Bệnh suy giảm trí nhớ: Nguyên nhân và biện pháp cải thiện

Suy giảm trí nhớ là triệu chứng xảy ra ở cả người cao tuổi và người trẻ

Suy giảm trí nhớ là triệu chứng xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau gồm cả người già và người trẻ tuổi. Làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh gây hại đến sức khỏe con người, suy giảm chất lượng cuộc sống vì vậy cần có sự hiểu biết về nguyên nhân và cách hỗ trợ để hạn chế tình trạng suy giảm trí nhớ.

1. Suy giảm trí nhớ là gì?

Suy giảm trí nhớ còn được gọi là lẫn hay đãng trí, là biểu hiện của việc não bộ hoạt động không bình thường do sự suy thoái của não bộ khiến cho trí nhớ và nhận thức kém dần. Đây là triệu chứng thường phổ biến ở người cao tuổi khi những bộ phận của cơ thể dần bị lão hóa. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này cũng diễn ra ở thế hệ người trẻ. Căn bệnh này khiến người bệnh giảm sút trí nhớ, tư duy không còn nhạy bén, nhầm lẫn có khi còn không thể chăm sóc được bản thân mình.

Suy giảm trí nhớ là triệu chứng xảy ra ở cả người cao tuổi và người trẻ
Suy giảm trí nhớ là triệu chứng xảy ra ở cả người cao tuổi và người trẻ

2. Dấu hiệu suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ là một bệnh lý có nhiều triệu chứng khác nhau. Tuỳ thuộc vào mức độ ảnh hưởng mà mỗi người sẽ có biểu hiện khác nhau. Các dấu hiệu thường gặp của tình trạng suy giảm trí nhớ bao gồm:

  • Hay quên những câu vừa nói, quên đồ đạc hoặc các sự kiện từng diễn ra trong đời mà trước đây từng nhớ rõ, thường xuyên lặp đi lặp lại một câu chuyện mà không nhớ mình đã từng kể hay chưa,…
  • Khó ghi nhớ thông tin và giảm khả năng tập trung trong quá trình học tập và làm việc.
  • Giảm khả năng đưa ra phán đoán, thiếu nhạy bén trong việc xử lý các vấn đề phức tạp, giảm khả năng lên kế hoạch tổ chức một sự kiện gì đó.
  • Cảm thấy khó khăn khi làm việc với các phép tính và các con số hơn so với bình thường, đôi khi các bài toán đơn giản cũng tính sai.
  • Thường cảm thấy bối rối và mất định hướng khi gặp khó khăn, hay hành động trong vô thức mà không có chủ định, thường chạy xe lạc đường.
  • Tính khí thay đổi, dễ bị stress, lo âu, mệt mỏi hơn so với bình thường.

3. Nguyên nhân suy giảm trí nhớ?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giảm trí nhớ có thể chia thành những nguyên nhân như sau:

3.1. Do tuổi cao

Theo thời gian thì các cơ quan trong cơ thể dần lão hóa trong có não bộ, khi não bộ dần suy thoái thì tình trạng rối loạn phản xạ sẽ thường xảy ra, các nơron thần kinh dần kém hoạt động khiến cho những phản xạ có điều kiện như ghi nhớ, tập trung, tư duy,… suy giảm. Khiến cho người cao tuổi dễ dàng bị suy giảm trí nhớ, không còn minh mẫn. Đây là hiện tượng thường gặp vì vậy người thân cần khơi gợi, nhắc nhở để các phản xạ được rèn luyện để tránh rơi vào trạng thái lãng quên hoàn toàn

3.2. Do bệnh tật

Suy giảm trí nhớ cũng là biểu hiện của nhiều bệnh ở người già như bệnh Alzheimer đây là bệnh có ảnh hưởng xấu đến trí nhớ, hoạt động ngôn ngữ, tư duy và thực hiện các kỹ năng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra đây cũng là biểu hiện phụ của nhiều bệnh như bệnh chấn thương sọ não, bệnh tai biến mạch máu não, bệnh rối loạn tuần hoàn não – đây đều là những bệnh có liên quan đến hoạt động của não bộ, khi não bộ bị tổn thương.

3.3. Căng thẳng tâm lý

Áp lực từ gia đình, công việc, cuộc sống khiến người trẻ dễ bị mắc triệu chứng suy giảm trí nhớ
Áp lực từ gia đình, công việc, cuộc sống khiến người trẻ dễ bị mắc triệu chứng suy giảm trí nhớ

Nếu có  quá nhiều áp lực từ cuộc sống, công việc , con cái, các mối quan hệ trong xã hội,… suy nghĩ quá nhiều dẫn đến tình trạng bất an, căng thẳng làm não bộ bị quá tải cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ. Nếu tình trạng căng thẳng tâm lý kéo dài có thể bị trầm cảm – đây là yếu tố ảnh hưởng không chỉ về tâm lý mà còn về trí nhớ mà tư duy.

