Giải đáp: Ung thư bàng quang sống được bao lâu?

Ung thư bàng quang sống được bao lâu

Ung thư bàng quang sống được bao lâu luôn là thắc mắc của mỗi người bệnh khi mắc phải bệnh lý này. Tỉ lệ sống sót của ung thư bàng quang phụ thuộc nhiều yếu tố, quan trọng nhất là tùy thuộc theo giai đoạn bệnh. Việc phát hiện được những dấu hiệu ung thư bàng quang sớm sẽ phần nào giúp bạn  nhanh chóng phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu tiên, từ đó việc điều trị ung thư bàng quang có khả năng dễ dàng hơn bởi bệnh có thể điều trị thành công ở những giai đoạn này.

Mắc ung thư bàng quang sống được bao lâu?
Mắc ung thư bàng quang sống được bao lâu?

1. Ung thư bàng quang là gì ?

Ung thư bàng quang là bệnh lý ung thư xảy ra tại bàng quang, một cơ quan của hệ tiết niệu có vai trò quan trọng trong lưu giữ và đào thải nước tiểu ra bên ngoài cơ thể. Nguyên nhân chính xác gây ung thư bàng quang chưa được xác định rõ ràng. Về cơ bản bệnh xảy ra là do những tế bào tăng sinh và phát triển bất thường gây nên. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến mắc bệnh có thể kể đến như hút thuốc lá, tiếp xúc hóa chất,….

Ung thư bàng quang có thể xảy ra trên mọi đối tượng bất kể giới tính hay độ tuổi. Trên thực tế, tỉ lệ nam giới mắc ung thư bàng quang nhiều hơn nữ giới. Bệnh có thể được chữa trị hoàn toàn nếu được phát hiện khi đang ở các giai đoạn đầu. Do đó cần hiểu biết về những triệu chứng, dấu hiệu ung thư bàng quang để nhận biết sớm và giúp kịp thời chẩn đoán cũng như điều trị.

Xem thêm: Những yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang mà bạn cần biết

2. Các giai đoạn tiến triển của bệnh ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang bao gồm các giai đoạn 0 đến giai đoạn 4. Giai đoạn càng lớn bệnh tiến triển càng nặng.

  • Giai đoạn 0: Ung thư khu trú chưa lan ra ngoài niêm mạc bàng quang.
  • Giai đoạn 1: Ung thư đã lan ra ngoài niêm mạc bàng quang, nhưng chưa đến lớp cơ bàng quang
  • Giai đoạn 2: Các tế bào ung thư đã xâm lấn mô liên kết trong thành cơ nhưng chưa lan ra các mô ngoài bàng quang hay hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã lan ra các mô ngoài bàng quang. Ở phụ nữ có thể lan đến tử cung hoặc âm đọa. Ở nam giới, nó có thể lan đến tuyến tiền liệt hoặc túi tinh
  • Giai đoạn 4: Đây là ung thư bàng quang giai đoạn cuối. Tế bào ung thư đã lan đến bất kỳ cơ quan nào cơ vùng bụng, vùng chậu hay các bộ phận ở xa khác như gan, xương, phổi…. Ung thư bàng quang ở các cơ quan này có tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 5%.

3. Ung thư bàng quang sống được bao lâu

Dựa theo những nghiên cứu của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sót tương đối ở tất cả các giai đoạn của ung thư bàng quang là: 

  • Sống 5 năm: 77%
  • Sống 10 năm: 70%
  • Sống 15 năm: 65%

Một nghiên cứu từ năm 1988 đế 2001 cho thấy tỷ lệ sống sót 5 năm cho từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 0: 98%
  • Giai đoạn 1: 88%
  • Giai đoạn 2: 63%
  • Giai đoạn 3: 46%
  • Giai đoạn 4: 15%

Ung thư bàng quang sống được bao lâu ngoài phụ thuộc vào giai đoạn được chẩn đoán còn liên quan đến cấp độ khối u. Cấp độ khối u thể hiện khả năng ung thư phát triển và lan rộng nhanh như thế nào. 

Độ tuổi mắc ung thư bàng quang được chẩn đoán trong nghiên cứu này trung bình là 69 tuổi đối với nam và 71 tuổi đối với nữ. Ít hơn 1% người mắc bệnh ở độ tuổi dưới 40 tuổi. 

