Tình trạng mất ngủ nguyên do đâu và cách phòng ngừa hiệu quả

Những nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ

Như các bạn cũng đã biết, giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, bất cứ ai muốn duy trì sức khỏe thì giấc ngủ luôn là yếu tố đáng để quan tâm. Việc thường xuyên mất ngủ là biểu hiện sức khỏe của bạn hoàn toàn không ổn định. Vậy bạn có biết chứng mất ngủ là gì không? Mất ngủ là trạng thái bạn bị rối loạn giấc ngủ, khiến bạn rơi vào tình trạng khó đi vào giấc ngủ, dễ giật mình khi nữa đêm và khó có thể ngủ lại được.Tình trạng mất ngủ này kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, năng suất và chất lượng cuộc sống. Đó là lí do tại sao việc hiểu biết về nguyên nhân để tìm ra phương pháp điều trị chứng mất ngủ là vô cùng quan trọng.

1. Tình trạng mất ngủ là gì?

Mất ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất và tinh thần người bệnh
Mất ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến thể chất và tinh thần người bệnh

Mất ngủ là tình trạng rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi các triệu chứng như khó đi vào giấc ngủ, hay giật mình lúc nữa đêm hoặc thậm chí là không thể nào chợp mắt được. Hậu quả của tình trạng này nếu kéo dài là cực kỳ nghiêm trọng, đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến não bộ khiến cho người bệnh cảm giác không được tỉnh táo, lơ mơ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, khả năng làm việc. Về lâu dài mất ngủ gây ra những tổn thương trên các cơ quan, gây ra hàng loạt các triệu chứng bệnh khó chịu và rất khó điều trị dứt điểm.

Mất ngủ thường được chia làm hai nhóm là mất ngủ do nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Mất ngủ sinh lý là do sự thay đổi nội tiết tố, do tâm lý lo âu, stress, căng thẳng quá mức hoặc do dùng nhiều các chất kích thích não bộ trước khi ngủ khiến bộ não không thể thư giãn và chìm vào giấc ngủ. Mất ngủ bệnh lý là hậu quả của một bệnh lý nào đó, có thể của một cơ quan khác nhưng lại ảnh hưởng đến giấc ngủ, chẳng hạn như bệnh nhân đau nhức xương khớp thường đau từ nửa đêm về sáng khiến người này không tài nào ngủ được. Trong từng trường hợp, người bệnh đều phải cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ để có hướng điều trị tận gốc tình trạng này.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mất ngủ

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người

2.1. Do áp lực từ công việc cuộc sống

Theo nghiên cứu chung cho thấy, mất ngủ bắt nguồn từ những biến cố trong cuộc sống hàng ngày, áp lực từ cuộc sống xung quanh như việc làm ăn thua lỗ, áp lực trong học hành thi cử, mất người thân hay đau khổ trong chuyện tình cảm. Công việc, mối quan hệ và sự lo lắng khiến con người rơi vào tính trạng khủng hoảng, stress… thường là nguyên nhân gây mất ngủ ở giới trẻ và độ tuổi trung niên.

2.2. Do thói quen sinh hoạt

Do thói quen ngủ trưa quá nhiều, ăn quá no, vận động mạnh trước khi đi ngủ hay việc thay đổi thói quen sinh hoạt hay chế độ ăn uống hàng ngày một cách đột ngột, theo hướng tiêu cực làm cho cơ thể không thích nghi kịp thời cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn

2.3. Mất ngủ do lệch múi giờ

Do là lệch múi giờ, hoặc do quá trình di chuyển một chuyến đi dài làm rối loạn quá trình thức – ngủ tự nhiên trong cơ thể hay từ nước ngoài trở về, nhiều người không thích ứng được sẽ dẫn đến thao thức khó ngủ, không thể ngủ sâu giấc.

2.4. Thói quen lạm dụng thiết bị công nghệ

Sử dụng các thiết bị điện tử vào ban đêm gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ
Sử dụng các thiết bị điện tử vào ban đêm gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ

Với phát triển của thời đại 4.0 và sự xuất hiện hàng loạt của các thiết bị công nghệ hiện đại như điện thoại thông minh, máy tính, ipad… gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người. Việc lạm dụng thiết bị công nghệ, thường xuyên sử dụng chúng trước khi đi ngủ làm chúng ta quên đi thời gian ngủ của mình, ánh sáng xanh phát ra từ trên các thiết bị rất có hại cho mắt của người dùng gây ảnh hưởng đến việc đi vào giấc ngủ, ngủ không được sâu, ngoài ra còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh và bộ não con người.

