Đi tiểu ra máu nguyên nhân là gì? Có nguy hiểm không?

Đi tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Đi tiểu ra máu là hiện tượng có máu xuất hiện trong nước tiểu. Không phải tất cả các trường hợp đi tiểu ra máu đều nguy hiểm nhưng đến hơn 90% trường hợp đi tiểu ra máu cảnh báo những nguy cơ hoặc những bệnh lý nguy hiểm. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân và những cách điều trị triệu chứng này.

1. Đi tiểu ra máu là gì? Phân loại đi tiểu ra máu

Đi tiểu ra máu hay còn được gọi là đái ra máu, đây là một tình trạng rất là phổ biến tuy nhiên khó có thể quan sát bằng mắt thường vì thường người mắc chứng bệnh đái ra máu là tình trạng đi tiểu có lẫn với hồng cầu. Máu xuất hiện trong nước tiểu có thể màu đỏ, màu hồng hoặc màu nâu. Trong một số trường hợp, bạn có thể không biết mình bị tiểu ra máu cho đến khi làm xét nghiệm nước tiểu. Người bệnh có dấu hiệu đái ra máu cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám vì rất có thể nó sẽ là tình trạng bệnh liên quan đến sinh lí hoặc có thể liên quan tới rất nhiều các bệnh khác. Bệnh nhân mắc đi tiểu ra máu thường sẽ được chia làm hai loại chính là tiểu ra máu vi thể và tiểu ra máu đại thể.

  • Tiểu máu đại thể: là khi một người có thể nhìn thấy máu trong nước tiểu của mình, nước tiểu có thể có màu hồng hoặc màu đỏ, đôi khi có những đốm máu có thể nhìn thấy được.
  • Tiểu máu vi thể: là khi bạn không thể nhìn thấy máu trong nước tiểu của bạn do lượng máu quá ít. Chỉ khi xét nghiệm nước tiểu dưới kính hiển vi mới có thể phát hiện ra tình trạng tiểu máu vi thể.

Khi các bạn có dấu hiệu của việc đi tiểu ra máu các bạn cần phải chú ý và quan sát kĩ tiểu ra máu xuất hiện khi nào trong khi mình đi tiểu, nếu như máu xuất hiện ở giai đoạn đầu khi đi tiểu thì nguyên nhân có thể do niệu đạo, nếu như máu xuất hiện ở giai đoạn giữa thì nguyên nhân có thể gặp ở bàng quang, nếu như bạn thấy máu ở cả đầu, giữa và cuối bạn cần nên tìm huệ vị trí mà nơi máu chảy.

2. Nguyên nhân nào gây ra tiểu máu?

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đi tiểu ra máu, các cơ quan của đường tiết niệu khiến các tế bào máu đi theo đường nước tiểu ra ngoài. Một số vấn đề khác nhau gây ra tiểu máu có liên quan đến đường tiết niệu bao gồm:

2.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu máu. Sự nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo và nhân lên trong bàng quang ( viêm bàng quang). Các triệu chứng có thể có bao gồm cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần, đau và rát khi đi tiểu và nước tiểu có mùi khó chịu. Đối với một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu chỉ có đi tiểu ra máu mà thôi.

2.2. Đi tiểu ra máu do mắc nhiễm trùng thận (viêm bể thận)

Nhiễm trùng thận xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào thận từ máu của bạn hoặc di chuyển từ niệu quản đến thận của bạn. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh cơ bản giống với viêm bàng quang do vi khuẩn ( nhiễm trùng đường tiết niệu ) ở trên. Đôi khi, nhiễm trùng thận có thêm triệu chứng khác như sốt hoặc đau hạ sườn.