3.4. Mất ngủ kéo dài

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt của mỗi người, đó là thời gian não bộ được nghỉ ngơi sau một thời gian dài làm việc. Mất ngủ gây nên tình trạng  sa sút sức khỏe, tinh thần mệt mỏi, nếu như lạm dụng quá nhiều thuốc ngủ để đối phó với tình trạng mất ngủ  thì sẽ gây tác dụng phụ là ảnh hướng đến sự ghi nhớ, tư duy Nếu tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người.

3.5. Bị béo phì

Khi bị béo phì thì các khả năng tổng hợp insulin của tuyến tụy giảm làm tác động thay đổi các gen liên quan đến trí nhớ trong não bộ gây ảnh hưởng xấu đến khả năng ghi nhớ của con người.

Xem thêm: Tổng hợp 9 loại thực phẩm tăng cường trí nhớ tốt

4. Ảnh hưởng của bệnh suy giảm trí nhớ

Suy giảm chất lượng cuộc sống: Suy giảm trí nhớ sẽ khiến cho hiệu quả làm việc bị giảm sút, một việc có thể làm đi lặp lại nhiều lần, năng suất làm việc bị giảm, gây cản trở, khó khăn trong quá trình làm việc.

Ảnh hưởng xấu đến tinh thần: Người bị suy giảm trí nhớ luôn trong tình trạng không biết mình đã làm việc này hay chưa? Luôn nghi ngờ những quyết định, việc làm của bản thân. Từ đó dẫn đến dễ dàng bị kích động, cáu gắt, tức giận, luôn thấy uể oải, mệt mỏi, tăng cao những cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống.

Có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác như bệnh đãng trí ở người trẻ, bệnh Alzheimer ở người già, bệnh rối loạn tiền đình…Vì thế nếu có biểu hiện của triệu chứng bệnh cần đi khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.

5. Đối tượng nào dễ bị suy giảm trí nhớ?

Suy giảm trí nhớ tình trạng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào nếu không có phương pháp phòng ngừa bệnh phù hợp. Tuy nhiên, một số đối tượng sau đây có nguy cơ mắc suy giảm trí nhớ cao hơn so với người bình thường.

5.1. Người có tiền sử chấn thương vùng đầu

Người có tiền sử chấn thương vùng đầu có nguy cơ cao suy giảm trí nhớ
Người có tiền sử chấn thương vùng đầu có nguy cơ cao suy giảm trí nhớ

Các chấn thương do tai nạn hoặc đối với các đối tượng tham gia các bộ môn thể thao thường gây tổn thương vùng đầu như boxing, bóng đá là đối tượng có nguy cơ cao bị suy giảm trí nhớ. Dựa vào mức độ và vị trí tổn thương mà tình trạng suy giảm trí nhớ có thể nặng nhẹ khác nhau, tuy nhiên nếu không có cách bảo vệ hợp lý có thể tiến triển thành những bệnh lý não nguy hiểm như mất trí nhớ, Parkinson, trầm cảm,…

5.2. Bệnh nhân Covid

Trong giai đoạn gần đây, đại dịch Covid là một trong những vấn đề toàn cầu được quan tâm nhất hiện nay. Nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi mắc Covid có các dấu hiệu hay quên trước quên sau, lặp đi lặp lại các câu nói đã nói trước đó một cách vô thức. Theo nhiều nghiên cứu của chuyển gia, virus SARS-CoV-2 có khả năng xâm nhập qua khứu giác vào não bộ và tấn công các tế bào thần kinh. Theo nghiên cứu tại trường Y Grossman thuộc Đại học New York (Mỹ) ghi nhận những bệnh nhân Covid-19 nhập viện tại bệnh viện đại học gia ở đây có dấu hiệu gia tăng các chỉ số tổn thương não, viêm thần kinh và đặc biệt là bệnh Alzheimer. 

5.3. Người lớn tuổi

Người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ cao suy giảm trí nhớ
Người lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ cao suy giảm trí nhớ

Trên thực tế có nhiều người cao tuổi áp dụng đúng các biện pháp phòng ngừa suy giảm trí nhớ nên đầu óc vô cùng minh mẫn. Tuy nhiên, đa số người lớn tuổi thường có dấu hiệu hay quên các việc đã làm, quên tên con cháu hoặc các sự kiện đã xảy ra trước đó trong đời. Người có độ tuổi trên 50 thường có các dấu hiệu thoái hóa thần kinh như sa sút trí nhớ, bệnh Alzheimer và các bệnh lý thần kinh khác. Đây là quá trình lão hoá tự nhiên diễn ra trong cơ thể, có thể một phần liên quan đến các yếu tố di truyền do đó người có bố mẹ mắc bệnh suy giảm trí nhớ thì khi về già cũng có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao hơn so với người bình thường.