Mặc dù nhóm tuổi thanh niên và trẻ em ít gặp mắc phải bệnh này nhưng không có nghĩa là không ai mắc bệnh. Nguy cơ tiến triển của bệnh trên mọi đối tượng là như nhau nhưng những người trẻ tuổi có xu hướng được phát hiện ở giai đoạn sớm hơn, khi đó tiên lượng tốt hơn, khả năng sống sót cao hơn.

4. Dấu hiệu cảnh báo sớm mắc ung thư bàng quang 

4.1. Máu trong nước tiểu

Hầu hết ở tất cả các đối tượng mắc bệnh, dấu hiệu ung thư bàng quang đầu tiên là sự xuất hiện của máu trong nước tiểu, tình trạng này còn được gọi là tiểu máu.

Dấu hiệu ung thư bàng quang đầu tiên là tiểu máu
Dấu hiệu ung thư bàng quang đầu tiên là tiểu máu

Có 2 loại tiểu máu khác nhau:

  • Tiểu máu vi thể: Tiểu máu vi thể là tình trạng tiểu máu nhưng không thể phát hiện được bằng việc quan sát qua mắt thường, vì lượng máu quá ít, kích thước quá nhỏ để chúng ta nhìn thấy. Các xét nghiệm như phân tích nước tiểu hoặc soi mẫu dưới kính hiển vi có thể giúp phát hiện tiểu máu vi thể.
  • Tiểu máu đại thể: Tình trạng tiểu máu này có thể được nhận thấy bằng mắt thường, máu trong xuất hiện làm nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ hoặc nâu.

Giai đoạn đầu của ung thư bàng quang, người bệnh thường tiểu máu mà không có bất kỳ một triệu chứng nào khác như đau hay ảnh hưởng đến việc tiểu tiện. Trong một vài trường hợp, tiểu máu có thể biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng sau đó.

Tiểu máu là một dấu hiệu ung thư bàng quang giúp cảnh báo bạn đang có vấn đề sức khỏe nhưng nó lại không đặc hiệu. Nhiều trường hợp bệnh lý hay hoạt động khác cũng gây tiểu máu như:

  • Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang 
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu ( Viêm bàng quang, viêm bể thận,..)
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Tổn thương thực thể thận
  • Tập thể dục với cường độ cao 

Bên cạnh đó sử dụng một số loại thực phẩm như quả mọng, củ cải đường, củ dền, thức ăn đồ uống chứa màu thực phẩm và một số loại thuốc có thể gây đổi màu nước tiểu thành đỏ, nhìn như là tiểu máu.

Tuy vậy dấu hiệu ung thư bàng quang này không đặc hiệu nhưng tiểu máu vẫn là triệu chứng phổ biến nhất và thường là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của ung thư bàng quang. Quan trọng nhất là phải có các chẩn đoán xác định khi bạn có tình trạng nước tiểu hồng, đỏ hay nâu để khẳng định chắc chắn.

4.2. Thói quen đi tiểu thay đổi

Một dấu hiệu ung thư bàng quang khác là thay đổi thói quen tiểu tiện. Các vấn đề liên quan đến việc đi tiểu sẽ có sự khác biệt trong giai đoạn đầu của ung thư bàng quang, ví như:

  • Tăng tần suất đi tiểu, tiểu đêm nhiều lần
  • Nhu cầu đi tiểu gấp gáp
  • Khó khăn khi đi tiểu
  • Đau, rát khi đi tiểu

Các triệu chứng này cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân ít nghiêm trọng hơn như viêm bàng quang hay bàng quang tăng hoạt nhưng vẫn cần có các biện pháp chẩn đoán để loại trừ ung thư bàng quang.

4.3. Các triệu chứng và dấu hiệu ung thư bàng quang khác

Phần lớn bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu ung thư bàng quang để phát hiện ở các giai đoạn đầu, một số trường hợp người bệnh khác lại không có dấu hiệu nào cho đến khi bệnh đã nghiêm trọng. Đó là lý do vì sao nhiều bệnh lý ung thư được phát hiện khi đã chuyển sang các giai đoạn cuối và di căn sang các cơ quan khác.

