Viêm đại tràng là bệnh thường gặp từ thanh niên cho tới người cao tuổi. Nguyên nhân của bệnh phần lớn là do ăn uống không hợp lý, sinh hoạt thiếu điều độ. Ngoài ra, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ người bị bệnh ở nước ta. Ngoài ra, nhận thức chung về bệnh viêm đại tràng của người bệnh ở nước ta còn rất hạn chế. Đó có thể là lý do vì sao số lượng người Việt Nam mắc bệnh này hiện đã lên tới con số 4 triệu người, cao gấp 4 lần tỷ lệ mắc bệnh trung bình trên toàn cầu và lớn hơn tổng lượng người mắc bệnh của toàn châu Âu.
1. Tình trạng viêm đại tràng là gì?
Đại tràng còn được gọi là ruột già, phần cuối của ống tiêu hóa trong cơ thể. Viêm đại tràng là hiện tượng đại tràng bị viêm nhiễm và là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp. Bệnh khởi phát từ một đợt gây rối loạn tiêu hóa do tính nhiễm khuẩn qua ăn uống nhưng không được điều trị một cách triệt để dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc. Sau nhiều lần tái phát, bệnh chuyển sang tình trạng mãn tính.
Ngoài ra, bệnh còn có thể do yếu tố tâm lý như xúc động, lo lắng, stress… làm ảnh hưởng tới sự điều tiết của hệ thống thần kinh làm tăng tiết các chất làm loét ruột.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng ảnh hưởng đến số lượng như nhau ở phụ nữ và nam giới. Các yếu tố nguy cơ như sau:
- Nhiễm trùng, ví dụ, do vi khuẩn như C. difficile , vi rút và ký sinh trùng.
- Bệnh viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
- Bệnh do thiếu máu cục bộ do giảm cung cấp máu;
- Viêm đại tràng vi thể (viêm đại tràng lymphocytic / collagenous ).
- Phản ứng dị ứng.
Các vi khuẩn phổ biến gây nên bệnh này bao gồm: Campylobacter, Shigella, E. Coli, Yersinia, Salmonella. Những bệnh nhiễm trùng này thường xảy ra do bệnh nhân đã ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm.
3. Phận loại viêm đại tràng thường gặp
Bệnh viêm đại tràng cấp tính: có liên quan chặt chẽ với vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Vì trong các môi trường đó có rất nhiều các loại vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng).
Nói chung viêm đại tràng cấp, đau bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh. Triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng. Bệnh diễn biến nhanh chóng gây mất nước và điện giải nếu không chữa trị kịp thời có thể bị trụy tim mạnh.
Bệnh viêm đại tràng mãn tính: có nhiều nguyên nhân khác nhau, thông thường do đại tràng mắc bệnh cấp tính không được điều trị dứt điểm. Viêm đại tràng mãn tính là quá trình viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đây là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp ở nhiều nước đang phát triển, trong đó có nước ta, số người bị bệnh mãn tính ở nước ta chiếm tỉ lệ khoảng 20% dân số và đang có xu hướng gia tăng.
4. Triệu chứng thường gặp của viêm đại tràng
4.1. Đau do tình trạng viêm
Đau bụng là triệu chứng hay gặp nhất. Đau âm ỉ ở phần dưới rốn, có thể đau bụng dọc theo khung đại tràng. Viêm đại tràng khiến các lớp cơ co thắt từng đợt, gây ra các cơn đau quặn thắt hoặc đau quặn từng cơn. Cơn đau thường ở vùng bụng dưới nhưng có thể cảm thấy bất cứ nơi nào dọc theo đường đi của đại tràng.
Vì các cơ không co lại như cấu trúc bình thường và các chất chứa trong ruột già di chuyển nhanh hơn qua ruột kết, vì vậy nước rất khó có thể được tái hấp thu. Điều này dẫn đến tiêu chảy mất nước. Nếu niêm mạc đại tràng bị viêm và vỡ ra, có thể xảy ra chảy máu. Trong bệnh viêm loét đại tràng, các vết loét nhỏ hình thành và là nguyên nhân gây chảy máu.
4.2. Đau trước, trong hoặc sau một đợt tiêu chảy
Với căn bệnh này, đặc biệt là liên quan đến đại tràng xa (trực tràng và đại tràng sigma), cơn đau thường tăng lên và trước khi đi tiêu. Sau khi đi tiêu, cơn đau có thể giảm dần nhưng sau đó sẽ trở lại với đợt tiêu chảy tiếp theo. Người bệnh cũng có thể có cảm giác muốn đi tiêu.
4.3. Các triệu chứng khác thường gặp của bệnh viêm đại tràng
Ngoài ra các dấu hiệu chung của bệnh viêm đại tràng có thể bao gồm:
- Đau nhức nhối
- Đau ở bụng
- Giảm cân nhanh chóng
- Đau và nhức các khớp
- Ăn mất ngon
- Mệt mỏi
- Thay đổi thói quen đi tiêu (tần suất tăng lên)
- Sốt, ớn lạnh
- Sưng mô ruột kết
- Loét trên đại tràng trong tình trạng bệnh viêm loét đại tràng có thể chảy máu.
