Đi tiểu nhiều có phải là dấu hiệu của thận yếu không?

Đi tiểu nhiều lần có phải thận yếu không?

Tiểu tiện là một chức năng thiết yếu của cơ thể con người. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp người bệnh đi tiểu nhiều hơn bình thường, gây ra những bất cập về cả sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của con người. Tình trạng tiểu nhiều lần là gì? Có phải tiểu nhiều lần là dấu hiệu của thận yếu không? Chúng ta cùng xem qua bài viết dưới đây để giải đáp thắc cho bạn về tình trạng này.

1. Như thế nào là tình trạng đi tiểu nhiều lần

Theo các chuyên gia y tế, một người trưởng thành bình thường sẽ đi tiểu khoảng 5 đến 8 lần trong một ngày, do đó, nếu bạn đi tiểu trên 8 lần sẽ được gọi là chứng đa niệu. Một số nghiên cứu khác cho thấy, tần suất đi tiểu có thể khác nhau ở mỗi người, vì vậy bạn không nên tập trung tối đa là 8 lần trong ngày để xác định xem mình có mắc bệnh hay không mà có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến số lần đi tiểu của mỗi người, có thể do thức ăn, đồ uống, thói quen sinh hoạt, do bệnh cơ địa, do chất kích thích…

2. Đi tiểu nhiều lần có phải là thận yếu?

Trên thực tế, đi tiểu nhiều lần cũng là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh suy thận. Thận là cơ quan bài tiết nước tiểu trong cơ thể. Khi chức năng thận suy giảm, nhiệm vụ bài tiết không hoạt động tốt. Dẫn đến lượng nước tiểu trong cơ thể không ổn định, gây ra triệu chứng đi tiểu nhiều lần.

Nếu trong một ngày bạn phải đi vệ sinh nhiều lần thì bạn cần chú ý xem mình có bị tiểu nhiều lần hay tiểu buốt không. Theo các chuyên gia, lượng nước tiểu của một người bình thường trong một ngày vào khoảng:

  • 1,2 – 1,7 lít nước tiểu / ngày đối với nam giới.
  • 1,1 – 1,5 lít nước tiểu / ngày đối với phụ nữ.

Do đó, nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 2 lít/ngày (hơn 7-8 lần / ngày) dù không uống nhiều nước, có nghĩa là bạn đang đi tiểu quá thường xuyên.

Tiểu nhiều là một trong những triệu chứng của suy thận
Tiểu nhiều là một trong những triệu chứng của suy thận

Khi đi vệ sinh, bạn cũng nên chú ý đến màu sắc của nước tiểu nếu nghi ngờ mình có vấn đề về chức năng thận. Khi chức năng thận suy giảm khi đi tiểu, nước tiểu thường có màu vàng sẫm, có bọt nổi lên như bong bóng.

Có thể nói việc đi tiểu nhiều lần trong ngày là có thể là do thận yếu. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra việc đi tiểu thường xuyên hơn mà không liên quan gì đến việc rối loạn chức năng thận. Khi xác định có phải là tiểu nhiều do thận yếu hay không cần loại bỏ những nguyên nhân khác mà bạn có thể giải thích được và nếu khi xuất hiện triệu chứng này quá lâu, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị một cách kịp thơi.

3. Nguyên nhân của việc đi tiểu nhiều lần

3.1. Đi tiểu nhiều lần trong ngày do các bệnh lý

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo.
  • Suy thận mãn tính: Ở giai đoạn đầu của bệnh thận mãn tính là hiện tượng giảm nồng độ nước tiểu, gây ra các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu có bọt, phù nề, tiểu ít, da xanh, lừ đừ, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Sỏi thận và dị vật trong đường tiết niệu: Sự có mặt của sỏi hoặc một số dị vật cọ xát gây kích thích cổ bàng quang nên thường xuyên đi tiểu. Biểu hiện lâm sàng của bệnh sỏi thận rất đa dạng, bao gồm triệu chứng tiểu đêm kèm theo tiểu khó, tiểu ít, tiểu buốt, đau lưng và có thể tiểu ra máu… bệnh nhân sỏi thận nếu không được điều trị sớm và kịp thời sẽ có những biểu hiện nguy cơ suy thận.
  • Bệnh tiểu đường: Việc đi tiểu nhiều lần là một trong dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
  • Đột quỵ và bệnh thần kinh: Tổn thương các dây thần kinh cung cấp cho bàng quang có thể dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang gây đi tiểu nhiều lần.
  • Ung thư bàng quang: Nếu khối u phát triển sẽ chèn ép hoặc gây chảy máu trong bàng quang dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Bệnh nhân cao huyết áp, ung thư tuyến tiền liệt, viêm bàng quang kẽ,… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần.

3.2. Nguyên nhân không do bệnh lý

  • Phụ nữ mang thai: Nội tiết tố do nhau thai tiết ra và do tử cung mở rộng để chứa sức nặng của thai nhi gây áp lực lên bàng quang dẫn đến việc đi tiểu nhiều lần ở các bà bầu.
  • Tuổi tác: Chức năng thận suy giảm theo tuổi tác.
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Uống nhiều nước, ăn canh vào buổi tối, sử dụng đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cà phê… là những yếu tố dẫn đến việc đi tiểu nhiều lần.
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu được sử dụng để điều trị cao huyết áp, phù nề do suy tim, suy thận, xơ gan gây đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, stress, mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm.

4. Đi tiểu nhiều lần có nguy hiểm không?

