Viêm đại tràng mãn tính: Nguyên do đâu và cách điều trị

Viêm đại tràng mãn tính những điều bạn cần biết

Đại tràng là phần ruột già của cơ thể, viêm đại tràng là một căn bệnh thuộc về đường tiêu hóa cụ thể là nằm trong bệnh viêm ruột và cũng rất phổ biến trên mọi đối tượng. Mãn tính là cách gọi chỉ một thể của bệnh, điều trị có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng này. Vì vậy để hiểu rõ hơn về viêm đại tràng mãn tính, hãy theo dõi bài viết dưới đây mà chúng tôi đã cung cấp cho bạn.

1. Viêm đại tràng mãn tính là gì?

Viêm đại tràng là một bệnh viêm ruột trong đường tiêu hóa của bạn, ảnh hưởng đến lớp niêm mạc trong cùng của ruột già (ruột kết) và trực tràng. Các triệu chứng của bệnh thường phát triển theo thời gian càng để lâu triệu chứng sẽ càng rõ rệt hơn.

Viêm là phản ứng của cơ thể với kích ứng, chấn thương hoặc nhiễm trùng, và có thể gây đỏ, sưng và đau. Trong bệnh viêm đại tràng, các vết loét phát triển trên bề mặt của niêm mạc ruột và những vết loét này có thể chảy máu và tiết ra chất nhầy.

Tình trạng viêm thường bắt đầu ở trực tràng và đại tràng dưới, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng. Viêm đại tràng cấp tính chỉ ảnh hưởng đến trực tràng, còn viêm đại tràng mãn tính có nghĩa là căn bệnh luôn diễn ra liên tục và theo người bệnh suốt đời. Bên cạnh đó viêm đại tràng mãn tính có thể làm suy nhược cơ thể và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm đại tràng mãn tính?

Tác nhân vi khuẩn Campylobacter jejuni trong viêm đại tràng
Tác nhân vi khuẩn Campylobacter jejuni trong viêm đại tràng

Các yếu tố rủi ro gây ra viêm đại tràng mãn tính có thể bao gồm:

  • Tuổi tác: Viêm đại tràng mãn tính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng với những người ở độ tuổi từ 15 đến 30 hoặc sau 60 tuổi sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.
  • Chủng tộc: Mặc dù người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, nhưng nó có thể xảy ra ở bất kỳ chủng tộc nào. Nếu bạn là người gốc Do Thái Ashkenazi, thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn rất nhiều.
  • Lịch sử gia đình: nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu gia đình bạn có người thân đã mắc bệnh trước đó.
  • Căng thẳng cũng được cho là một yếu tố tiềm ẩn.
  • Nhiễm trùng: nhiễm trùng do vi khuẩn bao gồm Campylobacter jejuni, Escherichia coli, Salmonella, Shigella, Mycobacterium tuberculosis, và  Clostridium difficile gây ra viêm đại tràng giả mạc, bên cạnh đó còn gặp ở nhóm ký sinh trùng như Entamoeba histolytica và virus cytomegalovirus.

3. Các triệu chứng của bệnh thường gặp là gì?

Người bị viêm đại tràng thường cảm thấy đau bụng âm ỉ và dữ dội
Người bị viêm đại tràng thường cảm thấy đau bụng âm ỉ và dữ dội

Các triệu chứng chính của bệnh:

  • Tiêu chảy tái phát, có thể có máu, chất nhầy hoặc mủ.
  • Đau bụng, đầy hơi.
  • Bạn cũng có thể cảm thấy cực kỳ mệt mỏi (mệt mỏi), chán ăn và sụt cân một cách nhanh chóng.

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ viêm trực tràng và đại tràng và mức độ viêm nghiêm trọng. Đối với một số người, tình trạng này có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của họ. Trong thời gian bùng phát, một số người bị viêm đại tràng cũng gặp phải các triệu chứng ở những nơi khác trên cơ thể.

  • Viêm đại tràng cũng có thể gây ra các triệu chứng như nôn mửa, ớn lạnh hoặc sốt.
  • Đau và sưng khớp (viêm khớp).
  • Loét miệng.
  • Vùng da bị đau, đỏ và sưng.
  • Mắt bị kích thích và đỏ.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, các triệu chứng bổ sung có thể bao gồm: hụt hơi, nhịp tim nhanh hoặc không đều, bị sốt và xuất hiện có máu trong phân của bạn trở nên rõ ràng hơn.

Xem thêm: Người bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

4. Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguy hiểm không? có biến chứng như thế nào?

Mặc dù bệnh viêm đại tràng thường không gây tử vong, nhưng đây được coi là căn bệnh nghiêm trọng, trong một số trường hợp nặng hơn có thể gây ra biến chứng đe dọa đến tính mạng của bạn. Do đó việc thường xuyên thăm khám bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn yên tâm hơn và phát hiện bệnh để điều trị kịp thời.

Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi liên tục trong thói quen đi tiêu của mình và gặp phải các triệu chứng mà chúng tôi đã liệt kê ở trên.

Các biến chứng có thể xảy ra khi bị viêm đại tràng thể mạn như :

  • Viêm đường mật xơ cứng nguyên phát – nơi các ống dẫn mật bên trong gan bị tổn thương
  • Viêm đại tràng mãn tính nếu có loét có thể khiến bệnh nhân bị thiếu máu, thiếu nước gây ra các triệu chứng như: hay đau đầu, chóng mặt,….
  • Tăng nguy cơ phát triển ung thư ruột
  • Tăng trưởng, phát triển kém ở trẻ em và thanh niên
  • Thủng ruột, tắc ruột, rò rỉ, áp xe
  • Phân không kiểm soát
  • Hội chứng Guillain-Barre (viêm đại tràng Campylobacter và cytomegalovirus)
  • Hội chứng tan máu urê huyết (E coli enterohemorrhagic, Shigella)
  • Bệnh não, co giật (Shigella)

Ngoài ra, một số loại thuốc trị viêm đại tràng có thể gây ra tác dụng phụ khác nhau trong quá trình điều trị. Viêm đại tràng là bệnh phổ biến và ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Khi mắc bệnh sẽ có biểu hiện đi ngoài ra nước, đau bụng, mót rặn, mót rặn, sốt, mệt mỏi và trong phân có máu.

5. Tỉ lệ mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính

Theo ước tính, cứ 420 người sống ở Anh thì có 1 người bị viêm đại tràng, con số này lên tới khoảng 146.000 người. Tình trạng bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường được chẩn đoán ở những người từ 15 đến 25 tuổi.

Nó phổ biến hơn ở những người da trắng gốc Âu, đặc biệt là những người có nguồn gốc từ các cộng đồng Do Thái Ashkenazi và thường  hiếm hơn ở những người gốc Á. Tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh ở cả nam giới và phụ nữ dường như đều bị ảnh hưởng giống nhau bởi bệnh viêm đại tràng mãn tính này.

6. Bệnh viêm đại tràng mãn tính được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán viêm đại tràng có cơ sở trong các phát hiện lâm sàng, xét nghiệm, nội soi và sinh thiết. Khi nhìn trên hình ảnh của X – quang sẽ thấy những tổn thương viêm liên tục, cân xứng lan lên trên xuất phát từ trực tràng. Nếu tình trạng viêm lâu dài, có thể thấy hình ảnh hẹp lòng và rút ngắn đại tràng.

Trong khi đó đối với nội soi sẽ là hình ảnh viêm lan toả, không có tổn thương ngắt quãng và không có sự hình thành sẹo hẹp lòng ruột. Bên cạnh chẩn đoán, nội soi còn giúp đánh giá giai đoạn và độ nặng của bệnh, đáp ứng điều trị và giúp phát hiện ung thư.

Hình ảnh X-quang là một chẩn đoán thường quy trong viêm đại tràng mãn tính
Hình ảnh X-quang là một chẩn đoán thường quy trong viêm đại tràng mãn tính

Bởi vì nhiễm trùng đại tràng là căn nguyên phổ biến của bệnh viêm đại tràng và có thể tạo ra các biểu hiện lâm sàng không thể phân biệt được với bệnh viêm ruột. Do đó cần loại trừ các chẩn đoán khác thông qua việc nuôi cấy vi sinh để tìm sự xâm nhập của chúng. Đồng thời chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng khác như công thức máu toàn bộ, ESR, CRP, khí máu động mạch, thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa, albumin huyết thanh, protein toàn phần, urê máu, creatinin, chất điện giải và dẫn xuất protein tinh khiết.

Nồng độ D-lactate trong máu có thể là một dấu hiệu nhạy cảm của viêm đại tràng thiếu máu cục bộ hay điện tâm đồ, qua lồng ngực và thậm chí theo dõi Holter. Còn CT đa đầu dò và các mặt cắt mỏng, có thể chứng minh chính xác những thay đổi viêm trong đại tràng và giúp đánh giá mức độ bệnh.

Các triệu chứng của viêm đại tràng là không cụ thể, cần phải khám bệnh, kiểm tra và xét nghiệm chi tiết; tuy nhiên, đánh giá nội soi và sinh thiết niêm mạc là cần thiết để xác định chẩn đoán và loại trừ viêm ruột kết liên quan đến bệnh viêm ruột.