2.5. Mất ngủ do sử dụng các chất kích thích

Do thói quen sử dụng và lạm dụng các chất kích thích trước khi ngủ như trà, cà phê, nicotin có trong thuốc lá… làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương và dẫn đến khó ngủ ngay sau đó. Rồi một số người cứ nghĩ rằng rượu là giải pháp khiến ta nhanh chóng buồn ngủ, nhưng đó không phải là sự lựa chọn tốt nhất.Tại sao? Bởi rượu có thể khiến bạn thức dậy vào lúc giữa đêm, khiến não bộ của bạn rơi vào trạng thái căng thẳng khó có  thể ngủ lại được. Việc sử dụng chúng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra bệnh lý và trong đó có mất ngủ.

2.6. Mất ngủ do sự thay đổi nội tiết tố

Ở phụ nữ nói riêng, nồng độ hormone progesterone bị suy giảm trước khi đến chu kì kinh nguyệt, hay thời kỳ mãn tinh cũng gây ra tình trạng mất ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ.

2.7. Do ảnh hưởng của bệnh

Việc cơ thể mắc phải một số bệnh lý mạn tính như viêm khớp, trào ngược axit dạ dày, suy tim, suy hô hấpv.v hay các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như mộng du, hay gặp ác mộng, hay chứng hoảng sợ trong giấc ngủ…,cũng có thể gây ra sự khó chịu về thể chất, tinh thần, gây đau đớn trằn trọc không thể đi vào giấc ngủ sâu.

2.8. Do tác dụng phụ của thuốc giảm đau, thuốc chữa bệnh

Cafe hay các thức uống chứa chất kích thích gây mất ngủ
Cafe hay các thức uống chứa chất kích thích gây mất ngủ

Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ. Những người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau thường dễ mất ngủ hơn so với người bình thường. Ngoài ra các loại thuốc trị nghẹt mũi, tim mạch hay huyết áp nếu sử dụng trong thời gian dài cũng gây nên tình trạng này.

2.9. Môi trường làm việc

Ngoài các yếu tố trên thì ảnh hưởng của quá trình làm việc như làm việc theo giờ, theo ca nếu như kéo dài quá lâu sẽ sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình ngủ của con người. Môi trường thường xuyên ồn ào, ô nhiễm không khí làm cho không gian ngủ trở nên bí bách, không thoải mái cũng là một nguyên nhân “phá bĩnh” giấc ngủ của nhiều người.

Đặc biệt, tất cả các yếu tố trên sẽ đều khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Chúng tấn công vào mạch máu não của con người, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não và gây ra những rối loạn cho cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân chính gây tình trạng mất ngủ.

Xem thêm: 11+ Cách dễ ngủ, ngủ nhanh mà bạn cần biết

3. Triệu chứng thường gặp của tình trạng mất ngủ

Mất ngủ tập hợp các vấn đề làm gián đoạn, suy giảm chất lượng giấc ngủ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi một cách đầy đủ. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của một bệnh nhân mất ngủ:

3.1. Khó ngủ

Lo âu khiến não bộ khó đi vào giấc ngủ hơn bình thường
Lo âu khiến não bộ khó đi vào giấc ngủ hơn bình thường

Người bệnh thường nằm trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ mặc dù đã nhắm mắt trong một thời gian rất lâu. Trường hợp này có thể diễn ra do một tình trạng bệnh lý nào đó khiến người bệnh khó chịu và không ngủ được. Một lý do khác phổ biến hơn là do tình trạng căng thẳng, lo âu về một vấn đề nào đó khiến cho mỗi khi họ nhắm mắt lại là các vấn đề có cứ lẩn quẩn trong đầu một cách vô thức mà không thể nào thoát ra được. Thời gian đi vào giấc ngủ càng lâu thì chất lượng giấc ngủ càng kém và cơ thể càng bị suy kiệt nặng nề.

3.2. Ngủ không thẳng giấc

Sau khi đã chìm vào giấc ngủ, người bệnh vẫn có thể bị đánh thức nửa đêm có thể là do âm thanh bên ngoài hoặc do một bất thường nào đó trong cơ thể. Nhiều bệnh lý chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ có thể khiến bệnh nhân tỉnh dậy rất nhiều lần trong đêm. Một giấc ngủ chập chờn như vậy thậm chí còn khiến bệnh nhân mệt mỏi và căng thẳng hơn là không ngủ. Vào sáng ngày hôm sau bệnh nhân thường đau đầu, kiệt sức, buồn ngủ và suy giảm chất lượng hoạt động một cách đáng kể.