5.4. Người có chế độ dinh dưỡng kém khoa học

Các vitamin đặc biệt là nhóm vitamin B rất cần thiết cho hoạt động bình thường của bộ não. Người thiếu vitamin B1 thường gặp ở đối tượng nghiện rượu bia và các thức uống có cồn, hoặc thiếu các vitamin B6, B12 từ chế độ ăn có nguy cơ tiến triển thành các bệnh lý não bộ mà hậu quả có thể gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ. Chế độ thiếu đồng và vitamin E cũng có thể dẫn đến hội chứng suy giảm trí nhớ nên cần lưu ý bổ sung các chất này vào chế độ dinh dưỡng để phòng bệnh.4

5.5. Tiền sử mắc các bệnh thần kinh

Nhiều bệnh lý thần kinh có thể gây ra biến chứng suy giảm trí nhớ như trầm cảm, viêm não, bệnh Huntington, bệnh Parkinson, bệnh Creutzfeldt-Jakob, người có khối u não, rối loạn tiền đình, thiếu máu não,… Tình trạng suy giảm trí nhớ có thể xảy ra ngay lúc bệnh hoặc nhiều năm sau khi khỏi bệnh. Do đó, bệnh nhân nên thường xuyên theo dõi chức năng não bộ định kỳ ngay cả sau khi việc điều trị kết thúc.

5.6. Người mắc các bệnh lý nội tiết và chuyển hoá

Bệnh nhân mắc các bệnh tuyến giáp, hạ đường huyết, tăng hoặc giảm quá mức nồng độ Natri và Canxi trong máu, các vấn đề về khả năng hấp thu vitamin B12 là các đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý thần kinh như thay đổi nhân cách và suy giảm trí nhớ.

5.7. Bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ

Mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ
Mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ

Ngủ là một quá trình sinh lý quan trọng giúp cơ thể và đặc biệt là não bộ tái tạo lại những hư tổn và giúp đào thải các chất độc hại cho thần kinh ra khỏi cơ thể. Các bệnh lý khiến bệnh nhân khó ngủ, ngủ không thẳng giấc, không sâu, hay giật mình lúc ngủ khiến cho cơ thể suy kiệt và não bộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến trí nhớ do đó mà cũng sa sút.

5.8. Người nghiện thuốc lá

Trong khói thuốc lá có chứa hàng trăm hoạt chất có khả năng kích thích cơ thể sản xuất ra các hormon gây hưng phấn thần kinh. Các hormon này cũng được tiết ra nhiều khi bị stress và được chứng minh là có ảnh hưởng xấu đến thần kinh khi được tiết ra kéo dài. Bên cạnh đó, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa mạch máu, gây tắc nghẽn lưu thông máu lên não dẫn đến rối loạn hoạt động não bộ và suy giảm trí nhớ.

5.9. Người béo phì, lười vận động

Người lười vận động hoặc đối tượng thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh lý xương khớp và tim mạch. Các bệnh lý này có thể gây tắc nghẽn hoặc chèn ép lưu thông máu lên não gây ra các bệnh lý thiếu máu não và biến chứng, lâu dần có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ.

Xem thêm: Suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì để cải thiện hiệu quả?

6. Biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ là một tình trạng rất khó có thể phục hồi do những tổn thương não bộ thường phức tạp và khó can thiệp. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa tình trạng này một cách hiệu quả bằng cách áp dụng những cách đơn giản sau đây tại nhà hằng ngày:

Thường xuyền tập thể dục giúp giải tỏa tinh thần, hỗ trợ suy giảm trí nhớ
Thường xuyền tập thể dục giúp giải tỏa tinh thần, hỗ trợ suy giảm trí nhớ

Ăn uống khoa học: Một chế độ dinh dưỡng phù hợp có rất nhiều ý nghĩa đối với trí nhớ của con người. Đầu tiên, thức ăn cung cấp những dưỡng chất cần thiết giúp não bộ phát triển khi chúng ta còn nhỏ. Thứ hai, não bộ cần các dưỡng chất từ chế độ dinh dưỡng để giúp tái tạo lại những hư tổn. Thứ 3, chế độ ăn uống khoa học còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý liên quan có thể dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ. 