2.3. Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận

Các khoáng chất trong nước tiểu cô đặc đôi khi hình thành các tinh thể trên thành thận hoặc bàng quang. Theo thời gian, các tinh thể có thể trở thành các viên sỏi nhỏ và cứng. Nhìn chung, các viên sỏi nhỏ này không gây đau đớn, vì vậy, bạn có thể không biết mình bị sỏi thận hoặc sỏi bàng quang trừ khi chúng tích tụ đủ lớn, đủ nhiều gây ra tắc nghẽn hoặc đi tiểu ra có sỏi. Sỏi thận thường gây ra những cơn đau dữ dội, sỏi bàng quang hoặc sỏi thận đều có thể gây ra đi tiểu ra máu đại thể hay đi tiểu ra máu vi thể.

Thông thường, những viên sỏi đủ nhỏ để đi qua đường tiểu tiện và ta có thể thấy được. Những viên sỏi lớn hơn có thể vẫn còn trong thận, bàng quang hoặc mắc kẹt ở những nơi khác trong đường tiết niệu. Những viên sỏi lớn hơn thường gây ra những triệu chứng đáng chú ý hơn, chẳng hạn như: tiểu không hết, đau dạ dày dai dẳng, buồn nôn hoặc nôn ỏi, sốt và ớn lạnh, nước tiểu đục hoặc có mùi nồng, có máu trong nước tiểu,…

Sỏi thận có thể gây ra tình trạng tiểu ra máu
Sỏi thận có thể gây ra tình trạng tiểu ra máu

2.4. Bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh phần trên cùng của niệu đạo, tuyến tiền liệt thường to ra khi nam giới đến tuổi trung niên. Sau khi to ra, nó sẽ đè nén vào niệu đạo, ngăn chặn một phần dòng chảy của nước tiểu.

Các dấu hiệu và triệu chứng của phì đại tiền liệt tuyến (hay còn gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính) bao gồm khó đi tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày nhất là về đêm, đột ngột đi tiểu, không nhịn được tiểu, đi tiểu ra máu. Bệnh phì đại tuyến tiền liệt ảnh hưởng đến khoảng 50% nam giới trưởng thành trong độ tuổi từ 51 – 60 tuổi và tới 90% những người trên 80 tuổi.

Bên cạnh phì đại tuyến tiền liệt, nhiễm trùng tuyến tiền liệt (hay nói cách khác là viêm tuyến tiền liệt) cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

2.5. Bệnh viêm cầu thận làm đi tiểu ra máu

Đi tiểu ra máu vi thể là một triệu chứng phổ biến của viêm cầu thận, tình trạng xảy ra khi viêm nhiễm hệ thống lọc của thận. Viêm cầu thận có thể là một phần của bệnh khác ngoài thận, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc do tổn thương trực tiếp tại thận. Nhiễm vi rút hoặc liên cầu khuẩn, các bệnh mạch máu và các vấn đề miễn dịch như bệnh thận IgA (bệnh Berger), ảnh hưởng đến các mao mạch nhỏ lọc máu trong thận có thể gây ra viêm cầu thận.

Ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi, rối loạn chức năng thận sau viêm cầu thận do liên cầu có thể gây đi tiểu ra máu. Rối loạn này có thể tiến triển nhanh hơn từ một đến hai tuần sau khi nhiễm liên cầu khuẩn mà không được điều trị. Trước kia, bệnh này khá phổ biến và nghiêm trọng nhưng ngày nay, nhờ có thuốc kháng sinh, ta có thể điều trị nhiễm liên cầu khuẩn nhanh chóng hơn.

Viêm cầu thận cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu ra máu
Viêm cầu thận cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu ra máu

2.6. Ung thư

Đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư thận, ung thư bàng quang hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Thật không may khi các bệnh ung thư này thường không có triệu chứng rõ ràng khi ở giai đoạn sớm.

2.7. Rối loạn di truyền

Thiếu máu hồng cầu hình liềm – một khiếm khuyết di truyền của hemoglobin trong hồng cầu – gây ra máu trong nước tiểu. Thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể gây ra cả tiểu máu đại thể và tiểu máu vi thể. Hội chứng Alport là một hội chứng di truyền gây tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận cũng có thể dẫn đến đi tiểu ra máu.