- Tiêu chảy, có thể xảy ra, mặc dù một số dạng viêm đại tràng liên quan đến táo bón nên phân và nhu động ruột có thể bình thường.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm đầy hơi, đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản, chuột rút, đi cầu gấp và nhiều cơn đau nhức khó chịu khác ở hệ tiêu hóa. Còn có triệu chứng như tiêu chảy kèm theo hoặc không kèm theo máu, đau quặn bụng và mất nước do tiêu chảy quá nhiều. Các cơ quan khác cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng hoặc các chất độc mà vi khuẩn có thể tạo ra.
Xem thêm: Bệnh viêm đại tràng co thắt những điều bạn cần biết [A-Z]
5. Đối tượng dễ bị viêm đại tràng
Viêm đại tràng có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào bất kể tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, theo thống kê y học thì các đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này hơn so với người bình thường:
Độ tuổi trên 30: Tỉ lệ mắc bệnh viêm đại tràng tăng vọt so với nhóm trước 30 tuổi, nguyên nhân là ở độ tuổi này bắt đầu xảy ra các quá trình thoái hoá dần các cơ quan, dẫn đến các rối loạn gây ra nhiều bệnh lý trong đó có viêm đại tràng.
Có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm đại tràng: Người có anh chị em, cha mẹ, họ hàng ruột thịt mắc bệnh viêm đại tràng cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn so với người bình thường.
Sử dụng các Isoretinoin: Hoạt chất này được sử dụng trong da liễu để trị mụn trứng cá chứ không dùng trong điều trị các bệnh đường ruột. Tuy vậy, theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối tượng đã dùng Isoretinoin trước đây có tỉ lệ mắc viêm ruột, viêm đại tràng cao hơn so với nhóm người không sử dụng.
Người có tiền sử mắc các bệnh về đường ruột: Nhóm người này đã có những tổn thương, rối loạn trong ruột trước đó nên cũng dễ dàng xảy ra các bệnh lý tương tự mà viêm đại tràng là một bệnh lý thường gặp.
6. Cách chẩn đoán bệnh viêm đại tràng
Việc chẩn đoán viêm đại tràng thường phải dựa vào các xét nghiệm và các chẩn đoán hình ảnh để chắc chắn về chẩn đoán. Một số phương pháp chẩn đoán thường gặp bao gồm:
Nội soi trực tràng: giúp đánh giá mức độ, vị trí tổn thương trực tràng, giúp phân biệt loại trừ giữa viêm trực tràng với các tổn thương trực tràng khác chẳng hạn như bệnh Crohn.
Xét nghiệm phân: lấy mẫu phân tươi, thu mẫu và nuôi cấy trên môi trường thích hợp để xác định vi khuẩn gây hại trong trường hợp viêm đại tràng.
Sinh thiết: lấy mẫu trực tràng để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng tương tự viêm trực tràng.
Chụp ảnh trực tràng: sau khi đã cho thụt rửa trực tràng và cho bệnh nhân sử dụng thuốc cản quang.
7. Bệnh viêm đại tràng có nguy hiểm không?
Bệnh Viêm đại tràng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:
Viêm đại tràng thời gian dài sẽ chuyển biến thành ung thư đại tràng: Đây có thể được xem là biến chứng nguy hiểm nhất, nặng nhất của viêm đại tràng. Theo Bộ Y tế, hơn 15% dân số bị căn bệnh này. Đây là bệnh khá nguy hiểm vì khả năng trị khỏi hoàn toàn thấp, hay tái phát và nếu lơ là, không quan tâm đến bệnh tình, bệnh sẽ biến chứng thành ung thư và nguy hiểm tính mạng. Theo một số nghiên cứu cho thấy, người bệnh viêm đại tràng từ 25 năm sẽ có tới 30% bị biến chứng thành ung thư đại tràng, 50% nếu người bệnh bị từ 35 năm.
Viêm đại tràng dẫn đến xuất huyết nặng: Khi lớp niêm mạc của đại tràng bị tổn thương nặng, đặc biệt khi người bệnh uống nhiều bia rượu, ăn thức ăn không hợp vệ sinh hoặc dùng nhiều kháng sinh. Khi không được phát hiện sớm lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết nặng.
Viêm đại tràng có thể làm thủng đại tràng: Nguyên nhân cũng do lớp niêm mạc bị tổn thương, mỏng dần, thành đại tràng bị loét sâu, và dẫn đến thủng đại tràng.
Phình đại tràng nhiễm độc: Đại tràng bị giãn, phình to, kéo theo chức năng của hệ tiêu hóa bị giảm sút, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội, bụng chứng và nặng hơn có thể bị hôn mê.
Qua những thông tin trên có thể thấy bệnh này rất dễ mắc, và triệu chứng bệnh làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Và hơn thế nữa là những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Vì vậy chúng ta cần phải có biện pháp phòng ngừa bệnh cũng như là phải nhanh chóng điều trị bệnh nếu mắc phải.
