Viêm đại tràng giả mạc: Triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Viêm đại tràng giả mạc cần phát hiện và điều trị kịp thời để tránh nguy hiểm

Tình trạng viêm đại trạng giả mạc xuất hiện các tình trạng đau đớn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: suy nhược cơ thể, gây thủng ruột kết làm nhiễm khuẩn ổ bụng, vỡ đại tràng,… Do đó, cần chuẩn đón bệnh và có cách điều trị kịp thời và cần thiết tránh nguy hiểm tới người bệnh.

1. Viêm đại tràng giả mạc là gì?

Viêm đại tràng giả mạc hay còn được gọi với tên khác là viêm đại tràng màng giả là tình trạng xảy ra đối với một số người sau khi dùng kháng sinh để điều trị một bệnh nào đó. Tình trạng này gây nên bởi sự phát triển quá mức của một loại vi khuẩn có tên là Clostridium Difficile (C.Difficile).

Tuy nhiên không phải kháng sinh nào cũng gây ra viêm đại tràng giả mạc mà chỉ có một số kháng sinh nhất định mới gây ra tình trạng này và không phải ai điều trị với kháng sinh có khả năng gây ra viêm đại tràng giả mạc, bệnh này cũng chỉ xảy ra với một số người mà thôi.

Difficile là vi khuẩn kỵ khí có mặt ở khắp nơi trong tự nhiên và nhiều ở đất. Chúng có thể lây từ người sang người qua đường phân-miệng. Bất kỳ bề mặt, vật liệu hoặc thiết bị nào (nhà vệ sinh, bồn tắm, sàn nhà,…) bị nhiễm phân có thể là nơi chứa rất nhiều bào tử C. Difficile tiết ra các độc tố gây tiêu chảy và khi độc tố này tiếp xúc vào niêm mạc đại tràng sẽ gây viêm và tăng bài tiết tạo thành giả mạc màu trắng.

Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể bắt đầu từ vài ngày sau khi bắt đầu dùng kháng sinh hoặc vài tuần sau khi kết thúc một liệu trình với thuốc kháng sinh hoặc là có thể sẽ không xảy ra cho đến vài tuần sau khi ngưng sử dụng kháng sinh.

Đại tràng ở người bình thường và đại tràng đang trong tình trạng viêm
Đại tràng ở người bình thường và đại tràng đang trong tình trạng viêm

2. Các tác nhân gây ra viêm đại tràng giả mạc

Ở cơ thể của người khỏe mạnh vi khuẩn trong ruột kết sẽ ở trạng thái cân bằng lành mạnh tự nhiên. Tuy nhiên, khi sử dụng nhiều thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác có thể làm đảo lộn sự cân bằng này. Tác nhân chính gây ra viêm đại tràng giả mạc là kháng sinh. Các kháng sinh này sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và tạo điều kiện để vi khuẩn C. Difficile phát triển và gây ra độc tính. Một số độc tố do C. difficile sản xuất, thường chỉ tồn tại ở một lượng nhỏ, khi lượng độc tố này tăng lên mức đủ cao sẽ gây hại cho ruột kết.

Mặc dù hầu hết mọi loại kháng sinh đều có thể gây ra viêm đại tràng giả mạc, nhưng một số loại kháng sinh thường liên quan đến viêm đại tràng giả mạc hơn những loại khác, bao gồm:

  • Fluoroquinolon: Ciprofloxacin và levofloxacin.
  • Penicillin:  Amoxicillin và Ampicillin.
  • Clindamycin.
  • Cephalosporin: cefixime.

Ngoài sử dụng kháng sinh, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:

  • Các loại thuốc khác ngoài kháng sinh đôi khi có thể gây viêm đại tràng giả mạc. Thuốc hóa trị được sử dụng để điều trị ung thư có thể phá vỡ sự cân bằng bình thường của vi khuẩn trong ruột kết.
  • Một số bệnh ảnh hưởng đến ruột kết, chẳng hạn như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn, cũng có thể khiến mọi người mắc bệnh viêm đại tràng giả mạc.
  • Những người vừa thực hiện phẫu thuật gần đây hoặc đã có tiền sử bị viêm đại tràng giả mạc.

