Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn dành cho người bị viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay nhưng thường bị bỏ qua do tâm lý chủ quan. Nếu tình trạng bệnh nặng thuốc viêm đường tiết niệu sẽ được lựa chọn. Bên cạnh đó một chế độ ăn hợp lý sẽ là cách đơn giản nhất để bạn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả.

1. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào đối với người viêm đường tiết niệu?

Hệ tiết niệu là hệ cơ quan giúp đào thải các chất thải, chất độc chính ra khỏi cơ thể. Hoạt động của hệ này phụ thuộc rất nhiều vào các loại thực phẩm bạn lựa chọn ăn vào hằng ngày. Do đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp ích các mặt sau cho bệnh nhân viêm đường tiết niệu:

1.1. Chế độ dinh dưỡng tốt hỗ trợ làm lành vết viêm

Trong quá trình viêm, sự tiết quá mức các chất trung gian gây viêm làm tổn hại niêm mạc của các cấu trúc đường tiết niệu, gây thay đổi cấu trúc và chức năng của các cơ quan trong hệ này. Nếu để lâu dần thì vết tổn thương có thể chuyển sang thành vết loét rất nguy hiểm. Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bổ sung các dưỡng chất kích thích sự tự chữa lành của cơ thể, giúp vị trí niêm mạc tổn thương nhanh chóng phục hồi, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1.2. Giảm các triệu chứng khó chịu

Phần lớn bệnh nhân viêm đường tiểu đều muốn giải quyết nhanh chóng các triệu chứng khiến họ khó chịu để nhanh chóng cân bằng lại cuộc sống, khả năng làm việc, sinh hoạt, học tập một cách bình thường.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học giúp cung cấp dưỡng chất một cách toàn diện giúp cho các hoạt động bên trong cơ thể diễn ra một cách hài hoà, ổn định, giúp dòng chảy của dịch lọc từ thận đến niệu đạo thải ra ngoài diễn ra một cách trơn tru, không trì trệ, ứ đọng và do đó các triệu chứng khó chịu như tiểu rắt, tiểu buốt ở bệnh nhân viêm đường niệu cũng giảm nhẹ.

1.3. Ức chế hệ vi sinh vật gây hại đường niệu

Viêm là phản ứng chủ động của hệ miễn dịch chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể. Trong trường hợp viêm đường tiết niệu thì các tác nhân ngoại lai này thường là vi khuẩn. Chế độ dinh dưỡng thích hợp giúp giảm tác động của các vi khuẩn gây hại này lên hệ tiết niệu nói riêng và toàn cơ thể nói chung dựa trên 2 cơ chế chính:

  • Tăng cường đào thải: Các loại thực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng khả năng lọc của thận giúp loại bỏ nhanh chóng các vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể.
  • Ức chế phát triển: Các loại thực phẩm có tính acid chẳng hạn như các thực phẩm chứa nhiều vitamin C hoặc chứa các dưỡng chất có tính kháng khuẩn tự nhiên, khi được hấp thu vào máu sẽ tạo môi trường bất lợi cho sự sinh sôi nảy nở của các vi sinh vật đường niệu. Do đó, giúp giảm thiểu tình trạng viêm hệ tiết niệu.
Chế độ dinh dưỡng có thể giúp ức chế vi khuẩn đường tiết niệu
Chế độ dinh dưỡng có thể giúp ức chế vi khuẩn đường tiết niệu

1.4. Ngăn ngừa biến chứng các bệnh hệ tiết niệu

Viêm nhiễm trong đường niệu bản thân nó đã là một bệnh lý nguy hiểm và khó chịu. Song, nếu vẫn giữ tình trạng này lâu dài mà không có hướng khắc phục có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn chẳng hạn như nhiễm trùng huyết, suy thận, ung thư bàng quang,… có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, hầu hết các biến chứng này đều có biện pháp phòng ngừa mà một trong những cách đơn giản, hiệu quả và được khuyến cáo nhiều nhất là thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.

