Top 13 cây thuốc nam trị sỏi thận hiệu quả

Trên thực tế có rất nhiều cây thuốc nam trị sỏi thận xung quanh chúng ta nhưng chưa hề được biết đến. Bài viết dưới đây mách cho bạn những cây thuốc nam trị sỏi thận vô cùng hiệu quả. Bỏ túi ngay những thông tin này nhé. 

1. Râu ngô

Ngô hay còn gọi là bắp, là một loại cây họ lúa, có tên khoa học là: Zea mays.

Cây ngô đã có từ rất lâu, ở Việt Nam nó được trồng khắp các địa phương, nhưng nhiều nhất là ở trung du và miền núi.

Râu ngô có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh là thận và bàng quang. Có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, cầm máu.

Vì quy kinh thận và bàng quang. cùng với các công dụng đó, râu ngô thường được sử dụng để làm thuốc lợi tiểu, trị đái rắt, đái buốt, viêm đường tiết niệu và là cây thuốc nam trị sỏi thận. 

Râu ngô là vị thuốc nam trị sỏi thận dễ tìm
Râu ngô là vị thuốc nam trị sỏi thận dễ tìm

Ngoài ra nó còn được dùng trong điều trị viêm gan, vàng da, sỏi mật, huyết áp, phù thũng.

Cách dùng râu ngô trị sỏi thận rất đơn giản, mỗi ngày dùng khoảng 20-30 gam râu ngô, sử dụng bằng cách:

  • Cách 1: Nấu nước để uống 
  • Cách 2: Chưng cách thủy với 200ml nước 
  • Cách 3: Nấu chung với mã đề, rau ngót hoặc rau ngổ
  • Cách 4: Phơi khô dùng làm trà uống

2. Cần tây

Cần tây là loại cây thảo, có nguồn gốc từ Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, có tên khoa học là Apium graveolens.

Cần tây chứa nhiều vitamin A, vitamin B và vitamin C, cùng với các khoáng chất và kim loại, tinh dầu tốt cho sức khỏe.

Tinh dầu chính trong cây là limonene chiếm khoảng 1%, có mùi dịu mát.

Cần tây thường được sử dụng khi cơ thể suy nhược, quá sức, tiêu hóa kém, thấp khớp, thống phong, các bệnh về phổi, gan, béo phì.. Dùng cần tây ngoài da chữa được các vết thương, mụn nhọt, nứt nẻ. Bên cạnh đó cần tây còn là cây thuốc nam trị sỏi thận, sỏi niệu đạo.

Thường xuyên sử dụng cần tây sẽ làm hạn chế sự tích tụ của sỏi trong thận. 

Có thể sử dụng cần tây bằng cách:

  • Dùng trong các bữa ăn: ăn sống, xào hay nấu chín. Nấu chín cần tây giúp dễ tiêu hóa hơn.
  • Dùng nước ép cần tây: Sử dụng như nước ép giải khát hoặc để tránh mùi vị khó chịu có thể ép chung với táo, thơm.

3. Rau ngổ

Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Enydra fluctuans.

Rau om được trồng khắp Việt Nam, nhưng chủ yếu được sử dụng ở miền Nam trong cac món ăn như canh chua, canh khoai mỡ,… Rau ngổ dùng làm thuốc có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Thành phần trong rau ngổ là các flavonoid, coumarin, tinh dầu, các axit hữu cơ và đường khử.

Nghiên cứu dược lý cho thấy rau ngổ có các tác dụng như giãn cơ, chống co thắt, và được dùng trong điều trị sỏi thận thông qua tác dụng lợi tiểu.

Sử dụng rau ngổ là cây thuốc nam trị sỏi thận bằng cách: 

Giã nhỏ rau ngổ, lấy nước chắt sau gãi pha với một ít muối, ngày uống 2 lần. 

4. Rau đắng 

Rau đắng là cây thuốc nam trị sỏi thận thuộc họ rau răm, tên khoa học là Polygonum aviculare.

Rau đắng mọc nhiều ở các tỉnh vùng phía bắc như Hà Nội, Cao Bằng, Lạng Sơn,…ở những khu vực ẩm ướt như ruộng hoang hay suối cạn. 

