Trào ngược dạ dày là một căn bệnh khá bổ biến hiện nay, có rất nhiều người thắc mắc về các giai đoạn từ thấp đến cao của căn bệnh này. Bệnh này được phân thành 5 cấp độ khác nhau từ thấp lên cao là 0, A, B, C, D. Khi người bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm, nhất là trào ngược dạ dày độ A sẽ giúp bệnh nhân có khả năng điều trị bệnh thuận lợi hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn, và giảm các nguy cơ biến chứng về sau.
1. Tìm hiểu bệnh trào ngược dạ dày
Đây là tình trạng dịch dạ dày, dịch mật trào ngược từ phần dạ dày lên thực quản, khi tình trạng trào ngược xảy ra thường xuyên trên 2 lần/tuần. Nó sẽ gây ra sự khó chịu cũng như cảm giác không ngon miệng mỗi lần ăn cho bệnh nhân.
Các giai đoạn của bệnh trào ngược dạ dày đó là:
- Cấp độ 0: Đây là giai đoạn đầu của bệnh, khi nội soi không phát hiện rõ các vết viêm ở niêm mạc dạ dày thực quản, chứng tỏ rằng trào ngược dạ dày chưa ảnh hưởng nhiều đến thực quản.
- Cấp độ A: Ở vùng niêm mạc thực quản đã xuất hiện những các vùng viêm, vết trượt, vết loét, nhìn thấy được chiều dài không quá 5mm.
- Cấp độ B: Vết trượt, vết loét ở niêm mạc thực quản lớn hơn 5mm, có vùng phân tán lẻ tẻ. Ngoài ra, bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày khi ăn uống, vướng nghẹn do thực quản bị chít hẹp.
- Cấp độ C: Các vết trợt, loét ở cấp độ B tập trung lại với nhau, phạm vi vết loét mở rộng hơn, đi kèm là loạn sản thực quản. Khi đến giai đoạn này, bệnh nhân nên chú ý vì nó còn gọi là Barrett thực quản – là giai đoạn tiền ung thư thực quản.
- Cấp độ D: Giai đoạn Barrett thực quản đã tiến triển nặng, phải điều trị kịp thời nếu không sẽ chuyển thành vết viêm loét sâu, lớn hơn 75% chu vi thực quản rất nguy hiểm. Do đó, nếu không chữa trị sớm, bệnh có thể tiến triển nặng và biến chứng thành ung thư.
2. Trào ngược dạ dày độ A là gì?
Đây là giai đoạn mới khởi phát bệnh, niêm mạc thực quản xuất hiện dấu hiệu bị tổn thương nhưng với mức độ trợt loét và viêm vẫn nhẹ. Trong quá trình nội soi, hình ảnh cho thấy rằng vết trợt ở niêm mạc thực quản khá nhỏ, có chiều dài chưa tới 5mm. Bệnh nhân sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:
- Ợ hơi, ợ nóng và ợ chua: Hiện tượng ợ hơi xuất hiện thường xuyên trong bất kỳ lúc nào, sau khi ăn no, hay khi bụng đói. Luồng hơi thoát ra sau khi ợ thường sẽ có vị chua, đi cùng với cảm giác nóng rát khá khó chịu.
- Buồn nôn: Biểu hiện buồn nôn này có tần suất xuất hiện ít, trong dịch nôn có thể chứa đồ ăn hay các loại thực phẩm gây buồn nôn.
- Tiết nhiều nước bọt: Khi bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày độ A sẽ khiến tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn. Bởi vì trong nước bọt có tính kiềm nên sẽ trung hòa được tính trạng axit bào mòn niêm mạc thực quản.
- Nóng rát vùng thượng vị dạ dày: Khi tình trạng viêm loét khiến niêm mạc xảy ra, gây ra việc thực quản bị tổn thương, kích hoạt các cơn đau âm ỉ, nóng rát,… bùng phát.
- Ho, đau họng: Khi dịch dạ dày trào ngược, nó sẽ xâm nhập vào đường hô hấp và gây ho, đau họng, khàn tiếng.