Xem thêm: Viêm loét đại tràng: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

7. Điều trị viêm đại tràng bằng thuốc

Điều trị viêm đại tràng nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng trong giai đoạn bùng phát và ngăn chặn các triệu chứng quay trở lại giúp duy trì sự thuyên giảm. Ở hầu hết mọi người, điều này đạt được bằng cách dùng thuốc bởi các nhóm dưới đây.

7.1. Thuốc Minosalicylat (ASA) và thuốc corticosteroid

Thuốc 5-aminosalicylic acid (5-ASA) là phương pháp điều trị tiêu chuẩn trong viêm đại tràng để khởi phát và duy trì sự thuyên giảm của các trường hợp nhẹ và trung bình. Trong đó hoạt chất Mesalamine, Sulfasalazine giúp điều trị thể nhẹ và kèm theo tác dụng không mong muốn hay gặp là nhức đầu, buồn nôn, biếng ăn, giảm bạch cầu, tiêu chảy. Còn Olsalazine và Balsalazide lại giúp duy trì thể từ trung bình hoặc nặng.

Prednisone, methylprednisolone và hydrocortisone là các thuốc được dùng điều trị triệu chứng viêm, lưu ý không nên sử dụng lâu dài tránh tác dụng phụ của corticosteroid tác dụng lên toàn thân gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trong những đợt bùng phát thì corticoid là chỉ định để điều trị viêm đại tràng mãn tính
Trong những đợt bùng phát thì corticoid là chỉ định để điều trị viêm đại tràng mãn tính

7.3. Thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch bao gồm tofacitinib, azathioprine, 6-mercaptopurine , là phương pháp điều trị trong viêm đại tràng tái phát thường xuyên mà trước đó đã dùng 5-ASA nhưng không thành công.

Thuốc tofacitinib là một loại thuốc ức chế miễn dịch được chỉ định để điều trị trong trường hợp mắc viêm loét đại tràng từ trung bình đến nặng, tuy nhiên nó gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: nhiễm trùng nặng, tăng nguy cơ tử vong ở người trên 50 tuổi, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch,…

Đối với cyclosporin thì giúp điều trị và duy trì thể kháng trị đồng thời cũng kèm theo những tác dụng phụ khác như độc tính trên thận, tăng huyết áp, phì đại nướu răng, rậm lông, động kinh, nhiễm khuẩn và tăng nguy cơ ung thư hạch.

7.4. Thuốc ức chế sinh học

Infliximab giúp điều trị bệnh viêm loét đại tràng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn đang trong tình trạng trung bình tới nặng nhưng kháng trị hoặc lệ thuộc corticoid và các thuốc khác, lưu ý phản ứng khi truyền có thể xảy ra đối với người bệnh là đau ngực, tăng hay hạ huyết áp, thở ngắn, nôn, sốt, lạnh run, mệt mỏi.

Adalimumab được chỉ định cho bệnh nhân chưa được điều trị với infliximab hoặc không đáp ứng điều trị với các phương pháp điều trị khác  và tác dụng không mong muốn có thể gặp là đau đầu, nhiễm trùng hô hấp trên, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Certolizumab pegol, golimumab, vedolizumab được chỉ định trong viêm đại tràng thể từ trung bình đến nặng khi không đáp ứng điều trị với các phương pháp điều trị khác.

Các loại thuốc kể trên ngoài được chỉ định cho các thể viêm đại tràng thì còn có thể được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.

7.5. Chỉ định kháng sinh, kháng virus cho một số trường hợp đặc biệt

Không phải tất cả các bệnh viêm đại tràng do nhiễm trùng đều cần điều trị bằng kháng sinh, bệnh nhân nhiễm C. jejuni  hoặc Salmonella nhẹ đến trung bình không cần điều trị bằng kháng sinh vì nhiễm trùng sẽ tự ngưng lại. Đối với các trường hợp nhiễm C. difficile nhẹ đến trung bình, metronidazole là thuốc được lựa chọn điều trị ưu tiên. Trong trường hợp bệnh trở nên nghiêm trọng do nhiễm C. difficile thì vancomycin uống được khuyến cáo.

Viêm đại tràng do cytomegalovirus được chỉ định điều trị bằng ganciclover hoặc valganciclovir. Thời gian điều trị sẽ khác nhau ở mỗi người phụ thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng và các thông số xét nghiệm của mỗi người.

7.6. Chỉ định phẫu thuật khi bệnh tình nghiêm trọng

Phẫu thuật là lựa chọn trong những trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc hoặc với lý do khác
Phẫu thuật là lựa chọn trong những trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc hoặc với lý do khác

Nếu thuốc không có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh hoặc làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bác sĩ sẽ chỉ định những phẫu thuật phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Bên cạnh đó chỉ định phẫu thuật khẩn sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Đại tràng có dấu hiệu bị thủng.
  • Xuất huyết tiêu hóa nặng.
  • Phình đại tràng nhiễm độc.
  • Viêm đại tràng nặng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị.
  • Tác dụng phụ của thuốc nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, không thể dùng thuốc đúng phác đồ.