Rau đắng chứa tanin, vitamin C, carotin,…cùng với đường, tinh dầu.. 

Rau đắng ngoài tác dụng lợi tiểu, chữa tiểu buốt, sỏi thận còn có thể giải độc, chữa rắn cắn, mụn nhọt, trị vàng da và làm mát gan.

Rau đắng là một trong những cây thuốc nam trị sỏi thận
Rau đắng là một trong những cây thuốc nam trị sỏi thận

Có thể sử dụng rau đắng bằng cách sau để trị sỏi thận:

Dùng 6-12 gam rau đắng khô. Sắc lượng rau đắng này, lấy nước uống hoặc dùng rau tươi, sao khô rồi sắc uống.

5. Rau bợ 

Rau bợ hay còn gọi là tứ diệp thảo, tên khoa học là Marsilea quadrifolia.

Có thể tìm thấy cây cỏ bợ ở khắp nơi trên việt Nam, thường gặp ở khu vực ao, đầm ẩm thấp.

Rau bợ có vị ngọt hơi đắng, tính mát. Người dân thường dùng rau bợ để làm món ăn. Có thể làm rau sống, xào, luộc hay nấu canh với tôm tép.

Rau bợ có công dụng là trị suy nhược thần kinh, sốt cao, viêm gan, sưng lợi, đau răng, sỏi thận, sỏi bàng quang.

Cách thực hiện bài thuốc nam trị sỏi thận từ rau bợ như sau:

Dùng rau bợ tươi đã rửa sạch và để ráo, giã nát lấy nước cốt uống vào mỗi buổi sáng. Mỗi ngày uống 1 lần và nên uống trong 5-7 ngày sẽ thấy tác dụng.

6. Cải xoong 

Cải xoong hay còn gọi là xà lách xoong, tên khoa học là Rorippa nasturtium. 

Cải xoong thường được dùng làm món ăn trong bữa ăn hàng ngày nhưng có lẽ ít người biết đến công dụng trị liệu của nó. 

Cải xoong được dùng làm thuốc để trị chứng ăn không ngon, suy nhược cơ thể, bệnh thiếu máu, các bệnh về đường hô hấp như lao ho,…Dùng cải xoong ngoài da trị được eczema, ghẻ, hắc lào, rụng tóc, các ung nhọt,..Và đặc biệt nó còn được sử dụng cho bệnh nhân sỏi thận hay mắc các bệnh về đường niệu khác.

Cách dùng cải xoong trị sỏi thận: 

Để trị sỏi thận, cải xoong có thể dùng bằng cách ăn sống, trộn với giấm, xào nấu hoặc giã lấy nước cốt để uống. Mỗi ngày nên dùng 50-100 gam cải xoong.

7. Dứa dại

Dứa dại là cây mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi để làm hàng rào. Hoa dứa dại thơm, nhiều vùng lấy lá để dệt chiếu, túi. 

Dứa dại còn được biết đến với tên gọi dứa Bắc Bộ có tên khoa học là Pandanus tonkinensis.

Dứa dại thường được dùng làm thuốc lợi tiểu, tiêu độc. Chữa đái rắt, đái ra máu, phù thủng, sỏi thận hay trị gãy xương. 

Mỗi bộ phận của cây dứa dại cho một tác dụng khác nhau nên muốn trị bệnh nào phải dùng đúng bộ phận cho tác dụng tương ứng như:

  • Quả có vị ngọt, nhạt, tính mát giúp giải nhiệt, ra mồ hôi, lợi tiểu, tiêu viêm.
  • Lá có vị đắng, cay, thơm do chứa tinh dầu, dùng trong sát trùng vết thương.
  • Rễ giúp thanh nhiệt, hạ sốt, lợi tiểu.
  • Cụm hoa của cây đực dùng trợ tim.
Dứa dại có công dụng trong điều trị sỏi thận
Dứa dại có công dụng trong điều trị sỏi thận

Bài thuốc nam trị sỏi thận từ dứa dại :

Để chữa sỏi thận và sỏi tiết niệu, dùng khoảng 10 gam hạt dứa dại, 10 gam hạt chuối hột, 15 gam kim tiền thảo,10 gam thân rễ cây cỏ ống sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.   