1.5. Giúp hấp thu tốt hơn

Khi viêm nhiễm đường tiết niệu xảy ra, bệnh nhân thường được chỉ định các loại thuốc và thường là kháng sinh để tiêu diệt các vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm này. Các thuốc này có thể dùng ở đường uống, do đó khả năng hấp thu ở ống tiêu hoá ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả điều trị. Một số thuốc dùng đường tiêm thì chế độ dinh dưỡng cũng giúp ổn định hoạt động hệ tim mạch, thận nên giúp thuốc nhanh chóng đến được nơi cần tác động.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh nhân viêm đường niệu là một chế độ dinh dưỡng phải được phối hợp hài hoà với việc sử dụng thuốc, chẳng hạn như uống thuốc sau ăn hay trước ăn có thể khiến thuốc hấp thu tốt hơn, các loại thực phẩm có tính trợ tiêu hoá giúp hấp thu các hoạt chất tốt hơn. Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm còn có thể giúp điều hoà lưu lượng máu trong cơ thể giúp tăng vận chuyển thuốc đến vị trí tác động một cách nhanh chóng để sớm cải thiện triệu chứng.

1.6. Giúp thể trạng bệnh nhân nhanh chóng phục hồi

Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho sự phục hồi của bệnh nhân viêm đường tiết niệu
Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho sự phục hồi của bệnh nhân viêm đường tiết niệu

Bệnh nhân viêm đường tiết niệu thường có nhiều triệu chứng khó chịu và bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Việc bồi bổ cơ thể trong và sau giai đoạn điều trị là vô cùng quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại năng lượng để trở về cuộc sống bình thường, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, nâng cao chất lượng công việc và đời sống sau điều trị.

2. Bị viêm đường tiết niệu nên ăn gì?

2.1. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu phổ biến nhất hiện nay là do vi khuẩn E.coli gây ra. Vì vậy, việc tăng cường các thực phẩm giàu Vitamin C trong khẩu phần ăn của người bị nhiễm trùng tiểu sẽ nâng cao sức đề kháng và ức chế hoạt động của vi khuẩn E.coli. Thông qua đó, cũng giúp hỗ trợ điều trị của các thuống đang sử dụng.

Ngoài ra, Vitamin C còn là thành phần quan trọng hỗ trợ quá trình miễn dịch của cơ thể. Do đó, bạn có thể bổ sung các loại rau củ, nước ép, sinh tố tốt cho đường tiết niệu như cà chua, cà rốt, nước cam, súp lơ,… Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung Vitamin C bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, việc ăn uống trực tiếp từ những nguyên liệu tự nhiên, tươi sạch sẽ đảm bảo chất lượng và an toàn cho cơ thể.

Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bị viêm đường tiết niệu
Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bị viêm đường tiết niệu

2.2. Dùng sữa chua lên men

Các thực phẩm chứa probiotic hay sữa chua lên men là một thực phẩm mà bạn không nên bỏ qua trong chế độ ăn phòng ngừa và hỗ trợ bệnh viêm đường tiết niệu của mình. Thành phần của sữa chua có chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

Đối với người bị viêm đường tiết niệu, việc bổ sung sữa chua trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tiêu hóa thức ăn nhanh chóng, tạo cảm giác ngon miệng và ăn nhiều hơn, giảm các triệu chứng như tiểu khó, tiểu buốt, rát…

2.3. Uống thật nhiều nước

Ngoài việc quan tâm người bị nhiễm trùng tiểu nên ăn gì, bạn cũng cần chú ý uống nhiều nước, đảm bảo ít nhất 2 lít mỗi ngày. Nước sẽ giúp quá trình lọc và đào thải ở thận diễn ra nhanh chóng khiến cơ thể đi tiểu nhiều hơn. Do đó, trong quá trình bài tiết nước tiểu, hệ tiết niệu cũng đẩy các vi khuẩn có trong lòng ống ra ngoài.

Tốt nhất nên dùng nước lọc, nước ép rau củ quả và hạn chế tối đa nước ngọt, đồ uống có cồn, bia, rượu. Đồng thời, bạn cũng hạn chế dùng nước đá, nước lạnh vì có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển do hệ miễn dịch suy giảm.

Bên cạnh đó, nước râu ngô là một chất lợi tiểu cực kỳ hiệu quả. Râu ngô không chỉ có tác dụng tốt cho hệ tiết niệu mà còn giúp mát gan, bổ thận, thanh lọc cơ thể rất an toàn, bạn có thể dùng thay nước uống hàng ngày. Đối với những trường hợp bị viêm đường tiết niệu, dùng nước râu ngô nấu nước uống thường xuyên sẽ làm giảm rõ rệt các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm liên tục, tiểu khó,…

2.4. Thực phẩm chứa đường D-mannose

Đường D-mannose là tinh chất ngọt tự nhiên có trong rau củ quả, đặc biệt là trong xoài, việt quất, nha đam… Theo nghiên cứu, hoạt chất D-mannose có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy. vi khuẩn và làm lành các niêm mạc bị tổn thương.

Thực phẩm giàu D-mantose có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy
Thực phẩm giàu D-mantose có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy

2.5. Ăn nhiều gừng và tỏi

Gừng và tỏi là những thực phẩm mà người bệnh viêm đường tiết niệu nên bổ sung thường xuyên. Đây là những loại gia vị rất tốt cho cơ thể của chúng ta. Gừng và tỏi có chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Các hoạt chất này sẽ ức chế vi khuẩn gây viêm nhiễm và đào thải chúng ra ngoài hoàn toàn qua đường tiết niệu. Đồng thời, gừng và tỏi sẽ giúp sát trùng vết thương và thu hẹp vết nhiễm trùng.

3. Viêm đường tiết niệu nên kiêng ăn gì?

Một số loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có chứa chất bảo quản, có thể gây kích thích bàng quang và làm cho các triệu chứng nhiễm trùng tiểu nặng hơn. Vì vậy, người bệnh nên tránh một số thực phẩm sau:

3.1. Cà phê

Đồ uống có chứa caffein điển hình là cà phê, và đồ uống này gây kích thích bàng quang, làm cho các triệu chứng nhiễm trùng tiểu nặng hơn. Một người tiêu thụ hơn 2 tách cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu cao hơn 64% so với người không uống cà phê. Do đó, nếu bạn có thói quen uống cà phê vào mỗi buổi sáng, hãy từ bỏ thói quen này và thay thế bằng trà thảo mộc để hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu.

Người bị viêm bàng quang nên từ bỏ thói quen uống cà phê hàng ngày
Người bị viêm bàng quang nên từ bỏ thói quen uống cà phê hàng ngày

3.2. Soda

Soda nói chung là một thức uống có chứa caffeine, gas và chất làm ngọt cũng như hương liệu. Ngoài ra, một số thành phần khác trong soda cũng được cho là có thể gây kích ứng bàng quang và tăng khả năng nhiễm trùng đường tiết niệu ở một số đối tượng. Vì vậy, tốt nhất người bệnh chỉ nên sử dụng trà thảo mộc hoặc nước lọc thay vì soda và các loại nước có ga khác.

3.3. Rượu, bia

Rượu, bia hoặc bất kỳ đồ uống có cồn nào khác có thể tạo ra lượng nước tiểu lớn và nhanh chóng. Điều này gây áp lực lên bàng quang và làm suy yếu trương lực cơ vùng chậu. Rượu cũng được cho là có thể gây kích thích bàng quang, đặc biệt nếu bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy, hãy cắt giảm lượng rượu tiêu thụ hàng ngày của bạn để tránh làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn nên từ bỏ rượu bia để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

3.4. Đồ ăn cay

Mặc dù không phải ai cũng nhạy cảm với thức ăn cay, thức ăn cay được cho là có thể gây kích ứng và viêm bàng quang khi bạn bị nhiễm trùng tiểu. Vì vậy, những người mắc các bệnh về đường tiết niệu nên từ bỏ thói quen tiêu thụ đồ cay hoặc các gia vị cay nóng để hỗ trợ điều trị bệnh.

