Bạn có biết đúng tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch là một trong những biện pháp giúp hỗ trợ giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch hiệu quả bên cạnh các bài tập thể dục, đi bộ, leo cầu thang hay dùng thuốc hỗ trợ,…Suy giãn tĩnh mạch không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà còn khiến cho giấc ngủ bệnh nhân không sâu, không ngon từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
1. Tại sao người bị giãn tĩnh mạch lại khó ngủ
Giãn tĩnh mạch là tình trạng cách mạch máu bị sưng tấy, xoắn lại có thể nổi gần bề mặt da, gây mất thẩm mỹ và đau đớn cho người bệnh. Người bị giãn tĩnh mạch không những cảm thấy tự ti vì các vết ngoằn ngoèo trên da mà còn phải chịu cảm giác đau nhức, âm ỉ, đặc biệt vào ban đêm gây khó ngủ. Vào buổi tối, nhiệt độ lạnh dần, người bệnh có thể cảm nhận rõ hơn cơn đau, thậm chí có thể có hiện tượng chuột rút, chân nặng nề khó di chuyển.
Cả ngày dài với nhiều hoạt động, khiến cho bệnh nhân quên bớt đi cơn đau hoặc cảm giác đau không nhiều. Tuy nhiên, khi buổi tối không còn hoạt động nhiều đặc biệt là gần thời gian đi ngủ, người bệnh không còn bị tác động bởi các hoạt động khác do đó từng cơn đau dù có rất nhẹ vẫn có thể cảm nhận được, gây cảm giác khó ngủ cho người bệnh.
Ngoài ra, vào ban đêm khi nằm ngủ, máu tiếp tục không lưu thông được về tim dẫn đến tích tụ, tạo nên sự ngứa ngáy cho bàn chân, đôi khi còn gây nên sự co giật làm cho bệnh nhân khó chịu, ngủ không ngon giấc.
Vì thế áp dụng tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch không chỉ giúp cho người bệnh hỗ trợ giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch mà còn giúp cho người bệnh dễ ngủ, ngủ ngon hơn và sâu hơn.
2. Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch như thế nào là hợp lý
Việc kết hợp giữa dùng thuốc, tập thể dục, bài tập bổ trợ và tư thế ngủ giúp cho bệnh nhân mau chóng thoát khỏi những cơn đau nhức, phiền toái do suy giãn tĩnh mạch gây ra. Người bị giãn tĩnh mạch nên có những tư thế ngủ đúng để giấc ngủ được trọn vẹn nhất.
Nằm kê chân cao khi ngủ: Suy giãn tĩnh mạch gây ra bởi sự tích tụ máu ở tĩnh mạch do van một chiều suy yếu, vì thế khi nằm ngủ máu có thể tiếp tục ứ đọng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và nặng thêm tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Người bị giãn tĩnh mạch khi ngủ nên kê chân cao hơn tim khoảng từ 8 – 10 cm so với tim. Bạn có thể sử dụng gối kê chân hoặc khăn gấp gọn lại. Điều này giúp cho máu có thể dễ dàng quay trở về tim hơn, từ đó giảm ứ đọng máu ở chi dưới.
Không nên nằm sấp: Nhiều người có thói quen ngủ nằm sấp và điều này là không nên. Ngủ với tư thế nằm sấp không chỉ không tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch mà còn không tốt kể cả người khỏe mạnh. Ngủ nằm sấp vô tình gây áp lực lên mạch máu ở chân và ở nhiều vị trí trên cơ thể do đó có thể làm cho người bệnh thêm khó chịu và dẫn đến mất ngủ. Chưa kể tư thế này còn khiến cho bạn cảm thấy mỏi cơ thể sau khi ngủ dậy.
Nên nằm ngủ với tư thế nghiêng: Người bị suy giãn tĩnh mạch nên ngủ với tư thế nghiêng, đặc biệt là nghiêng bên trái, đây được coi là tư thế ngủ tốt cho bệnh nhân đang gặp tình trạng giãn tĩnh mạch. Việc nằm nghiêng giúp phân bổ áp lực đều lên cả hông và chân, ngoài ra còn giúp cho lưu lượng máu được lưu thông, hoạt động tuần hoàn máu về tim được hiệu quả hơn. Cách này cũng giúp làm giảm sự sưng tấy cho đôi chân vì máu không bị ứ đọng nhiều tại một vị trí. Tư thế ngủ nghiêng bên trái còn tốt cho người đang gặp các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là người gặp căn bệnh trào ngược dạ dày, giúp tránh tình trạng acid trào ngược trong lúc ngủ.
3. Làm cách nào để dễ đi vào giấc ngủ ở người bị suy giãn tĩnh mạch
Cơn đau âm ỉ, ngứa ngáy gây ra bởi căn bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể khiến cho người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Vậy làm cách nào để người bị suy giãn tĩnh mạch có thể ngủ ngon giấc.
Đi bộ nhẹ nhàng trước khi đi ngủ: Cả ngày dài đứng lâu hay ngồi nhiều khiến cho đôi chân sưng to, máu ứ đọng tại các mạch máu khiến cho người bệnh mất ngủ. Việc đi bộ từ 20 – 30 phút trước khi đi ngủ giúp các cơ ở chân co lại, nén mạch máu, đẩy máu lưu thông hiệu quả hơn do đó giảm áp lực lên chân.
Xoa bóp chân vùng giãn tĩnh mạch hoặc dùng nhiệt tác động: Việc chườm nóng, tắm nước nóng giúp cho các cơ chân được giãn ra, tránh gây áp lực cho các mạch máu khi đi ngủ.
Uống đủ nước: Nước là một thành phần quan trọng trong cơ thể, là thành phần chính của máu vì vậy việc bổ sung đủ nước giúp cho lượng máu dồi dào, từ đó được tuần hoàn tốt hơn. Bạn nên hạn chế thức ăn có nhiều muối và rượu để tránh mất nhiều nước.
Lời kết
Đúng tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch là một phương pháp hỗ trợ giảm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch được nhiều bác sĩ và chuyên gia khuyên nên áp dụng. Việc này giúp bệnh nhân ngủ ngon và sâu giấc hơn, giảm cảm giác sưng tấy đau nhức cho bệnh nhân. Người bị suy giãn tĩnh mạch cần kết hợp nhiều biện pháp hỗ trợ để cải thiện được căn bệnh hiệu quả nhất.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan giãn tĩnh mạch:
Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch có hiệu quả không?
12 Cây thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà