Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để chữa trị hiệu quả?

Viêm đường tiết niệu uống thuốc gì?

Viêm đường tiết niệu là một trong những căn bệnh nhiễm trùng phổ biến ở nữ giới và có thể tái đi tái lại nhiều lần, không những ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh mà còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu thực sự quan trọng và việc cân nhắc nên uống thuốc gì để đạt hiệu quả là mối quan tâm của rất nhiều người. Cùng tìm hiểu kỹ hơn khi gặp trường hợp viêm đường tiết niệu uống thuốc gì để cải thiện qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khi nào nên sử dụng thuốc trị viêm đường niệu?

Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh lý tiết niệu cần phải điều trị kịp thời. Kịp thời ở đây không hẳn là điều trị càng sớm càng tốt mà phải tùy thuộc vào mức độ bệnh diễn ra. Viêm đường niệu là do sự xâm nhập và gây hại của các vi khuẩn đường niệu gây ra, ở các mức độ khác nhau ta có những hướng giải quyết khác nhau, cụ thể là:

Ở mức độ nhẹ: Khi bệnh mới phát sinh, sự xâm nhập của vi khuẩn là chưa đủ mạnh và hệ miễn dịch của cơ thể hoàn toàn có thể đẩy lùi các vi khuẩn này. Việc sử dụng thuốc để diệt vi khuẩn trong giai đoạn này là không cần thiết vì bên cạnh đó các nhóm kháng sinh thường gây thêm nhiều tác dụng phụ. Việc cần làm bây giờ là nâng cao sức đề kháng giúp đẩy lùi vi khuẩn, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp để ức chế hoạt động của các vi khuẩn tiết niệu giúp đẩy lùi bệnh một cách tự nhiên, an toàn.

Mức độ trung bình: Trong trường hợp bệnh để lâu ngày, không chịu bồi bổ khiến hệ miễn dịch suy kiệt khi này vi khuẩn đang chiếm phần thắng thế. Có thể nhận biết mức độ này thông qua các triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt ngày  càng trầm trọng hơn và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Khi này, tốt nhất là nên tìm đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và lựa chọn phác đồ điều trị hợp lý nhất. Tuyệt đối đừng nên tự lựa chọn thuốc điều trị cho riêng mình, có thể gây ra tình trạng vi khuẩn đề kháng thuốc khiến việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn.

Sự sinh sôi của vi khuẩn làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu
Sự sinh sôi của vi khuẩn làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu

Mức độ nghiêm trọng: Mức độ này thường là do bệnh nhân chủ quan không điều trị sớm hoặc thiếu tuân thủ trong điều trị, sử dụng kháng sinh sai cách khiến vi khuẩn bị đề kháng thuốc. Việc điều trị ở mức độ này vô cùng phức tạp và tốn kém, đôi khi phải cần đến sự can thiệp của phẫu thuật để giải quyết được những tổn thương gây ra bởi viêm nhiễm.

Đối với người bình thường, thì 3 mức độ trên chỉ phân biệt một cách cơ bản. Nếu không rõ mình đang ở mức độ nào, tốt nhất nên tìm đến chuyên gia sức khoẻ để được tư vấn chi tiết hơn về cách xử lý sao cho hợp lý nhất. Một lưu ý nhỏ rằng nếu bạn là một bệnh nhân có bệnh nền tiểu đường, khi có các dấu hiệu viêm nhiễm đường tiết niệu dù là mức độ nhẹ cũng nên tìm đến ngay đến cơ sở y tế để thăm khám điều trị vì bệnh tình sẽ rất nhanh chóng trở nặng hơn so với người bình thường.

2. Các loại thuốc Tây Y trị viêm đường tiết niệu

Sử dụng các loại thuốc tây y hiện nay là phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả nhất, ngoài ra giúp giảm các triệu chứng đau rát khi tiểu tiện.

2.1. Thuốc kê toa Doxycycline trị bệnh viêm đường tiết niệu

Thuốc kê toa Doxycyline điều trị viêm đường tiết niệu
Thuốc kê toa Doxycyline điều trị viêm đường tiết niệu

Có 2 dạng bào chế là dạng ống và dạng thuốc tiêm. Thuốc Doxycycline được dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu do nhiễm khuẩn chlamydia trachomatis và mycoplasma hominis.

Liều dùng:

  • Trường hợp viêm nhiễm nặng dùng 100mg/lần/ngày hoặc 2 lần / ngày.
  • Các trường hợp nhẹ hơn sử dụng 100mg/ lần, sau 42h thì dùng liều tiếp theo.
  • Dạng tiêm, truyền một lần 200mg cho ngày đầu tiên, những ngày sau đó dùng từ 100-200mg/1 lần.

Lưu ý: uống sau ăn 2h hoặc trước khi ăn 1h đồng hồ và uống thật nhiều nước.

2.2. Thuốc kháng sinh Trimethoprim

Bào chế dạng dung dịch ống và dạng viên nén. Thường phối hợp trimethoprim với sulfamethoxazole để tăng cường việc kháng khuẩn.

Khuyến cáo  liều dùng: uống 100mg/1 lần * 2 lần/ ngày trong 10 ngày. Nếu dùng thuốc dạng tiêm vào tĩnh mạch hay truyền nhỏ giọtdạng lacta thì nên sử dung liều 150-250mg/ 1 lần, khoảng cách giữa các lần truyền là 12h.

Lưu ý: thuốc kháng sinh Trimethoprim có thể có các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn và mờ mặt… do đó cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, những người có bị thiếu máu hay suy thận không nên sử dụng.

2.3. Thuốc kháng sinh Cephalexin

Bào chế dạng viên nang cứng, mỗi viên nang chứa 500mg cephalexin.

Liều dùng: ngày uống 1 viên, mỗi lần cách nhau 6h đồng hồ. Các trường hợp nhiễm khuẩn nặng liều dùng có thể tăng lên 4g mỗi ngày, tuy nhiên cần tuân theo chỉ định bác sĩ.

2.4. Thuốc kháng sinh mictasol blue trị bệnh viêm đường tiết niệu

Bào chế dạng viên nén. Thường kết hợp với kháng sinh augmentin để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Liều dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 2-3 viên, sử dụng liên tục trong khoảng 3-5 ngày.

Lưu ý: uống đúng và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ.

3. Các bài thuốc Đông y điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

Các bài thuốc từ dược liệu Đông y có tác dụng điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả
Các bài thuốc từ dược liệu Đông y có tác dụng điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả

3.1. Bài thuốc thứ nhất

Nguyên liệu cần có 30g lá mã đề, 10g cam thảo đất, 50g rau dền cơm.

Tất cả đem rửa sạch, giã nát sau đó lọc với nước đã đun sôi để nguội. Lấy nước cốt này uống ngày 2 lần, uống liên tiếp trong 3 ngày sẽ thấy hiệu quả.

3.2. Bài thuốc thứ hai

Cho tất cả nguyên liệu gồm 40g rau bắp, 40g kim tiền thảo và 5g lá chè xanh vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi trong khoảng 15 phút. Sau đó chắt lấy nước, cho thêm nước vào và đun sôi tiếp tục. Sau đó, hòa nước chắt lần thứ nhất với nước lần hai và chia uống trong ngày. Dùng liên tục trong khoảng 3-5 ngày.

3.3. Bài thuốc thứ ba

Nguyên liệu cần có gồm hải kim sa 30g, mạch môn 10g, hoạt thạch 30g, ngọt cành cam thảo 30g. Đem tất cả tán mịn và trộn đều. Mỗi ngày uống 6g kết hợp nước sắc từ 10g dược liệu mạch môn dùng trong trường hợp viêm đường tiết niệu gây đái buốt, khó chịu.

3.4. Bài thuốc thứ tư

Chuẩn bị: 10g mật ong, 15g cỏ seo gà, 45g ngải cứu, 15g bạch mao căn.

Cách thực hiện như sau: Cho cỏ seo gà, ngải cứu, bạch mao căn vào nồi đun sôi trong khoảng 20 phút, sau đó chắt lấy nước cốt và hòa với 10g mật ong, uống nóng. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn liên tục trong khoảng 5 ngày sẽ thấy kết quả bất ngờ.

Ngoài ra, có thể dùng các nguyên liệu rất dễ tìm khác trong bếp nhà bạn để chữa trị viêm đường tiết niệu rất hiệu quả như 100g đậu xanh ( cả vỏ) vo sạch, cho thêm 300ml nước rồi nấu kỹ. Khi thấy còn khoảng ½ nước thì tắt bếp, chắc lấy nước cốt, cho thêm đường phèn vào khấy đều. Chia đều ngày uống 3 lần, cũng có tác dụng điều trị bệnh rất hiệu quả.

4. Cách phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả

Chế độ ăn uống sinh hoạt cũng là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Chế độ ăn uống sinh hoạt cũng là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Để tránh nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa bằng những lưu ý sau:

  • Viêm đường tiết niệu nên ăn gì: Chú ý chế độ ăn uống hàng ngày đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
  • Vấn đề đi tiểu: Không nhin tiểu để tránh trường hợp nước tiểu ứ động trong bàng quang tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, dễ gây viêm đường tiết niệu.
  • Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và đúng cách là một trong những biện pháp phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả nhất.
  • Quan hệ tình dục: Nên vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục và sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn, tuy nhiên lưu ý không nên sử dụng các sản phẩm bảo vệ có chứa thuốc diệt tinh trùng.
  • Khám sức khỏe: Thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị thích hợp.

5. Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc trị viêm đường tiết niệu?

Việc sử dụng các thuốc có công dụng diệt vi khuẩn khi bị viêm đường tiết niệu cần phải sử dụng đúng cách. Bệnh nhân cần lưu ý một số điểm dưới đây để việc sử dụng thuốc trị viêm đường tiết niệu hiệu quả, an toàn:

Tuân thủ điều trị: Tuân thủ ở đây có nghĩa là sử dụng đúng liều lượng, đúng cách thức và thời điểm như bác sĩ đã chỉ định. Khi quên thuốc cần báo ngay với bác sĩ để có hướng điều chỉnh phù hợp, không tự ý bỏ thuốc ngay khi các triệu chứng đã thuyên giảm mà nên tiếp tục duy trì sử dụng thuốc theo chỉ định.

Bổ sung lợi khuẩn: Các thuốc điều trị vi khuẩn đường tiết niệu cũng vô tình tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi đường ruột gây nên các tình trạng rối loạn tiêu hoá nhẹ mà điển hình nhất là tiêu chảy. Do đó, sau liệu trình điều trị bằng kháng sinh, bệnh nhân nên tìm các sản phẩm bổ sung men vi sinh để hồi phục lại hệ lợi khuẩn đường ruột.

Bổ sung lợi khuẩn sau lộ trình điều trị để bảo vệ cơ thể
Bổ sung lợi khuẩn sau lộ trình điều trị để bảo vệ cơ thể

Dinh dưỡng phối hợp: Bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng, ức chế hoạt động vi khuẩn, giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi thể trạng, lấy lại sức khoẻ bình thường. Một số loại kháng sinh có thể tương tác với các loại thực phẩm chứa kim loại chẳng hạn như Canxi trong sữa, sắt trong thịt bò,… làm giảm tác dụng của thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng này xảy ra.

Thăm khám định kỳ: Để theo dõi kết quả điều trị hoặc sau điều trị bệnh nhân nên định kỳ đến thăm khám bác sĩ để kiểm tra khả năng hồi phục bệnh cũng như giúp ngăn ngừa các biến chứng viêm đường tiết niệu có thể xảy ra. Việc thăm khám hợp lý còn giúp ngăn ngừa bệnh tình tái phát, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí cho việc điều trị.

Lời kết

Viêm đường tiết niệu khi xuất hiện làm cuộc sống đảo lộn bởi chứng tiểu buốt, tiểu rắt kèm theo tình trạng đau nhức kéo dài. Viêm đường tiết niệu có thể gặp bất kỳ ai không phân biệt tuổi tác, giới tính, vì vậy việc tự trang bị những kiến thức hữu ích rất quan trọng.  Hy vọng những thông tin trong bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn biết được viêm đường tiết niệu uống thuốc gì và chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị để bảo vệ sức khỏe của mình.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về viêm đường tiết niệu, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