Các bào tử của C. difficile kháng nhiều chất khử trùng thông thường và có thể được truyền từ tay của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sang bệnh nhân. Càng ngày, C. difficile càng được báo cáo ở những người không có yếu tố nguy cơ đã biết, bao gồm cả những người gần đây không tiếp xúc với cơ sở y tế hoặc sử dụng thuốc kháng sinh. Đây được gọi là C. difficile do cộng đồng mắc phải. Một chủng C. difficile đã xuất hiện tạo ra nhiều độc tố hơn các chủng khác. Chủng mới có thể đề kháng nhiều hơn với một số loại thuốc và đã xuất hiện ở những người chưa đến bệnh viện hoặc uống thuốc kháng sinh.

3. Đối tượng dễ mắc viêm đại tràng giả mạc

Một số đối tượng có nguy cơ mắc Viêm đại tràng giả mạc cao hơn những người khác bao gồm:

  • Những người thường xuyên phải uống thuốc kháng sinh.
  • Bệnh nhân ở trong bệnh viện hoặc viện dưỡng lão.
  • Tuổi cao, đặc biệt là trên 65 tuổi.
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu (HIV/AIDS, sử dụng Corticoid trong thời gian dài)
  • Đã từng trải qua phẩu thuật ở đường ruột hoặc đang mắc hoặc có tiền sử bị bệnh ruột kết, chẳng hạn như bệnh viêm ruột hoặc ung thư đại trực tràng.
  • Bệnh nhân đang được điều trị ung thư bằng biện pháp hóa trị.

4. Biến chứng của viêm đại tràng giả mạc

Biến chứng phình đại tràng (Megacolon)
Biến chứng phình đại tràng (Megacolon)

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh kéo dài sẽ gây ra các biến chứng:

  • Tiêu chảy nhiều sẽ dẫn đến mất nước, từ đó ảnh hưởng đến huyết áp, gây tụt huyết áp và việc mất nước nặng sẽ dẫn đến suy thận.
  • Gây thủng ruột kết, có thể dẫn đến nhiễm trùng ổ bụng.
  • Gây phình đại tràng (Megacolon) có thể gây ra vỡ đại tràng.

Xem thêm: Người bị viêm đại tràng có nên ăn sữa chua không?

5. Các xét nghiệm để chẩn đoán viêm đại tràng giả mạc

Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Xét nghiệm phân: Phương pháp này được dùng để tìm vi khuẩn C.Difficile
  • Xét nghiệm máu: Tình trạng tăng bất thường các tế bào máu giúp chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm đang xảy ra.
  • Nội soi đại tràng: Là phương pháp chính xác nhất do có thể thấy được vị trí tổn thương tại đại tràng một cách rõ ràng
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Có thể chụp X – Quang hoặc quét CT bụng để tìm các biến chứng như vỡ ruột hoặc phình đại tràng.

6. Điều trị viêm đại tràng giả mạc

Điều trị viêm đại tràng giả mạc thường sẽ bao gồm việc ngưng sử dụng thuốc kháng sinh hiện tại và bắt đầu điều trị với một kháng sinh có hiệu quả cao đối với C. difficile. Phẫu thuật có thể được xem xét với một số trường hợp.

6.1. Ngừng kháng sinh đang sử dụng hiện tại

Vì kháng sinh là nguyên nhân chính gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc nên việc ngừng kháng sinh đang sử dụng là bắt buộc và đôi khi việc này cũng đủ để giải quyết các tình trạng mà bệnh gây ra .

Ngưng kháng sinh đang sử dụng và chuyển sang kháng sinh có hiệu quả trên C.Difficile
Ngưng kháng sinh đang sử dụng và chuyển sang kháng sinh có hiệu quả trên C.Difficile

6.2. Chuyển sang một loại kháng sinh khác

Việc đổi sang một kháng sinh khác có ái lực cao trên vi khuẩn C. Difficile để có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Khi bắt đầu điều trị viêm đại tràng giả mạc với kháng sinh thay thế, các dấu hiệu và triệu chứng có thể cải thiện trong vài ngày.

6.3. Điều trị ngăn ngừa tái phát triệu chứng bệnh

Viêm đại tràng giả mạc có thể quay trở lại trong vài tuần hoặc vài tháng ngay khi đã điều trị khỏi bệnh. Trong trường hợp này, việc điều trị có thể bao gồm:

  • Sử dụng kháng sinh: Có thể cần một hoặc ba vòng hai kháng sinh để giải quyết tình trạng.
  • Phẫu thuật: Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật trong trường hợp dùng kháng sinh nhưng không có hiệu quả, nhưng điều trị này hiếm khi cần thiết cho những người bị viêm đại tràng giả mạc. Phẫu thuật có thể là một lựa chọn ở những người có biến chứng như suy nội tạng, vỡ đại tràng hoặc viêm phúc mạc (viêm niêm mạc của thành bụng).