3.5. Thực phẩm chứa chất tạo ngọt

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thức ăn ngọt, đặc biệt là chất ngọt nhân tạo khiến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, bệnh nhân tiết niệu có thể tiêu thụ trái cây ngọt tự nhiên với lượng vừa phải. Điều này không gây hại cho đường tiết niệu và sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, không nên lạm dụng đồ ăn ngọt.

3.6. Trái cây có tính axit mạnh

Không phải loại trái cây nào cũng tốt cho người bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Theo đó, người bệnh nên hạn chế ăn các loại trái cây có tính axit mạnh như dứa, chanh, bưởi, mận… Vì axit trong các loại trái cây này sẽ kích thích bàng quang tiết ra khiến bệnh nặng hơn.

4. Viên uống Cripal hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu

Chữa viêm tiết niệu bằng các thảo dược thiên nhiên ngày càng được ưa chuộng do tính tiện dụng, an toàn và hiệu quả của nó. Với chiết xuất từ cây cọ lùn, cây tầm ma cùng với vitamin và các vi lượng quan trọng, Viên uống Cripal giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả.

Viên uống Cripal với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe
Viên uống Cripal với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe

Saw Palmetto Extract: Chiết xuất từ ​​quả của cây cọ lùn có tác dụng chống viêm giúp hỗ trợ các vấn đề lành tính của tuyến tiền liệt. Một số nghiên cứu cho thấy loại thảo dược này có hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng, bao gồm đi tiểu nhiều lần, tiểu nhiều và tiểu đêm.

Stinging Nettle Extract: Chiết xuất từ ​​rễ cây tầm ma được sử dụng rộng rãi ở Châu Âu. Các nghiên cứu trên người cho thấy rằng cây tầm ma kết hợp với các loại thảo mộc khác (đặc biệt là cây cọ lùn) có thể có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng như giảm lưu lượng nước tiểu, làm rỗng bàng quang và giảm lượng nước tiểu. và giảm lượng nước tiểu. và giảm lượng nước tiểu. độ sáng không hoàn toàn, chảy nước dãi, đi tiểu đau và muốn đi tiểu liên tục.

Beta-sitosterol: Beta-sitosterol là một trong nhiều sterol có nguồn gốc từ thực vật (phytosterol) và có cấu trúc tương tự như cholesterol được tạo ra trong cơ thể. Beta-sitosterol giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu. Nó cũng được cho là có thể làm giảm các triệu chứng của tuyến tiền liệt phì đại.

Selen, Kẽm, Đồng, Vitamin D3, Vitamin B6: Đây đều là những vitamin và nguyên tố vi lượng quan trọng giúp  hỗ trợ chống oxy hóa, bảo vệ tuyến tiền liệt cũng như giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Đặc biệt, Kẽm có tác dụng giảm viêm, làm dịu các triệu chứng. Vitamin D giúp ngăn ngừa sự phát triển của tuyến tiền liệt.

5. Những lưu ý trong điều trị viêm đường tiết niệu

Để điều trị bệnh viêm đường tiết niệu hiệu quả, việc điều chỉnh lối sống cũng đóng vai trò quan trọng:

  • Không nhịn tiểu quá lâu.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: lau từ trước ra sau mỗi khi đi vệ sinh.
  • Thực hiện quan hệ tình dục lành mạnh và vệ sinh trước và sau khi giao hợp. Nhớ uống một cốc nước đầy và đi vệ sinh trong vòng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn trong đường tiết niệu.
  • Tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn.
  • Tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh âm đạo có độ pH cao hoặc các hóa chất gây kích ứng.
  • Chọn quần áo rộng rãi, thoáng khí làm bằng cotton.

Lời kết

Bệnh viêm đường tiết niệu có thể ghé thăm bất cứ ai không phân biệt tuổi tác, giới tính nên việc trang bị cho mình những kiến thức bổ ích là vô cùng quan trọng. Hi vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị để bảo vệ hệ tiết niệu khỏe mạnh.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về viêm đường tiết niệu, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