khi tới kỳ kinh. Nhiều chị em phụ nữ thường lựa chọn thuốc đau bụng kinh vì nó hiệu quả nhanh và khá tiện lợi. Tuy nhiên, thuốc giảm đau bụng kinh có thể để lại nhiều tác dụng phụ có hại cho cơ thể như: tăng nguy cơ chảy máu, nguy cơ viêm loét dạ dày, đau dạ dày, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, có thể gặp tình trạng lệ thuộc thuốc hoặc suy giảm chức năng gan nếu như sử dụng thuốc quá nhiều.

Thuốc đau bụng kinh còn có thể để lại một số tác dụng hiếm gặp như rối loạn đông máu, nổi mụn, phát ban, xuất hiện phản ứng phù mạch.

Vì vậy chị em phụ nữ không nên sử dụng thuốc trong một thời gian dài với tần suất cao. Cần đi thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách sử dụng hợp lý.

5. Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh

Các loại thuốc giảm đau bụng kinh có hiệu quả trong nhiều trường hợp, tuy nhiên khi cơn đau vẫn còn nghiêm trọng sau khi sử dụng thuốc thì cần đi đến cơ sở y tế để thăm khám. Nhiều nguyên nhân gây đau có thể xuất phát từ bệnh viêm nhiễm hay bệnh lý phụ khoa nên cần phải được điều trị triệt để. Một số thuốc giảm đau bụng kinh có để lại nhiều tác dụng phụ nên cần lưu ý khi sử dụng:

Có thể áp dụng các biện pháp chườm nóng để giảm đau bụng kinh
Có thể áp dụng các biện pháp chườm nóng để giảm đau bụng kinh
  • Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Không nên sử dụng nhiều loại thuốc giảm đau cùng một lúc, chỉ sử dụng đúng chỉ định, không lạm dụng vì có thể gặp tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Có thể cân nhắc sử dụng các biện pháp khác thay thế như chườm nóng khi tới tháng, uống trà ấm.
  • Khi nhận thấy cơ thể có xuất hiện triệu chứng bất thường cần ngưng sử dụng thuốc và đi khám.
  • Trong khi sử dụng thuốc vẫn cần có chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi đúng giờ, uống nhiều nước lọc và giữ có tinh thần thoải mái, thư giãn, thường xuyên tập thể dục với tần suất phù hợp.

Lời kết

Thuốc đau bụng kinh có tác động hiệu quả trong việc giảm các cơn đau bụng kinh dữ dội trong những ngày hành kinh. Khi sử dụng thuốc các bạn cần hết sức cẩn thận, tham khảo ý kiến người có chuyên môn để được tư vấn đề liều lượng sử dụng. Luôn theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể để có thể phát hiện tác dụng phụ của thuốc và xử lý kịp thời.

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

8 Cách giảm đau bụng kinh ngay lập tức tại nhà hiệu quả

Tìm hiểu về đau bụng dưới – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