Bệnh suy van tĩnh mạch: Nguyên nhân từ đâu và cách điều trị

Suy van tĩnh mạch khiến cho máu không thể lưu thông như bình thường

Như chúng ta đã biết, xã hội càng hiện đại con người xuất hiện càng nhiều các bệnh lý, nhất là về tĩnh mạch. Một căn bệnh phổ biến mà nhiều người mắc phải hiện nay đó là suy van tĩnh mạch (hay gọi là suy giãn tĩnh mạch). Vậy thế nào là bệnh suy van tĩnh mạch? Căn bệnh này có nguyên nhân từ đâu và cách điều trị?

1. Bệnh suy van tĩnh mạch là gì?

Thế nào là suy van tĩnh mạch?
Thế nào là suy van tĩnh mạch?

Thông thường, tại các tĩnh mạch trong cơ thể sẽ được cấu tạo gồm van một chiều. Chiếc van này với cơ chế đóng mở đặc biệt, nó sẽ giúp cho máu có thể chảy ngược về tim dễ dàng mà không bị ứ đọng.

Tuy nhiên, vì một lí do nào đó, hoạt động của van bị yếu đi hoặc bị hỏng, máu không thể chảy về tim được như bình thường mà chảy ngược lại, ứ đọng trong tĩnh mạch. Dần dần, để đáp ứng với lượng máu lớn, các tĩnh mạch sẽ giãn rộng ra, tới một lúc nào đó độ đàn hồi của thành mạch máu giảm đi, mạch máu không thể quay lại kích thước ban đầu dẫn đến bị suy giãn tĩnh mạch mạn tính.

Tất cả các tĩnh mạch trên cơ thể đều có nguy cơ bị giãn, mà tình trạng này dễ bắt gặp ở chân. Bởi vì chân là bộ phận xa tim, chịu áp lực của trọng lượng cơ thể mà cấu tạo lại phức tạp.

2. Nguyên nhân của suy van tĩnh mạch

Có thể kể đến một số nguyên nhân hình thành bệnh suy van tĩnh mạch như sau:

  • Van tĩnh mạch bẩm sinh bị khiếm khuyết phần nào đó.
  • Thói quen lười vận động, hay đứng lâu, ngồi lâu, mang thai,… khiến áp lực tĩnh mạch gia tăng.
  • Do huyết khối tĩnh mạch sâu làm ngăn cản sự tuần hoàn máu chảy về tim.
  • Viêm tĩnh mạch gây ra các huyết khối ở tĩnh mạch nông, sâu.
  • Một số nguyên nhân khác như: Giới tính nữ thường mắc nhiều hơn, béo phì. sinh đẻ quá nhiều lần, dùng nhiều thuốc tránh thai, lười tập thể dục, hút thuốc lá, tuổi già,…

3. Các triệu chứng, biểu hiện của bệnh

Suy van tĩnh mạch gây đau nhức cho người bệnh
Suy van tĩnh mạch gây đau nhức cho người bệnh

Người bệnh có thể nhận biết tình trạng suy van tĩnh mạch thông qua một số thay đổi trên cơ thể như sau:

  • Cảm giác như ai đó bó chặt ở bắp chân, làm nặng chân, mỏi chân.
  • Có khi còn thấy tê, như kiến bò ở vùng bàn chân.
  • Vọp bẻ (hay chuột rút) xảy ra thường xuyên ở bắp chân.
  • Sưng phù xung quanh cùng hai bên mắt cá, thấy rõ về ban đêm.

Khi không điều trị kịp thời sẽ gây ra một số các biến chứng nặng như sau:

  • Hiện tượng huyết khối tĩnh mạch nông: Đây là hiện tượng tĩnh mạch nổi hẳn lên mặt da, mắt thường có thể nhìn rõ. Huyết khối tĩnh mạch nông ít gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng nhưng nó cũng gây ra cảm giác đau và có thể kèm theo đỏ da.
  • Huyết khối giãn tĩnh mạch sâu: Loại này có thể kéo theo nhiều triệu chứng như đau nhức nhối, ngứa, chân nóng, sưng đỏ, chảy máu, nhiễm trùng thứ phát. Trường hợp này nguy hiểm hơn vì nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng bởi vì huyết khối có thể bong, di chuyển lên phổi gây ra tắc mạch phổi.
  • Loạn dưỡng da chân: Xuất hiện các triệu chứng như da phù nề, phòng dày lên, có thể bong vảy da, chảy nước, biến dạng màu sắc.
  • Loét ở chân: Các vết loét rất đau ở chân, lúc đầu loét nông rồi lặn sâu và rộng ra, dễ gây ra bội nhiễm vi khuẩn.