3.3. Không ngủ sâu giấc

Thông thường một chu kỳ giấc ngủ diễn ra có những giai đoạn khác nhau, một người bình thường sẽ trải qua giai đoạn sóng não hoạt động chậm dần rồi đến ổn định tại sóng delta là khi chúng ta ngủ sâu. Vì một bất thường nào đó trong cơ thể khiến sóng não khó chuyển sang dạng delta, lúc này mặc dù có ngủ những bệnh nhân rất dễ tỉnh dậy hoặc cho dù không tỉnh thì vẫn cảm thấy rất mệt mỏi vào ngày hôm sau.

3.4. Ngủ ít hơn bình thường

Nhiều người vẫn có khả năng đi vào giấc ngủ bình thường và không giật mình lúc nữa đêm, tuy nhiên họ lại thức rất sớm và không thể nào ngủ lại được nữa. Việc thức sớm làm rút ngắn thời gian nghỉ ngơi và tái tạo lại những hư tổn của cơ thể không khác gì việc khó đi vào giấc ngủ. Một số trường hợp ngủ ít cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu nhu cầu hoạt động vào ban ngày ít chẳng hạn như ở người lớn tuổi.

Tuy nhiên, nếu trong độ tuổi thanh niên đến trung niên, nếu thời gian ngủ quá ngắn đi kèm theo với áp lực công việc sẽ khiến cơ thể nhanh chóng suy kiệt và sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm.

3.5. Thay đổi về mặt tâm lý

Cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên và nhiều nhất là não bộ vì đây là cơ quan cần nhận được sự thư giãn, đào thải các chất độc hại trong quá trình ngủ. Tình trạng mất ngủ khiến tồn đọng nhiều chất gây độc cho não, tổn thương các tế bào thần kinh khiến tâm trạng bệnh nhân có nhiều thay đổi tiêu cực như hay cáu gắt, thường lơ mơ, không tỉnh táo, trí nhớ suy giảm, nói trước quên sau thậm chí có thể tiến triển thành các bệnh lý thần kinh như trầm cảm, Alzheimer, Parkinson,…

4. Đối tượng nguy cơ bị mất ngủ

Mất ngủ là một trong những tình trạng phổ biến có thể đến với ta bất chợt ở bất cứ thời điểm nào trong đời nếu không có cách phòng ngừa phù hợp. Một số đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng mất ngủ cao hơn so với người khác:

4.1. Người lớn tuổi

Người lớn tuổi thường dễ gặp phải tình trạng mất ngủ
Người lớn tuổi thường dễ gặp phải tình trạng mất ngủ

Quá trình thoái hoá các cơ quan bắt đầu diễn ra dần dần sau tuổi 30 và tăng cao sau 50 tuổi. Ở độ tuổi càng cao thì con người ta càng dễ bị mất ngủ do sự thoái hoá các cơ quan trong đó có tuyến tùng nơi tiết ra hormon giấc ngủ Melatonin. Về cơ bản thì hormon này giúp ổn định tất cả các hoạt động giấc ngủ, giúp ngủ nhanh, ngủ sâu và thẳng giấc. Sự thiếu hụt tiết Melatonin khiến các triệu chứng mất ngủ xảy ra, do đó hầu như người lớn tuổi sẽ ngủ ít hơn so với khi còn trẻ.

4.2. Phụ nữ có thai

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai là đối tượng dễ bị stress tâm lý do sự thay đổi nội tiết tố, áp lực về mặt tinh thần cũng như thể chất khi vận động khó khăn, đây cũng là đối tượng dễ gặp phải tình trạng thiếu máu khiến giảm chất lượng máu lên não gây ra các rối loạn hoạt động não bộ trong đó có mất ngủ.

4.3. Người làm việc học tập căng thẳng

Stress, căng thẳng, lo âu khiến cơ thể tiết ra quá nhiều các hormon giúp não bộ tỉnh táo và tập trung giải quyết vấn đề. Lượng hormon này tiết ra gấp 2-5 lần thậm chí là 10 trong lúc stress so với bình thường khiến cơ thể không kịp chuyển hoá. Dư thừa các hormon này khi đến giờ ngủ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng não bộ cứ suy nghĩ lan man khi nhắm mắt mà không thể nào có thể rơi vào giấc ngủ.

4.4. Người mắc bệnh thiếu máu não

Bệnh lý thiếu máu não hoặc các biến chứng liên quan như rối loạn tiền đình thường khiến bệnh nhân khó lòng ngủ được, luôn cảm thấy bức bối, khó chịu mỗi khi nằm xuống. Tình trạng thiếu oxy cho não hoạt động là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng trên.