Xem thêm: Viêm đại tràng giả mạc: Triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả
8. Các phương pháp điều trị bệnh viêm đại tràng
8.1. Điều trị nội khoa
- Dùng thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng, thuốc kháng lao, thuốc kháng nấm, thuốc chống ký sinh trùng
- Dùng thuốc giảm đau và chống co thắt, chống loạn khuẩn, thuốc điều trị tiêu chảy
- Bổ sung nước và chất điện giải là vô cùng quan trọng nhằm tránh trụy tim mạch
8.2. Phương pháp điều trị ngoại khoa
Tiến hàng phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nếu diễn tiến nặng, kéo dài. Tuy nhiên, việc cắt bỏ này sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh. Ngoài ra các trường hợp cần can thiệp ngoại khoa như: polyp đại tràng, ung thư đại tràng,…
8.3. Xây dựng một chế độ ăn uống, lối sống hợp lý
- Thay đổi chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp, tập thể dục hằng ngày, chỉ được dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Khi gặp tình trạng táo bón: cần giảm chất béo, tăng chất xơ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.
- Còn khi bị tiêu chảy: không nên ăn chất xơ để tránh thành ruột bị tổn thương, không nên ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu bạn muốn ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ, có thể ăn trái cây xay nhuyễn.
- Tránh xa các loại chất kích thích như cà phê, sô cô la, trà,…
- Hạn chế sửu dụng các sản phẩm từ sữa bởi vì trong sữa có chứa đường nên rất khó tiêu. Và thêm vào đó chất đạm trong sữa cũng có thể gây dị ứng, nên thay bằng sữa đậu nành.
- Hạn chế thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Không nên sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau NSAIDs như: aspirin, ibuprofen, voltaren, naproxen, feldene… vì nó có thể làm tăng nguy cơ gây xuất huyết đại tràng.
9. Cách phòng ngừa bệnh viêm đại tràng hiệu quả
Cần đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và thực phẩm sử dụng đảm bảo nguồn gốc rõ ràng tươi sạch:
- Không ăn các loại thực phẩm sống chưa được nấu chín như tiết canh, nem chua, nem chạo, rau sống, gỏi,… và không nên uống nước chưa đun sôi, không nên uống sữa bò tươi chưa tiệt trùng, không nên uống nước đá không đảm bảo vệ sinh bởi vì có thể nước chưa được tiệt khuẩn trước khi làm đông đá).
- Nếu trong gia đình có người mắc bệnh do lỵ amip, lỵ trực khuẩn, thương hàn, tả… cần xử lý các dụng cụ dùng trong ăn uống bằng cách luộc với nước đun sôi. Phân của người nhiễm bệnh không được để vương vãi, phải cho vào toilet và đổ thêm chất sát khuẩn mạnh, nhất là ở nông thôn, miền núi nơi còn thiếu hệ thống nhà vệ sinh.
- Đặc biệt là phải rửa tay trước khi ăn, tẩy giun sán đều đặn 6 tháng/lần.
- Không nên sử dụng kháng sinh kéo dài.
- Tránh để tinh thần căng thẳng kéo dài và lo lắng quá nhiều.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Xem thêm: Thuốc trị viêm đại tràng an toàn và hiệu quả
10. Sản phẩm Đại Tràng Dân Khang hỗ trợ giảm viêm đại tràng
Phương pháp điều trị nội khoa vẫn là lựa chọn hàng đầu cho người bệnh. Hiên nay có rất nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ người bị viêm đại tràng, một trong số đó là sản phẩm Đại Tràng Dân Khang.
Đại Tràng Dân Khang được chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên giúp hỗ trợ tình trạng viêm đại tràng của bạn. Thành phần bao gồm:
- Cao lá khôi: có chứa glycoside và tannin, đây là hai chất này có tác dụng chỗng lại vi khuẩn có sẵn trong tự nhiên có tác dung làm lành tổn thương
- Cao bạch truật: được xem là một vị thuốc bổ dưỡng dùng phổ biến trong các trường hợp bệnh về đường tiêu hóa. Những nghiên cứu khoa học đã chứng minh bạch truật có tác dụng trong việc chống loét, giảm viêm. Ngoài ra nó còn có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng.
- Bột mộc hương: có tác dụng ức chế sự co thắt ở hồi tràng. Mộc hương còn được phối hợp với các dược liệu khác có thể hỗ trợ cải thiện bệnh.
- Cao bạch phục linh: có tác dụng với bệnh viêm đại tràng cấp và mãn tính. Nó giúp giảm đầy bụng, chướng hơi, ngăn ngừa chảy máu đường tiêu hóa và còn có tác dụng cầm tiêu chảy kéo dài.
Viêm đại tràng là một bệnh lý nghiêm trọng và cũng khá phổ biến hiện nay. Mong rằng những thông tin trên sẽ có ích cho giúp bạn cải thiện sức khỏe của các bạn.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn đầy đủ các kiến thức về bệnh Viêm đại tràng. Nếu có thắc mắc gì thêm bạn có thể đăng ký tư vấn cho Bác sĩ hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí.
Xem thêm bài viết liên quan:
Tổng hợp 6 cây thuốc nam chữa viêm đại tràng tại nhà hiệu quả