Do đó, bệnh nhân khi gặp các triệu chứng trên, nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Xem thêm: 7 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà an toàn và hiệu quả
3. Trào ngược dạ dày độ A có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày ở độ A không phải là mức độ quá đáng lo vì khi này tổn thương thực quản chỉ ở mức nhẹ. Ở độ A đôi khi chỉ cần có biện pháp phòng tránh thích hợp đã khiến bệnh tình ổn định và tự khỏi.
Tuy vậy, không phải ai cũng phát hiện kịp thời bệnh tình hoặc do mức độ bệnh nhẹ nên bệnh nhân thường chủ quan, không tích cực điều trị dứt điểm thì bệnh có thể tái diễn lại sau đợt điều trị, tiến triển thành các cấp độ cao hơn. Khi bệnh trở nặng thì thực quản ngày càng bị tổn thương nặng nề, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
- Loét thực quản: tình trạng viêm tại thực quản xảy ra quá mức do tác động của acid dịch vị khiến cho niêm mạc thực quản bị rách. Hậu quả là dẫn đến hình thành các vết loét, chảy máu mủ rất nguy hiểm.
- Ung thư thực quản: khi thực quản tiếp xúc nhiều với acid dịch vị có thể dẫn tới Barrett thực quản, cuối cùng tiến triển thành ung thư thực quản. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, tỉ lệ tử vong rất cao.
4. Trào ngược dạ dày độ A nên kiêng ăn gì?
Thực phẩm có tính axit cao: Thường là các thực phẩm có vị chua, như các loại quả chua như: chanh, xoài, dấm, cam… sẽ có tính axit cao, người bị trào ngược dạ dày trong dạ dày thường có nhiều HCL và pepsin, nên khi hấp thụ thêm lượng axit cao sẽ gây viêm loét dạ dày, từ đó bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm có tính chất cay nóng: Khi dùng thực phẩm có tính chất cay nóng sẽ làm tăng các triệu chứng của bệnh, cảm giác đau, rát, khả năng tiết dịch… cũng tăng lên, làm bệnh trầm trọng hơn.
Đồ uống có chất kích thích làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày độ A: Đây là những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời những nước uống này cũng chính là nguyên nhân gây tăng các cortisol, hcl, pepsin tác động xấu niêm mạc dạ dày.
Thực phẩm đồ ăn lạnh, khó tiêu: Các thực phẩm có tính hàn như ngao, sò, ốc, hến… là thực phẩm được đưa vào danh sách kiêng ăn đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Vì nó vừa là những thực phẩm khó tiêu, không tốt cho dạ dày. Các thực phẩm này thường là các loại như: ngao, sò, ốc…
Xem thêm: Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Lời khuyên chuyên gia
5. Điều trị trào ngược dạ dày độ A như thế nào?
Ở mức độ này việc điều trị không quá khó khăn, nguyên tắc điều trị cơ bản là phối hợp giữa thay đổi lối sống khoa học kết hợp với việc sử dụng thuốc hợp lý:
Thay đổi lối sống: Áp dụng các biện pháp sau đây tại nhà để tăng cường hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày độ A:
- Hạn chế ăn các đồ cay, nóng, nước uống có gas, nước uống có cồn. Khi ăn cần ở tư thế ngồi hoặc đứng, tránh việc ăn khi nằm. Nhai chậm, kỹ để giúp thức ăn dễ dàng được tiêu hoá và giảm áp lực lên thực quản.
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ, không thức quá khuya.
- Thư giãn đầu óc sau giờ làm việc căng thẳng, không để tâm lý bị stress.
- Tập luyện thể thao mỗi ngày giúp cân bằng sức khỏe và tinh thần, tạo điều kiện để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.
Điều trị bằng thuốc Tây y: Các nhóm thuốc giảm trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu sử dụng các nhóm ức chế tiết acid dịch vị chẳng hạn như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2 hoặc các thuốc trung hòa acid dịch vị như các antacid.
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của bệnh về dạ dày, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Top 6 loại thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản tốt nhất
Tổng hợp 7 bài thuốc nam chữa trào ngược dạ dày hiệu quả