Xem thêm: Bệnh viêm đại tràng co thắt những điều bạn cần biết [A-Z]

8. Phòng ngừa bệnh viêm đại tràng mãn tính

Nói không với các thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ không tốt trong quá trình điều trị đại tràng của bạn
Nói không với các thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ không tốt trong quá trình điều trị đại tràng của bạn

Chế độ ăn uống sinh hoạt, những loại thực phẩm bạn dung nạp vào cơ thể có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng và kéo dài thời gian của bệnh. Một số loại thực phẩm có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn và cần tránh, đặc biệt là trong khoảng thời gian căn bệnh bùng phát:

  • Không nên ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán hay đồ nướng.
  • Hạn chế nạp vào cơ thể các thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Người bị viêm đại tràng mãn tính nói riêng và các căn bệnh tiêu hóa nói chung đều nên hạn chế uống rượu, bia, các loại chất kích thích.
  • Ít sử dụng các loại thực phẩm làm từ sữa.
  • Thực phẩm quá nhiều chất xơ có thể làm cho bệnh tình ngày càng nặng hơn.

Không có một chế độ ăn kiêng nào phù hợp với tất cả tình trạng của mọi người, điều quan trọng là bạn cần sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của mình để tìm ra chế độ dinh dưỡng phù hợp và linh hoạt nhất với bản thân.

9. Đại tràng Dân Khang sản phẩm hỗ trợ, bảo vệ đại tràng an toàn

Đại tràng Dân Khang thành phần hoàn toàn lành tính giúp giảm viêm đại tràng hiệu quả
Đại tràng Dân Khang thành phần hoàn toàn lành tính giúp giảm viêm đại tràng hiệu quả

Đại tràng Dân Khang là sản phẩm nổi bật của công ty cổ phần Dân Khang – Một công ty chuyên về sản xuất và phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe, dược mỹ phẩm hàng đầu tại Việt Nam. Đại Tràng Dân Khang có thành phần gồm nhiều chiết xuất từ thiên nhiên lành tính sẽ là sự lựa chọn an toàn cho người bị viêm đại tràng.

Thành phần

  • Lá Khôi (Tía): có chứa nhiều tannin, glucoside giúp chống viêm, giảm đau bởi các triệu chứng về đường tiêu hóa như kích thích, trướng bụng.
  • Bạch Phục Linh: được biết đến là loại nấm ký sinh chứa nhiều Polysaccharide và Triterpen giúp hỗ trợ những triệu chứng của viêm đại tràng như khó tiêu, nôn mửa, đầy bụng.
  • Hoài Sơn: vị thuốc Đông Y có tính bình, vị ngọt giúp hỗ trợ tiêu chảy do viêm đại tràng và được dùng rất phổ biến trong nền y học tại phương Đông.
  • Cam Thảo: tác dụng nhuận tràng, bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nhiều thành phần thảo dược khác tốt cho hệ tiêu hóa

Sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm đại tràng và tăng cường hệ thống miễn dịch của hệ tiêu hóa.

Cách dùng:

  • Người lớn: Uống 2-3 viên/ ngày.
  • Trẻ trên 1 tuổi: Uống 1 viên/ lần x 2 lần/ngày.
  • Đối với trẻ nhỏ, tháo vỏ nang, lấy phần bột trong nang hòa với nước hoặc trộn cùng sữa, thức ăn cho trẻ.
  • Sử dụng sau khi ăn 30 phút hoặc ngay lúc đau.
  • Nên sử dụng mỗi đợt từ 1 – 3 tháng, sử dụng cùng men vi sinh để đạt hiệu quả tốt.

Lưu ý: 

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng sản phẩm.
  • Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lời kết

Viêm đại tràng tùy thuộc vào nguyên nhân, phân loại bệnh mà tiến triển sẽ khác nhau, nằm ở mức cấp tính hay mãn tính, có dễ tái phát hay không. Bệnh nhân bị viêm đại tràng mãn tính thì bệnh sẽ tái phát nhiều lần và cần theo dõi suốt đời. Vì vậy bạn nên bảo vệ đại tràng của bản thân ngay từ lúc đầu nhờ chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe thường xuyên. Nếu như bạn đã mắc căn bệnh này thì hãy duy trì lối sống thật tốt và luôn cập nhật thông tin về căn bệnh này để giữ gìn sức khỏe của bản thân.

Xem thêm bài viết liên quan:

Mách bạn 4 cách chữa viêm đại tràng bằng nghệ hiệu quả

Bạn có thắc mắc về bệnh và cần được tư vấn. Hãy đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