4.5. Người mắc các bệnh lý làm gián đoạn giấc ngủ

Các bệnh lý như tiểu đêm, đau nhức xương khớp trở nặng về đêm, hội chứng ngưng thở khi ngủ,… có thể làm bệnh nhân giật mình lúc nữa đêm, đôi khi một đêm nhiều lần khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm nghiêm trọng.

4.6. Người nghiện cà phê, thuốc lá

Người nghiện thuốc lá thường gặp phải vấn đề mất ngủ
Người nghiện thuốc lá thường gặp phải vấn đề mất ngủ

Trong các sản phẩm này chứa rất nhiều hoạt chất làm kích thích não bộ, khiến cơ thể bạn không thể nào thư giãn để chìm sâu vào giấc ngủ. Đối tượng nghiện cà phê, thuốc lá sử dụng các sản phẩm này quá gần giờ ngủ sẽ gây ra khó ngủ, ngủ ít và khiến cơ thể ngày càng suy kiệt.

Xem thêm: Tổng hợp 8 loại thực phẩm giúp dễ ngủ mà bạn cần biết

5. Các biện pháp điều trị mất ngủ

Các biện pháp điều trị mất ngủ thường được ứng dụng bao gồm:

5.1. Điều trị không dùng thuốc

Áp dụng các phương pháp phòng ngừa mất ngủ đã trình bày ở phần trên kết hợp với các phương pháp vật lý giúp kích thích cơ thể tự chữa lành những tổn thương sẵn có, giúp ăn ngon ngủ ngon hơn. Một số phương pháp điều trị không dùng thuốc được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân mất ngủ bao gồm:

  • Massage, châm cứu, bấm huyệt, tập yoga.
  • Ngâm chân bằng nước ấm trước khi ngủ.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ.

5.2 Dùng thuốc điều trị mất ngủ

Các nhóm thuốc ngủ có công dụng ức chế thần kinh trung ương, tạo cảm giác buồn ngủ một cách bắt buộc. Chỉ nên sử dụng các loại thuốc này khi tình trạng mất ngủ nặng và không kiểm soát được bằng các phương pháp thông thường vì nguy cơ gây nghiện và lờn thuốc cao. Bên cạnh đó, việc ức chế thần kinh kéo dài do thuốc cũng dẫn đến nhiều hệ luỵ về mặt tâm lý không tốt.

6. Phòng ngừa tình trạng mất ngủ

Bệnh mất ngủ tuy khó điều trị nhưng việc phòng ngừa thì không phải là khó, chỉ cần áp dụng các biện pháp đơn giản sau hằng ngày là bạn có thể có được những giấc ngủ cực kỳ chất lượng:

  • Luyện tập thể dục hằng ngày: nên tập thói quen luyện tập thể dục mức độ nhẹ nhàng chẳng hạn như đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày và dành ít nhất 5 ngày trong tuần để tập luyện để phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, não bộ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm có chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, cà phê đều chứa những chất kích thích mà khi sử dụng lâu ngày có thể ảnh hưởng xấu đến bộ não gây ra tình trạng mất ngủ.
  • Hạn chế stress: giữ tinh thần lạc quan, yêu đời, thoải mái. Khi công việc, học tập quá nhiều căng thẳng nên dành chút thời gian cho bản thân để nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc hoặc tham gia các lớp học yoga có thể giúp cải thiện tâm trạng, giải phóng stress và giúp ngủ ngon hơn.
  • Ăn uống phù hợp: không ăn quá no hoặc để bụng đói trước khi ngủ. Lựa chọn các thực phẩm nhẹ, ít dầu mỡ cho bữa tối để cơ thể dễ thư giãn và rơi vào giấc ngủ hơn.

Kết lại

Tóm lại, những nguồn bệnh tâm thần như căng thẳng, trầm cảm, áp lực công việc học tập, rối loạn lo âu stress, thói quen sinh hoạt không điều độ, tác dụng của chất kích thích hay của thuốc điều trị hay ảnh hưởng của một số bệnh lý sẽ dẫn đến mất ngủ cấp tính thường khoảng vài đêm hoặc một bài tuần nhưng nếu không cải thiện sớm và triệt để sẽ dẫn đến tình trạng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, chúng ta nên hiểu rõ nguyên nhân sinh ra chứng bệnh mất ngủ sẽ đưa đến cho bạn một giấc ngủ ngon hơn, cải thiện giấc ngủ chính là cải thiện cuộc sống của bạn.

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

Suy nhược thần kinh là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