Bệnh rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Bệnh rối loạn tiền đình hiện nay khá phổ biến và số người mắc bệnh ngày càng có xu hướng tăng nhanh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của như cuộc sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh rối loạn tiền đình qua bài viết dưới đây.

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Bệnh rối loạn tiền đình ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh
Bệnh rối loạn tiền đình ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh

Hệ thống tiền đình bao gồm các bộ phận của tai trong và não xử lý thông tin cảm giác liên quan đến việc kiểm soát sự cân bằng và chuyển động của cơ thể. Rối loạn tiền đình là tình trạng tiền đình bị rối loạn trong quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin hoặc bị tắc nghẽn do dây thần kinh số 8, động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay những tổn thương khác ở khu vực não và tai trong.

Điều này khiến cho chúng ta bị chóng mặt và gặp rắc rối với sự cân bằng của cơ thể như hay quay cuồng, hoa mắt, buồn nôn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp vấn đề với thính giác và thị lực. Rối loạn tiền đình cũng có thể xuất phát từ từ hoặc đột ngột hơn do các điều kiện di truyền hoặc môi trường, hoặc xảy ra mà không rõ nguyên nhân.

2. Phân loại và triệu chứng của rối loạn tiền đình

Tuỳ vào vị trí bị ảnh hưởng mà rối loạn tiền đình được chia làm hai loại:

Rối loạn tiền đình ngoại biên: Do các nguyên nhân gây tổn thương tai trong chẳng hạn như do viêm tai giữa hoặc dị dạng vùng cấu trúc tai trong. Bệnh loại này thường ít nguy hiểm hơn những các triệu chứng thường xảy ra ồ ạt với mức độ nghiêm trọng.

Rối loạn tiền đình trung ương: Do các nguyên nhân gây tổn thương vùng nhân tiền đình, đây là một cấu trúc nằm sâu trong thân não nên rối loạn vùng này có nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến nhiều vùng chức năng khác ở thân não gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh loại này lại không thường xuất hiện các triệu chứng rầm rộ như rối loạn tiền đình ngoại biên.

Các triệu chứng thường gặp ở một bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình bao gồm:

  • Mất thăng bằng, bệnh nhân hay đi loạng choạng theo đường zic zac mà không thể đi theo một đường thẳng nhất định.
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói.
  • Về đêm thường cảm thấy bức bối trong người, khó chịu và gây ra mất ngủ.
  • Có các dấu hiệu rối loạn giác quan như hoa mắt, ù tai, giảm thị lực, thính lực.
  • Rung giật nhãn cầu không kiểm soát.
  • Mất khả năng phối hợp nhịp nhàng tay chân, khó thực hiện các động tác.

3. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ thống tiền đinh bị tổn thương, rối loạn, cụ thể:

Do bị viêm dây thần kinh tiền đình: Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn tiền đình. Dây thần kinh tiền đình bị viêm do nhiễm phải virus, vi khuẩn gây hại làm ảnh hưởng đến dây thần kinh gửi âm thanh và cân bằng thông tin từ tai trong đến não của bạn. Các triệu chứng phổ biến nhất là chóng mặt đột ngột và buồn nôn hoặc nôn và đi lại khó khăn.

Do bệnh chóng mặt lành tính (BPPV): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng chóng mặt, hoa mắt khiến cơ thể có cảm giác xây xẩm, loạng choạng, mất thăng bằng khi đi bộ hoặc khi đứng lên. Bệnh tuy lành tính, nhưng nếu người bệnh rất dễ gặp phải trường hợp té từ trên cao xuống sẽ rất nguy hiểm do đó cần đặc biệt chú ý.

Do bệnh viêm mê cung tên gọi khác là bệnh nhiễm trùng tai trong: Nó xảy ra khi một cấu trúc mỏng manh nằm sâu bên trong tai bạn được gọi là ‘mê cung’ bị viêm. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến sự cân bằng và thính thực, gây chóng mặt mà bạn còn có thể bị đau tai, viêm mủ tai, buồn nôn và sốt cao.

Do bệnh Meniere: Thường có các triệu chứng như xuất hiện cơn chóng mặt đột ngột, ù tai (tiếng ù, ù hoặc ầm ầm trong tai), mất thính giác và cảm giác tai bị ảnh hưởng. Điều này có thể được gây ra bởi quá nhiều chất lỏng trong tai trong, do virus, dị ứng hoặc phản ứng tự miễn dịch. Mất thính lực trở nên tồi tệ hơn theo thời gian và có thể là vĩnh viễn trong một số trường hợp.

Do lỗ rò Perilymphatic (PLF): Đây là vết rách hoặc khiếm khuyết giữa tai giữa và tai trong chứa đầy chất lỏng có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt và có thể gây mất thính giác. Có thể do bẩm sinh, hoặc do đầu bị chấn thương hoặc nâng vật nặng.

Xem thêm: Thiểu năng tuần hoàn não: Nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

4. Những ai dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình

Bất kỳ ai cũng có thể mắc rối loạn tiền đình nếu không có hướng phòng ngừa bệnh hợp lý khoa học. Các đối tượng sau đây có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn so với người bình thường:

Người lớn tuổi: Ở người lớn tuổi các cơ quan trong cơ thể trải qua quá trình thoái hoá, trong đó có thoái hoá não bộ là yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn tiền đình. Bên cạnh đó, người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, làm giảm lưu lượng máu lên não có thể dẫn đến rối loạn tiền đình.

Người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình
Người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình

Người có bệnh tim mạch: Các bệnh lý tim mạch có thể gây rối loạn tuần hoàn máu não làm ảnh hưởng lên các cấu trúc thần kinh trong đó có tiền đình.