Hồng cầu hình liềm và hồng cầu bình thường
Hồng cầu hình liềm và hồng cầu bình thường

2.8. Các nguyên nhân khác

Có khi, lí lo bạn đi tiểu ra máu đến từ các bài tập thể dục hoặc sau khi tập cường độ cao. Tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra, nó liên quan đến chấn thương bàng quang, mất nước hoặc do phá vỡ các tế bào hồng cầu xảy ra khi tập thể dục nhịp điệu cường độ cao. Để chắc chắn, hãy đến gặp bác sĩ khi bạn gặp phải tình trạng đi tiểu ra máu.

Bạn cũng cần phân biệt các trường hợp tiểu ra máu và các trường hợp trông như tiểu ra máu như:

  • Bạn ăn các thực phẩm có màu đỏ nhiều quá, ví dụ như củ dền, khiến nước tiểu có màu hồng.
  • Thuốc bạn sử dụng có thể làm nước tiểu có màu khác so với bình thường.
  • Các bạn nữ tới kỳ kinh nguyệt.

3. Đi tiểu ra máu có nguy hiểm hay không?

Một số trường hợp đi tiểu ra máu có thể tự khỏi nhưng hầu hết các trường hợp phải chữa trị theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Hầu hết các nguyên nhân gây ra tiểu máu ở trên đều là các vần đề nguy hiểm và cần có can thiệp y tế kịp thời. Khi xuất hiện tình trạng tiểu máu, dù chỉ là lượng nhỏ, nhưng là bất thường, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, bạn cũng nên đến các cơ sở y tế khi bạn không thấy được máu trong nước tiểu nhưng xuất hiện tình trạng đi tiểu thường xuyên, khó tiểu, đau buốt khi đi tiểu, đau bụng hoặc đau thận. Các triệu chứng này có thể là biểu hiện của tiểu máu vi thể.

Bạn cũng nên tìm sự trợ giúp khẩn cấp khi không thể đi tiểu, thấy cục máu đông khi đi tiểu, có máu trong nước tiểu đi kèm với một hoặc nhiều biểu hiện sau: buồn nôn, nôn mửa, sốt, ớn lạnh, đau ở bên hông, lưng hoặc bụng. Khi nguyên nhân của đi tiểu ra máu là do phì đại tuyến tiền liệt, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến khó chịu khi phải đi tiểu thường xuyên, đau dữ dội và thậm chí là ung thư.

Bạn không nên chủ quan khi có các dấu hiệu đã được đề cập trong bài. Nếu các triệu chứng là do bệnh ung thư, việc bạn bỏ qua chúng có thể dẫn đến sự phát triển của các khối u đến mức khó điều trị. Việc nhiễm trùng không được can thiệp sớm có khả năng cao dẫn đến suy thận.

4. Các phương pháp dùng để chẩn đoán đi tiểu ra máu

Ngày nay với nền y khoa phát triển hiện đại và tân tiến việc chẩn đoán một căn bệnh hoặc một tình trạng bệnh không khó đối với các bác sĩ. Chính vì thế việc chẩn đoán tiểu ra máu cũng không còn là vấn đề gây nhức nhối cho nền y khoa hiện nay. Theo như cách chẩn đoán đơn giản nhất mà có thể sẽ thấy bằng mắt thường như tiểu ra máu đại thể vì lượng hồng cầu xuất ra cùng với nước tiểu có màu đậm nên rất dễ nhận biết tuy nhiên nếu bạn chưa chắc chắn và còn đang hoài nghi thì các bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân tiểu ra máu giúp bạn.  Các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp thăm khám lâm sàng trong đó bao gồm cả việc điều tra về tiền sử bệnh lý hay dấu hiệu nhận biết dễ thấy.