8. Cây cỏ gà

Cây cỏ gà hay cỏ chỉ, có tên khoa học là Cynodon dactylon.

Cỏ gà phổ biến khắp nơi trên thế giới, ở nước ta cỏ gà mọc hoang khắp nơi. 

Cỏ gà có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Có tác dụng lợi tiểu, giải độc, lọc máu, giải nhiệt, tiêu đờm. 

Thường được dùng trị các bệnh nhiễm trùng, sốt rét, rối loạn tiết niệu, viêm thận và bàng quang, sỏi thận, sỏi mật, thấp khớp,… 

Ngoài ra còn được dùng cho phụ nữ có kinh nguyệt không đều, trẻ em sốt cao, tiểu ít, bí đái.

Có thể dùng các bài thuốc nam trị sỏi thận có cỏ gà như sau:

  • Sắc: :Lấy 20 gam toàn cây hoặc thân rễ:  sắc với 1 lít nước, mỗi ngày uống hai chén. Thực hiện liên tục trong 3 đến 4 ngày.
  • Hãm: Dùng 20 gam rễ hãm trong vòng 1 phút với 1 lít nước đun sôi. Bỏ nước này, bóc vỏ rể rồi cho vào đun sôi 10 phút với 1 lít nước khác. Có thể thêm vào 1 ít cam thảo, bạc hà, 1 quả chanh. Lấy nước này uống 2 chén/ ngày.

9. Sa kê

Sa kê được trồng phổ biến ở miền Nam nước ta để lấy quả ăn và lấy gỗ làm đồ dùng. Ít người biết rằng sake là một cây thuốc nam trị sỏi thận hiệu quả.

Sa kê có tên khoa học là Artocarpus incisa. Ngoài việc dùng làm món ăn, sa kê được dùng trong trị bệnh gout, sỏi thận, viêm gan, vàng da, tiểu đường.

Bài thuốc nam trị sỏi thận từ sa kê thực hiện như sau: 

  • Dùng lá sa kê tươi. 
  • Nguyên liệu bao gồm: 100 gam lá sa kê tươi, 100 gam dưa leo, 50 gam cỏ xước khô. 
  • Cho tất cả vào nước và nấu sôi. Lấy nước này để nguội, uống trong ngày.

10. Kim tiền thảo

Kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium thuộc họ Đậu.

Ở Việt Nam, kim tiền thảo có nhiều ở các tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía bắc, từ Nghệ An trở ra. Các tỉnh như Thái Nguyên, Bắc Giang, lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ,.. có nhiều kim tiền thảo.

Kim tiền thảo được sử dụng trong điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật, hoàng đản, phong thấp, cảm cúm, ho, kinh nguyệt không đều…

Theo y học cổ truyền, kim tiền thảo là cây thuốc nam trị sỏi thận với rất ít tác dụng phụ.

Kim tiền thảo xuất hiện trong những bài thuốc nam trị sỏi thận
Kim tiền thảo xuất hiện trong những bài thuốc nam trị sỏi thận

Các cách dùng kim tiền thảo trị sỏi thận:

  • Cách 1: 30 gam kim tiền thảo, 15 gam hải kim sa, 15 gam đông quý tử, 15 gam xuyên phá thạch, 12 gam hoài ngưu tất, 15 gam hoạt thạch. Sắc lấy nước uống.
  • Cách 2: 30 gam kim tiền thảo, 15 gam xa tiền tử, 10 gam chích sơn tháp, 12 gam xuyên ngưu tất, 10 gam thanh bì, 10 gam ô dược, 10 gam đào nhân. Sắc lấy nước uống.
  • Cách 3: 40 gam kim tiền thảo, 20 gam mã đề, 20 gam tỳ giải, 12 gam trạch tả, 12 gam uất kim, 12 gam ngưu tất và 8 gam kê nội kim. Thái nhỏ sắc với 400ml nước. Sắc đến khi còn khoảng 100ml, lấy nước sắc uống trong ngày, chia 2 lần.

