Người bệnh ung thư bàng quang nên ăn gì để cải thiện sức khỏe cũng như hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ và ổn định? Chế độ ăn và dinh dưỡng luôn là một phần thiết yếu trong việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Ăn uống tốt sẽ cung cấp cho cơ thể chất dinh dưỡng cần thiết cho mỗi bệnh nhân.
1. Người bị ung thư bàng quang cần có chế độ ăn thích hợp hay không?
Một chế độ ăn phù hợp được xác định bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bệnh khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, các triệu chứng làm bạn ăn không ngon hay không còn ăn được như trước thì bổ sung các chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ dưỡng hỗ trợ sức khỏe rất cần thiết.
Thực ra, không có một chế độ ăn nào cụ thể nào được đề ra cho bệnh nhân ung thư bàng quang hay giúp phòng ngừa bệnh ung thư bàng quang cả. Tuy nhiên theo nghiên cứu, một số chế độ ăn có khả năng góp phần làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang nói riêng và nguy cơ mắc ung thư nói chung.
Một nghiên cứu ở Ý chỉ ra rằng, chế độ ăn Địa trung hải có khả năng góp phần làm giảm nguy cơ ung thư bàng quang. Chế độ ăn Địa Trung Hải là chế độ ăn giàu dinh dưỡng với các loại thực phẩm như rau, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
2. Mắc ung thư bàng quang nên ăn gì?
Như đã nói, trên thực tế chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra nên ăn gì để giúp ngăn ngừa ung thư bàng quang. Tuy nhiên các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng chống ung thư được khuyến cáo sử dụng. Ngoài ra, một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh được khuyến khích trong việc giảm nguy cơ ung thư và nguy cơ tử vong.
2.1. Rau củ và trái cây
Rau củ và trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Các loại rau họ cải như bông cải xanh, cải xoăn, các loại quả mọng (dâu tây, mâm xôi,..) hay trái cây có múi ( các loại cam, quýt..) chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt nên được sử dụng nhiều.
Bên cạnh việc cung cấp chất chống oxy hóa, rau cải, trái cây cũng giúp cung cấp chất xơ, hạn chế tình trạng táo bón, rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.
2.2. Thực phẩm cung cấp protein
Việc cung cấp protein đầy đủ giúp duy trì khối lượng cơ và tăng cường hỗ trợ cho hệ miễn dịch. Các nguồn protein thường được sử dụng như:
- Protein động vật: thịt heo, thịt bò, gà, trứng, cá
- Protein thực vật như: Đậu, đậu lăng,các sản phẩm từ đậu nành, quả hạch, các loại hạt, sữa
Khi bạn bị ung thư, cơ thể bạn sẽ cần nhiều protein hơn so với bình thường. Protein nên được cung cấp thông qua các bữa ăn chính trong ngày và cả trong các bữa ăn nhẹ.
2.3. Chất béo lành mạnh
Chất béo giúp cơ thể hấp thu các vitamin, sản xuất ra hormon và sửa chữa các tế bào tổn thương bên trong cơ thể. Nên bổ sung chất béo lành mạnh từ các nguồn như cá, bơ, quả hạch, ô liu và dầu ô liu.
2.4. Ngũ cốc
Loại ngũ cốc được sử dụng là ngũ cốc nguyên hat. Những loại này chưa bị xử lý quá mức do đó nó vẫn còn chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng. Khi mua ngũ cốc nên để ý các loại có ghi “ ngũ cốc nguyên hạt” hay “whole grain” trên bao bì để mua đúng loại mình cần.
2.5. Trà
Trong trà có chứa polyphenol, chất này có khả năng chống ung thư, bao gồm cả ung thư bàng quang. Chúng cũng có thể làm giảm bệnh tim, giảm tác động của sự lão hóa.
3. Hạn chế hay tránh các loại thực phẩm nào
- Asen là một nguyên tố kim loại có thể xuất hiện trong nước uống. Có một mối liên hệ chặt chẽ giữa ung thư bàng quang và asen. Ở những vùng có tỷ lệ asen trong nước cao, tỷ lệ ung thư bàng quang cũng cao hơn các khu vực ít xuất hiện nguyên tố này. Do đó, đảm bảo nguồn rằng nước bạn đang sử dụng được kiểm định về asen.