Tiếp theo đó các bác tiến hành xét nghiệm nước tiểu của bạn nếu như là bạn có dấu hiệu của tiểu vi thể bắt buộc các bạn phải xét nghiệm nước tiểu vì sẽ không nhìn thấy bằng mắt thường. Cùng với đó xét nghiệm nước tiểu cũng sẽ giúp cho các bác sĩ phát hiện ra được các bạn có vấn đề gì ở đường tiết niệu hay không, có bị nhiễm khuẩn gì hay không. Các bác sĩ cũng có thể tiến hành một số phương pháp như kĩ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh , các kĩ thuật hình ảnh thường được sử dụng như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính,…nhằm phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu ở bệnh nhân.

Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán tiểu ra máu
Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán tiểu ra máu

Cũng có thể các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp soi bàng quang để chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân,  các bác sĩ sẽ phân tích cho các bạn cách mà bác sẽ tiến hành để chẩn đoán bệnh cho bạn. Trước tiên các bác sĩ sẽ sử dụng một ống soi mềm đi ngược từ niệu đạo vào trong bàng quang để quan sát trực tiếp niệu đạo cũng như bàng quang để có thể tìm ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu ra máu ở bệnh nhân.

Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân đặc biệt, các bác sĩ không thể tìm thấy nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu ra máu ngay lập tức được, các bác sĩ sẽ khuyến khích bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm khác nhằm theo dõi. Đặc biệt rất có thể bệnh nhân sẽ mắc ung thư bàng quang do tác nhân gây hại như có tiền sử hút thuốc lá, tiếp xúc với môi trường chứa chất phóng xạ, hoặc có tiền sử trị liệu phóng xạ. 

Chính vì thế khi phát hiện bản thân có dấu hiệu của tình trạng đi tiểu ra máu các bạn hãy nhanh chóng đến với các cơ sở y tế thăm khám để có thể được sự tư vấn, chăm sóc đặc biệt từ các bác sĩ chuyên khoa, tránh để cho tình trạng bệnh trở nặng mới đến để thăm khám. Các bạn cùng không nên tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự can thiệp và tư vấn của bác sĩ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, các bạn cũng không nên quá lo lắng khi phát hiện mình có dấu hiệu của bệnh các bạn nên bình tĩnh và tìm hướng giải quyết tránh tình trạng khủng hoảng tâm lý, và không tìm được hướng giải quyết đúng đắn.

5. Cách điều trị tình trạng đi tiểu ra máu

Việc điều trị đi tiểu ra máu phụ thuộc rất lớn vào nguyên nhân cơ bản gây ra nó. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Nếu nguyên nhân gây ra tiểu máu là một bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng tiểu, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Đi tiểu ra máu do sỏi thận có thể gây đau nếu không được điều trị kịp thời. Sỏi thận có thể được điều trị bằng thuốc hoặc dùng biện pháp phẫu thuật. Trước kia, sỏi thận lớn thường mổ hở là chủ yếu, hiện nay phương pháp hiện đại hơn đã được sử dụng như mổ nội soi. Mổ nội soi giúp nhanh chóng loại bỏ sỏi thận với thời gian hồi phục ngắn, hạn chế được tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật và có tính thẩm mỹ cao hơn.

Thuốc giãn cơ, thuốc chẹn hormone hoặc phẫu thuật để điều trị các vấn đề về tuyến tiền liệt.

Kết luận

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đi tiểu ra máu, từ nhiễm trùng tiểu đến các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt ở nam giới. Một số ít trường hợp, tiểu máu là cảnh báo của bệnh ung thư ảnh hưởng đến đường tiết niệu hoặc hệ thống cơ quan sinh sản.

Những loại ung thư này thường có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm. Đôi khi, tiểu máu là tiểu máu vi thể và chỉ có thể phát hiện được dưới kính hiển vi. Vì vậy, bất kỳ ai gặp các triệu chứng tiểu máu dai dẳng hoặc tái phát nên đến gặp bác sĩ hoặc đến các cơ sở khám chữa bệnh để được can thiệp kịp thời.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về đi tiểu ra máu, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