Một số dưỡng chất nên bổ sung trong khẩu phần ăn nhằm cải thiện trí nhớ:

  • Vitamin B: các vitamin B1, B6, B12 được cho là cần thiết cho các hoạt động chuyển hoá, dẫn truyền thần kinh một cách ổn định. Việc thiếu hụt các vitamin nhóm B gây ra các nhiều bệnh lý thần kinh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.
  • Melatonin: đây là một trong những thành phần hỗ trợ giấc ngủ, giúp tái tạo lại những tổn thương vốn có trong não bộ, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ. Ngoài ra có thể bổ sung các nguyên liệu tổng hợp melatonin như Tryptophan, serotonin.

Thư giãn đầu óc: Tâm bệnh thường bắt nguồn từ các nguyên nhân tâm lý, do đó việc giải tỏa căng thẳng, stress hoàn toàn có thể giúp phòng ngừa bệnh lý thần kinh và suy giảm trí nhớ. Nên tham gia các hoạt động giải trí lành mạnh chẳng hạn như chơi thể thao, đọc sách, nghe nhạc, yoga, nuôi thú cưng, cây cảnh để giúp đầu óc được thư giãn, lạc quan, yêu đời và có một bộ óc khỏe mạnh.

Rèn luyện trí nhớ: Theo kỷ lục gia trí nhớ thế giới Nguyễn Phùng Phong thì bộ não cũng như bao cơ quan khác trong cơ thể, hoàn toàn có thể rèn luyện và cải thiện khả năng ghi nhớ. Có rất nhiều các phương pháp luyện tập giúp cải thiện và nâng cao khả năng ghi nhớ được khoa học chứng minh. Một trong các phương pháp ghi nhớ hiệu quả nhất là chuyển thông tin ghi nhớ về dạng hình ảnh. Bạn có thể tham khảo thêm các bài tập luyện trí nhớ của các chuyên gia để phòng ngừa suy giảm trí nhớ.

Tập luyện thể dục mỗi ngày: Mỗi ngày nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, dù chỉ là những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng chẳng hạn như đi bộ cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường, thiếu máu não, suy giảm trí nhớ, bệnh lý xương khớp,…Nên tập luyện một cách thường xuyên, ít nhất là 5 ngày mỗi tuần để giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tránh xa các sản phẩm có chứa chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá là một trong những sản phẩm hàng đầu gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ của con người. Hạn chế sử dụng các sản phẩm này giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm và giúp bộ não được minh mẫn.

Kiểm tra chức năng não khi cần thiết: Bạn nên định kỳ đến cơ sở uy tín để kiểm tra chức năng của não bộ khi gặp phải các chấn thương vùng đầu hoặc khi mắc phải các bệnh lý thần kinh khác mắc dù đã hoàn tất việc chữa trị các bệnh lý này. Việc thăm khám thường xuyên giúp phát hiện ra những di chứng sớm để có hướng xử lý kịp thời.

Hạn chế áp lực cuộc sống: Để não không hoạt động quá tải dẫn đến suy thoái thì cần phải sống và làm việc khoa học, không ôm đồm công việc, dẹp bỏ các áp lực thường xuyên trò chuyện với người thân để giải tỏa tâm lý. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.

Xem thêm: Đâu là nguyên nhân suy giảm trí nhớ ở người trẻ?

7. Hoạt huyết minh não khang giúp giảm tình trạng suy giảm trí nhớ

Hoạt huyết minh não khang giúp tăng tuần hoàn máu não làm tăng cường trí nhớ
Hoạt huyết minh não khang giúp tăng tuần hoàn máu não làm tăng cường trí nhớ

Sản phẩm Hoạt Huyết Minh Não Khang của Dân Khang được bào chế từ các dược liệu thuộc nhóm bổ huyết có tác dụng tuần hoàn máu tới các bộ phận của cơ thể, giúp an thần, tạo giấc ngủ sinh lý sâu, giảm thiểu bị suy giảm trí nhớ, giúp bớt căng thẳng, lo âu.

Sản phẩm được chiết xuất từ tự nhiên an toàn, lành tính cho người sử dụng và mang lại hiệu quả cao nhờ kết hợp các loại dược liệu quý như đương quy, ngưu tất, thục địa, ích mẫu giúp hoạt huyết, bổ huyết và lá vông, lạc tiên, tâm sen có tác dụng an thần, chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về tính năng của Hoạt Huyết Minh Não Khang, hãy điền thông tin vào Form bên dưới hoặc gọi đến số Hotline 1900 7061 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ đội ngũ Dược sĩ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Top 4 loại thuốc tăng cường tuần hoàn não và tăng cường trí nhớ tốt

    Thiểu năng tuần hoàn não: nguyên nhân biểu hiện và cách điều trị

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