Các triệu chứng của ung thư bàng quang tiến triển bao gồm:

  • Đau ở một bên lưng dưới 
  • Đau vùng xương chậu
  • Ăn mất ngon
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân 
  • Cơ thể yếu mệt
  • Đau xương 
  • Sưng ở bàn chân 
  • Không đi tiểu được 
Sưng bàn chân trong ung thư bàng quang tiến triển
Sưng bàn chân trong ung thư bàng quang tiến triển

Nói tóm lại, việc có hay không có các triệu chứng kể trên vẫn chưa khẳng định được có bị mắc ung thư bàng quang hay không, do đó cần thiết thăm khám và được chẩn đoán để xác định chắc chắn nguyên nhân rõ ràng nhất.

5. Ung thư bàng quang có thể không được phát hiện trong nhiều năm

Nhiều người không quá để ý về việc màu sắc nước tiểu thay đổi hay thói quen đi tiểu thay đổi, dần dần những việc này trở nên quen thuộc và bình thường với họ. Cũng có nhiều trường hợp chẩn đoán sai làm ung thư bàng quang không được phát hiện sớm. Hầu hết các trường hợp ung thư bàng quang được phát hiện ở giai đoạn đầu, ⅓ trường hợp được phát hiện khi ung thư đã lan đến các lớp sâu hơn của thành bàng quang nhưng vẫn chưa di căn. Và những trường hợp còn lại, ung thư đã đi đến các mô hoặc hạch bạch huyết lân cận. Trường hợp di căn đến những cơ quan xa hơn khi được chẩn đoán chiếm ít hơn 5%.

Nếu phát hiện cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh lý ung thư này, cần lập tức được chẩn đoán xác định để có thể điều trị ngay.

6. Có chữa được ung thư bàng quang nếu phát hiện sớm không?

Nếu được phát hiện ở giai đoạn đầu, ung thư bàng quang có thể được điều trị hoàn toàn. Càng về các giai đoạn sau, ung thư bàng quang càng khó kiểm soát, việc điều trị cũng rất khó khăn và phức tạp.

Điều này được chứng minh thông qua tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với người mắc bệnh ở các giai đoạn bệnh lý. Nếu phát hiện khi tế bào ung thư vẫn đang ở niêm mạc bàng quang và chưa lan ra ngoài thì tỷ lệ sống sót là 98%. nếu phát hiện khi bệnh đã di căn đến các cơ quan ở xa ( ung thư giai đoạn cuối ) tỉ lệ sống sót chỉ là 5%. Đặc biệt, ung thư bàng quang có nguy cơ tái phát trở lại nên việc theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện việc tái phát rất cần thiết.

7. Phát hiện ung thư bàng quang bằng những xét nghiệm nào

Sàng lọc ung thư bàng quang thông qua các xét nghiệm, các xét nghiệm này tìm các chất khác nhau và/ hoặc tế bào ung thư trong nước tiểu.

  • Phân tích nước tiểu: Kiểm tra ung thư bàng quang bằng cách kiểm tra máu trong nước tiểu, tức là xem có tình trạng tiểu máu hay không. Xét nghiệm này cũng thường được thực hiện khi khám sức khỏe tổng quát. Máu trong nước tiểu có thể do các bệnh lý khắc nhưng cũng là dấu chứng đầu tiên của ung thư bàng quang.
Tìm kiếm máu hay tế bào ung thư trong nước tiểu
Tìm kiếm máu hay tế bào ung thư trong nước tiểu
  • Tế bào học nước tiểu ( Urine cytology): Sử dụng kính hiển vi để tìm tế bào ung thư trong nước tiểu. Xét nghiệm này có thể phát hiện một số bệnh ung thư nhưng không đủ tin cậy để là một xét nghiệm sàng lọc tốt.
  • Xét nghiệm nước tiểu tìm dấu hiệu của khối u: Các xét nghiệm mới hơn tìm kiếm một số chất là dấu hiệu của ung thư bàng quang trong nước tiểu như: UroVysion, BTA test, ImmunoCyt, NMP22 BladderChek,.

Lời kết

Ung thư bàng quang sống được bao lâu tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh. Cần có một liệu pháp điều trị, chế độ chăm sóc dinh dưỡng đi kèm để ngăn chặn sự phát triển cũng như cải thiện sức khỏe người bệnh. Biết các dấu hiệu cảnh báo sớm mắc ung thư bàng quang giúp bạn được điều trị sớm và có khả năng hoàn toàn khỏi bệnh.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp được cho bạnh một vài thông tin cần thiết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ đến số hotline 19007061 hoặc điền vào form bên dưới để được các dược sĩ tư vấn cụ thể và miễn phí.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