Người nghiện rượu bia, thuốc lá: Các tác nhân này khi dùng lâu ngày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và làm tích tụ các chất độc thần kinh.

Người thường xuyên gặp phải stress trong cuộc sống: Khi bị stress, não bộ xảy ra quá trình oxy hoá làm tích tụ các sản phẩm độc hại cho não bộ, lâu dàn làm tổn thương các cấu trúc thần kinh.

Người thiếu máu lên não: Não là bộ phận có nhu cầu dinh dưỡng cao, khi không được cung cấp đủ máu có thể khiến tế bào tiền đình tổn thương và gây rối loạn chức năng.

Người bị suy dinh dưỡng: Thiếu các vitamin B6, B12, B1, E khiến não dễ bị tổn thương và rối loạn.

5. Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình không phải là một bệnh lý trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng con người. Tuy nhiên về lâu dài nếu không có hướng điều trị tích cực có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ nguy hiểm như:

Tăng nguy cơ tai nạn lao động: Cơn đau đầu, chóng mặt ở bệnh nhân rối loạn tiền đình có thể xảy ra bất cứ lúc nào gây ra nhiều nguy cơ mắc tai nạn chẳng hạn như khi tham gia giao thông hoặc khi vận hành các loại máy móc.

Mô tả hình ảnh nhìn thấy khi lên cơn rối loạn tiền đình
Mô tả hình ảnh nhìn thấy khi lên cơn rối loạn tiền đình

Gây tổn thương não bộ: Rối loạn tiền đình là một trong những dấu hiệu của tình trạng thiếu máu não, về lâu dài không được xử lý kịp thời có thể gây tổn thương các tế bào thần kinh gây ra các rối loạn não bộ nguy hiểm như bệnh Alzheimer, Parkinson, suy giảm trí nhớ,…

Thay đổi tâm lý: Người bị rối loạn tiền đình thường nhạy cảm với áp lực công việc hơn bình thường dẫn đến stress tâm lý kéo dài. Điều này làm tăng nguy cơ tiến triển thành nhiều loại tâm bệnh như trầm cảm, lo âu, mất ngủ rất nguy hiểm và tổn hại đến sức khoẻ.

6. Làm thế nào để chẩn đoán rối loạn tiền đình?

Các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình
Các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

Bạn có thể cần phải kiểm tra với một chuyên gia tai mũi họng (ENT hoặc bác sĩ tai mũi họng). Một vài biện pháp được tiến hành để chẩn đoán bệnh, cụ thể:

  • Kiểm tra thính giác.
  • Thi thị lực.
  • Xét nghiệm máu.
  • Các xét nghiệm hình ảnh của đầu và não.
  • Xét nghiệm lâm sàng cân bằng.
  • Nhìn vào tư thế và chuyển động của bạn, bằng cách sử dụng một bài kiểm tra có cấu trúc.

Xem thêm: Thiếu máu não uống thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng

7. Rối loạn tiền đình được điều trị như thế nào?

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra rối loạn thăng bằng của bạn và có thể bao gồm:

Điều trị bất kỳ nguyên nhân cơ bản: Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương của người bênh, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm khác nhau. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ về liều lượng cũng như hướng dẫn của bác sĩ.

Thay đổi trong lối sống: Chú ý cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi và giải trí cũng như duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và nên bỏ thuốc lá hoặc các chất gây nghiện như nicotine.

Thường xuyên tập thể dục để ngăn ngừa bệnh hiệu quả
Thường xuyên tập thể dục để ngăn ngừa bệnh hiệu quả

Tập luyện các bài tập phục hồi chức năng tiền đình: Nếu bạn vật lộn với rối loạn cân bằng tiền đình, bạn có thể cần phục hồi chức năng tiền đình hoặc điều trị cân bằng lại. Các bài tập này giúp tăng cường hoạt động cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong cơ thể, giúp não bộ nhận tín hiệu và xử lý tốt hơn. Các bài tập cawthorne-cooksey là một gợi ý dành cho người bị rối loạn tiền đình.

Phẫu thuật: Khi thuốc và các liệu pháp nói trên không thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Mục tiêu là để ổn định và sửa chữa chức năng tai trong. Rối loạn tiền đình làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như hiệu quả công việc của người bệnh. Do đó, khi phát hiện mình có dấu hiệu nghi ngờ là mắc bệnh, bạn nên tìm gặp bác sĩ ngay để được chuẩn đoán sớm và có cách điều trị phù hợp. Đồng thời, thường xuyên tập thể dục thể thao, sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất và tránh xa các thực phẩm có hại cho sức khỏe như rượu bia, thuốc lá để có một tiền đình khỏe mạnh.

8. Cách phòng ngừa rối loạn tiền đình

Hiểu được các nguyên nhân gây ra bệnh, ta có thể áp dụng các biện pháp đơn giản sau để phòng ngừa rối loạn tiền đình tại nhà:

Tập thể dục: Giữ thói quen tập thể dục thường xuyên ít nhất mỗi ngày 30 phút giúp ngăn chặn các bệnh lý tim mạch, xương khớp có nguy cơ làm giảm lưu thông máu lên não.

Thư giãn: Nên tìm các hình thức giải trí lành mạnh để xua tan stress, căng thẳng sau giờ học tập làm việc chẳng hạn như chơi thể thao, nuôi thú cưng, cây cảnh,…

Ăn uống đủ chất: Thiết lập chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động não bộ đặc biệt là các vitamin B, E. Hạn chế ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ động vật để ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch và thần kinh.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về rối loạn tiền đình, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Người bị thiếu máu não nên ăn gì? – Lời khuyên từ chuyên gia

    Suy nhược thần kinh là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