4. Cách điều trị suy van tĩnh mạch

Một số bài tập đơn giản giúp cải thiện bệnh suy van tĩnh mạch
Một số bài tập đơn giản giúp cải thiện bệnh suy van tĩnh mạch

Với sự hiện đại của khoa học kĩ thuật, hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị suy bệnh này, căn cứ theo mức độ và giai đoạn bệnh, để có những lời khuyên và hướng điều trị phù hợp, cụ thể:

  • Với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể kết hợp ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch, xoa bóp kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Cân nhắc trường hợp để sử dụng các thuốc cải thiện triệu chứng như thuốc giảm đau, kháng viêm, làm tan cục máu hay một số thuốc suy giãn tĩnh mạch có tác dụng làm bền thành mạch (aescin, flavonoid)… một cách hợp lý.
  • Sử dụng vớ y khoa: khi đeo liên tục vào ban ngày sẽ giúp các van tĩnh mạch bị hở khép lại, hạn chế được máu ứ trệ chảy ngược, giảm hiện tượng phù nề.
  • Chích xơ: sử dụng cho các giãn tĩnh mạch nhỏ dạng lưới, khu trú.
  • Phẫu thuật: phương pháp này sẽ can thiệp vào các búi tĩnh mạch giãn, sửa van…
  • Can thiệp nội mạch sử dụng sóng cao tần hoặc laser: đây là công nghệ mới trong điều trị giãn tĩnh mạch, ưu điểm là ít đau, nhanh hồi phục, có tính thẩm mỹ cao, thay thế cho phương pháp phẫu thuật lột tĩnh mạch phổ biến trước kia.

Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có sản phẩm Vascovein của Dân Khang được nhiều người bệnh tin dùng vì mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị suy van tĩnh mạch. Sản phẩm là sự kết hợp của viên uống Vascovein và kem bôi ngoài da Vascovein, chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn khi sử dụng. Đặc biệt, sản phẩm cam kết mang lại hiệu quả rõ rệt cho người bệnh sau 1 tháng sử dụng.

Vascovein sự lựa chọn tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Vascovein sự lựa chọn tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch

5. Cách phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Ngoài việc sử dụng các biện pháp điều trị suy van tĩnh mạch nói trên, chúng ta nên phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch từ ban đầu bằng cách thay đổi thói quen làm việc, sinh hoạt và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý như:

  • Loại bỏ các thói quen không tốt cho sức khỏe như đứng lâu, ngồi lâu, giữ một tư thế trong thời gian dài, khiêng vác nặng.
  • Uống nhiều nước, bổ sung nhiều rau quả, chất xơ và vitamin hằng ngày.
  • Thường xuyên mang tất y khoa hỗ trợ.
  • Luôn giữ cân nặng phù hợp với cơ thể, việc thừa cân hay béo phì có thể là nguy cơ khiến cho bạn bị mắc căn bệnh suy giãn tĩnh mạch.
  • Thường xuyên tập thể dục với các bài tập giãn tĩnh mạch chân đơn giản như: đi bộ tốc độ hơi nhanh, bơi lội, đạp xe đạp, tập dưỡng sinh,…
  • Khi đã phát hiện bệnh, có thể đi bộ ít hơn nhưng thao tác phải đi nhanh, không đi quá lâu, hạn chế đi liên tục, nên vừa đi vừa nghỉ. Trong khi ngồi nên gác chân cao lên cao.

Lời kết

Đôi chân chúng ta luôn cần được bảo vệ khỏi căn bệnh suy van tĩnh mạch để tránh bị các biểu hiện của căn bệnh làm phiền tới cuộc sống. Hy vọng bài viết đã cung cấp được thông tin hữu ích về căn bệnh suy van tĩnh mạch để bạn biết được cách phòng ngừa cũng như nhận biết được các triệu chứng của căn bệnh này để đến gặp bác sĩ kịp thời.

Xem thêm bài viết liên quan

Tác dụng của cây hoa hòe trong việc điều trị bệnh giãn tĩnh mạch

Điều trị giãn tĩnh mạch chân bằng thuốc nam an toàn và hiệu quả

Giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về suy giãn tĩnh mạch, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