11. Chuối hột

Chuối hột là một cây thuốc nam trị sỏi thận rất dễ tìm. Ngoài tên gọi chuối hột, nó còn được gọi là chuối chát, tên khoa học là Musa balbisiana Colla.

Chuối hột có rất nhiều ở Việt Nam, thường được dùng lấy lá gói bánh và lấy quả. 

Lá chuối hột thường dùng gói bánh tét tốt hơn hơn các loại chuối khác. Quả xanh dùng làm rau sống, ăn chấm với nước mắm, ruốc hay mắm tôm. Bắp chuối dùng làm gỏi, nấu canh,… Nói chung tất cả các bộ phận của chuối hột đều đem lại tác dụng.

Chuối hột thường dùng chữa đau bụng, ỉa chảy, hắc lào, sỏi đường niệu hoặc phối hợp với ráy gai dùng trong bệnh gout.

Các bài thuốc nam trị sỏi thận từ chuối hột như sau: 

  • Cách 1: Lấy 7 đến 8 quả chuối hột, thát mỏng rồi đem sao vàng. Hạ thổ vài ngày rồi sắc lấy nước uống. Uống mỗi ngày 3 đến 4 bát, uống sau bữa ăn.
  • Cách 2: Cho chuối hột đã sao vào uống hãm với nước sôi như pha trà, ngày uống 3 đến 4 lần. 

12. Cỏ lưỡi mèo

Cỏ lưỡi mèo có tên khoa học là Pyrrosia lingua. Thường thấy mọc bám trên đá trong rừng. Gặp ở nhiều tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai,.. đến tận Thừa Thiên Huế và cũng có thể gặp ở Đà Lạt.

Cỏ lưỡi mèo có tính bình, vị hơi đắng. Tác dụng của nó là lợi tiểu bài thạch, thanh phế tả nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, chống ho, long đờm. 

Dùng cỏ lưỡi mèo trong điều trị các bệnh như rong huyết, đi cầu ra máu, sỏi thận, sỏi bàng quang.

Cách dùng cây thuốc nam này trị sỏi thận như sau:

Lấy 30-60 gam cỏ lưỡi mèo, 30-60 gam mã đề, 30 gam quả dành dành, 9-15 gam cam thảo. Sắc lấy nước uống.

13. Râu mèo

Râu mèo còn gọi là bông bạc, tên khoa học là Orthosiphon spiralis , là một cây thuốc nam trị sỏi thận hay dùng. 

Râu mèo mọc rất nhiều ở nước ta. Nó có tính mát, vị ngọt, hơi đắng. Có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm. 

Dùng râu mèo trị thấp khớp, sỏi đường tiết niệu như sỏi thận, sỏi bàng quang hay dùng trong các bệnh lý đường ruột, đau nhức khác. 

Sử dụng râu mèo trị sỏi thận đơn giản, hiệu quả
Sử dụng râu mèo trị sỏi thận đơn giản, hiệu quả

Bài thuốc nam trị sỏi thận dùng râu mèo như sau:

Nguyên liệu cần dùng là 6-10 gam râu mèo khô, hãm với 500ml nước sôi như pha trà. Chia ra 2 lần để uống trong ngày. Uống nóng và uống trước ăn 15 đến 30 phút. Uống liên tục 10 ngày, sau đó nghỉ 4 ngày rồi tiếp tục lại chu kỳ.

Dùng râu mèo bằng cách này giúp loại các sỏi thận có kích thước nhỏ.

Lời kết:

Trên đây là thông tin về một số cây thuốc nam trị sỏi thận khá phổ biến. Mong rằng bài viết cung cấp được cho bạn một số kiến thức để bạn tham khảo và áp dụng một cách hiệu quả. 

Cũng cần lưu ý với bạn rằng, vì đây là những bài thuốc thiên nhiên nên hiệu quả chủ yếu với các tình trạng sỏi nhỏ và còn nhẹ. Nếu đang điều trị bệnh theo đơn của bác sĩ bạn không được tự ý dừng và chuyển sang những cây thuốc này. Nếu muốn sử dụng, bạn nên có sự tư vấn từ các bác sĩ hay chuyên gia để đảm bảo sức khỏe của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