- Một vài nghiên cứu khác chỉ ra sử dụng thịt đỏ có thể là nguy cơ ung thư bàng quang, đặc biệt là thịt đỏ chế biến sẵn. Nghiên cứu này cho thấy những người ăn thịt đỏ chế biến sẵn có tỷ lệ mắc ung thư bàng quang cao hơn. Thịt đỏ chưa qua chế biến có thể không làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
- Chế độ ăn kiêng kiểu phương Tây: Ăn thực phẩm chế biến sẵn và ít trái cây rau củ làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang. Một nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn này có tỷ lệ tái phát ung thư bàng quang cao hơn các chế độ ăn khác.
Xem thêm: 15 lời khuyên giúp giữ bàng quang khỏe mạnh
4. Cần bổ sung chất gì hay không
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị bạn bổ sung thêm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày một số chất bổ sung nhất định như:
- Sắt và vitamin B12 thường được bổ sung thêm. Trong trường hợp bạn luôn mệt mỏi do điều trị hay do bệnh ung thư, việc thiếu sắt và vitamin B12 khiến tình trạng này tồi tệ hơn. Bổ sung thêm hai chất này sẽ giúp bạn cải thiện được trạng thái mệt mỏi của mình.
- Nếu bạn mắc kèm một bệnh nhiễm trùng cùng với ung thư bàng quang và phải sử dụng kháng sinh, bạn nên bổ sung thêm probiotic. Probiotic giúp điều hòa hệ vi sinh đường ruột giảm các tình trạng rối loạn tiêu hóa do kháng sinh gây nên. Có nghiên cứu nói rằng, probiotic có thể đóng vai trò nào đó trong việc giảm tái phát ung thư bàng quang. Mặc dù chưa biết thật hư ra sao nhưng việc bổ sung probiotic là rất có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề nên bổ sung loại probiotic nào phù hợp để không ảnh hưởng đến bệnh tình.
- Quá trình điều trị ung thư làm giảm các chất dinh dưỡng của cơ thể trong đó có vitamin D và acid folic. Hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ về việc bổ sung các chất này trong quá trình điều trị ung thư.
5. Một vài điều bạn cần biết khi ăn uống khó khăn
Khi mắc và điều trị ung thư, có nhiều lý do làm bạn không muốn ăn uống hay ăn uống không ngon miệng và không có cảm giác thèm ăn như: do thuốc, buồn nôn sau hoá trị, xạ trị hay do vấn đề tâm lý. Dưới đây là một số tip giúp bạn cải thiện tình trạng này:
- Chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ hay những món ăn đơn giản trong nhà, ít cần thời gian để nấu nướng như mì ống, bánh quy, bánh mì nướng hoặc ngũ cốc,….
- Cố gắng ăn gì đó sau 2 đến 3 giờ
- Ăn trong môi trường khiến bạn thư giãn và dễ chịu
- Tránh việc uống nhiều nước trước bữa ăn
- Nếu khó khăn trong việc ăn đủ chất, hãy lựa chọn những loại thực phẩm nhiều calo, giàu vitamin như trứng, bơ, sữa, phô mai để tăng năng lượng
- Sử dụng thức uống bổ sung dinh dưỡng như nước ép hay sinh tố sẽ dễ dàng cung cấp các chất vào cơ thể hơn.
- Sử dụng chanh tươi, trà chanh, trà gừng, ngậm kẹo gừng khi có các cảm giác khó chịu, buồn nôn
Xem thêm: Ung thư bàng quang sống được bao lâu? Những dấu hiệu ung thư bàng quang sớm.
Lời kết
Ăn uống như thế nào là một chủ đề rất quan trọng bởi nó là nhu cầu cơ bản của mỗi con người và chúng ta thực hiện việc đó mỗi ngày. Việc bổ sung dinh dưỡng càng cần thiết và quan trọng hơn khi cơ thể bạn gặp phải một vấn đề nào đó. Bài viết trên đây là một số lời khuyên, đáp án cho câu hỏi Ung thư bàng quang nên ăn gì? Mong rằng bài viết phần nào giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để cải thiện bữa ăn phù hợp hơn cho bạn cũng như người thân của mình.
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về ung thư bàng quang, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.