Nếu đã trải qua nhiều đợt viêm đại tràng giả mạc, hoặc nếu có nguy cơ tái phát cao, có thể lựa chọn bổ sung men vi sinh. Men vi sinh cung cấp các vi khuẩn có lợi và nấm men có sẵn ở dạng lỏng hoặc viên nang. Người ta cho rằng điều này giúp bổ sung các lợi khuẩn đến đại tràng, giúp chống lại các vi khuẩn có hại.

Xem thêm: Viêm đại tràng mãn tính – Nguyên nhân, phòng ngừa và cách điều trị

7. Cách phòng ngừa viêm đại tràng giả mạc

Viêm đại tràng giả mạc là hậu quả của việc nhiễm khuẩn nên đôi khi việc phòng ngừa cũng chỉ được hiệu quả một phần. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần thực hiện biện pháp bảo vệ bản thân khỏi vi khuẩn để hạn chế được nguy cơ mắc bệnh:

  • Luôn rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế nhiễm khuẩn.
  • Uống nhiều nước và nên tránh các đồ uống có nhiều đường hoặc chứa cồn, cafein, chẳng hạn như nước ngọt, trà, cà phê và rượu, bia vì nó có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng.
  • Chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như là táo, chuối, gạo… Tránh các loại thực phẩm giàu chất xơ như: đậu, rau quả và các loại hạt. Bổ sung chất xơ từ từ sau khi các triệu chứng được cải thiện. Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ thay vì ăn một bữa lớn.
  • Tránh các loại thực phẩm khó tiêu, gây kích ứng: Tránh các chất béo, nhiều gia vị, đồ chiên cay và nóng,…

8. Đại Tràng Dân Khang hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm đại tràng

Viên uống hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm đại tràng Đại tràng Dân Khang
Viên uống hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm đại tràng Đại tràng Dân Khang

Đại tràng Dân Khang, sản phẩm là sự kết hợp giữa các nguyên liệu từ thiên nhiên, giúp hỗ trợ trong điều trị ở người mắc bệnh viêm đại tràng và rối loạn tiêu hóa.

Đại tràng Dân Khang chứa các thành phần có nguồn gốc từ dược liệu như: Cao lá khôi, cao bạch truật, cao cam thảo, cao kha tử. Đây là các loại dược liệu có tác dụng tốt lên hệ tiêu hóa, giúp bảo vệ dạ dày, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu,… Các chất trên còn có tác dụng kháng viêm nên rất có hiệu quả tốt cho người bị viêm đại tràng.

Đại tràng Dân Khang có công dụng:

  • Giảm các triệu chứng đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, ợ hơi,…
  • Cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng.
  • Giúp lưu thông khí huyết, cải thiện chức năng của dạ dày, giúp dạ dày khỏe mạnh.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Người lớn: Sử dụng 2 lần/ngày mỗi lần 2-3 viên.
  • Trẻ em trên 1 tuổi: sử dụng 2 lần/ngày mỗi lần 1 viên.
  • Đối với trẻ nhỏ có thể tháo vỏ nang và lấy phần bột trong nang hòa tan với nước hoặc sữa cho trẻ uống. Nên uống sau khi ăn 30 phút hoặc ngay lúc đau và mỗi đợt cần duy trì 1-3 tháng cùng men vi sinh để mang lại hiệu quả tốt hơn.

Lời kết

Viêm đại tràng giả mạc là một bệnh lý đại tràng đặc biệt, gần như chỉ gắn liền với việc sử dụng kháng sinh. Hiểu rõ về căn bệnh này giúp bạn nhận biết được sớm triệu chứng và từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời. Luôn thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân khỏi bệnh lý này cũng như các vấn đề sức khỏe khác về đường ruột.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Thuốc trị viêm đại tràng an toàn và hiệu quả

Bệnh viêm đại tràng co thắt những điều bạn cần biết [A-Z]

Nếu có thắc gì thêm bạn có thể đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được bác sĩ tư vấn Miễn phí về tình trạng bệnh của bạn.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