Việc đi tiểu nhiều lần trong ngày ngoài việc gây mất nước, mệt mỏi, mà còn có thể gây ra một số bệnh lý kèm theo như:

  • Ớn lạnh, rùng mình: Người bệnh thường có cảm giác lạnh tứ chi, tím tái, lạnh cóng mặc dù thân nhiệt ổn định. Mỗi khi môi trường thay đổi, cảm giác rùng mình xuất hiện kèm theo đau đầu và đau bụng.
  • Vàng da: Ngoài chức năng đào thải chất độc trong cơ thể, thận còn đảm nhận vai trò sản xuất hồng cầu cho máu. Khi chức năng thận suy giảm, thận hoạt động kém hiệu quả hơn, sự mất cân bằng máu trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Điều này khiến người bệnh gặp các triệu chứng như ngứa ran, phát ban và vàng da.
  • Chóng mặt, ù tai: Thận có liên quan mật thiết đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Hậu quả là người bệnh sẽ bị chóng mặt, buồn nôn, đi đứng không vững, ù tai, giảm thính lực.
  • Sinh lý kém (ở nam giới): Thận mạnh hay yếu quyết định rất nhiều đến tình trạng sinh lý ở nam giới. Vai trò của tuyến thượng thận là tiết ra nội tiết tố androgen và estrogen – những hormone giúp phát triển và duy trì khả năng tình dục ở nam giới. Đồng thời, nếu thận hoạt động tốt sẽ giúp đẩy máu đến dương vật dễ dàng hơn. Kết quả là dương vật giữ được trạng thái cương cứng, ảnh hưởng đến khả năng xuất tinh khi quan hệ tình dục. Vì vậy, nếu bị suy giảm chức năng sinh lý ở nam giới thì nam giới cũng có nguy cơ bị thận yếu.
  • Đau lưng: Đau lưng cũng là một trong những triệu chứng điển hình do suy thận gây ra. Bệnh gây cản trở dòng chảy của nước tiểu, khiến nước tiểu bị tắc nghẽn khi di chuyển từ thận xuống bàng quang. Hậu quả là gây ra các cơn đau nhức vùng lưng, thắt lưng, cột sống của người bệnh.
  • Mệt mỏi: Được biết, nếu thận hoạt động tốt, chúng sẽ sản xuất ra hormone erythropoietin. Hormone này có khả năng giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy. Khi chức năng thận suy giảm, nó không còn sản xuất hormone nữa và ít tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn. Do đó, tình trạng thiếu máu xuất hiện, người bệnh cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi cả ngày.

5. Phòng ngừa tình trạng đi tiểu nhiều lần

Có một số cách để ngăn ngừa và giảm số lần đi tiểu, chẳng hạn như:

  • Mỗi người nên tạo thói quen đi vệ sinh một cách khoa học nhất: Tuyệt đối không nhịn đi vệ sinh (nhất là nhịn tiểu) vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bàng quang và thận dẫn đến rối loạn tiết niệu. Ngoài ra, việc vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ cũng sẽ giúp “cô bé”, “cậu bé” luôn được bảo vệ khỏi viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm bàng quang.
  • Cung cấp những nguồn thực phẩm sạch, tốt và đặc biệt hạn chế những thực phẩm có tính axit vì những thực phẩm này sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều. Một số thực phẩm như sữa, đường, nước có ga, các loại thịt sống,… chứa nhiều axit. Ngoài ra, chúng ta nên ăn những thực phẩm chứa nhiều canxi sẽ giúp cơ thể cân bằng lượng axit trong cơ thể, giảm áp lực cho thận,…
  • Tập thể dục thường xuyên cũng giúp ích rất nhiều cho việc đi tiểu. Vì hoạt động tích cực sẽ giúp các chất độc hại trong cơ thể được đào thải qua đường mồ hôi.
  • Đặc biệt, phải hạn chế tối đa các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cafein vì chúng sẽ gây hại cho bàng quang và thận.
Tránh sử dụng chất kích thích để hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều
Tránh sử dụng chất kích thích để hạn chế tình trạng đi tiểu nhiều

6. Điều trị bệnh đi tiểu nhiều lần

Việc đi tiểu nhiều lần là tình trạng không mong muốn. Bệnh gây ra nhiều thay đổi trong cuộc sống của người bệnh. Nó cũng ảnh hưởng đến chức năng thận nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu thấy các triệu chứng của bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để điều trị. Tùy theo tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân mà có phác đồ điều trị khác nhau:

6.1. Sử dụng thuốc Đông y

Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc chữa thận yếu, tiểu nhiều. Tùy từng bệnh mà phối hợp các vị thuốc với tỷ lệ khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung của các bài thuốc này là điều trị được cả nguyên nhân và triệu chứng, an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc trong thời gian dài, có thể vài tuần hoặc vài tháng.

Bài thuốc số 1:

Thành phần: Tang phiêu tiêu, ngũ vị tử, đương quy, miết giáp, ngũ vị tử, ích trí nhân, phụ tử, thạch xương bồ, thỏ ty tử, đảng sâm, long cốt, hoài sơn, viễn chí, phục linh,…

Thực hiện:

  • Các vị thuốc trên đem phơi khô, thái thành từng lát mỏng.
  • Đun sôi với 500ml nước, đến khi còn ⅕ lượng nước thì dừng (hoặc đến khi nước đặc lại).
  • Nước uống cần được pha mới mỗi ngày. Sử dụng ít nhất 1 tuần để có kết quả hiệu quả.

Bài thuốc số 2:

Thành phần: Mạch Môn, Ngũ vị tử, Phục linh, Thái tử sâm, Địa hoàng thang, Biển đậu, Quả kỷ tử, Sơn dược.

Thực hiện:

  • Các vị thuốc trên đem sắc với nước sạch trong khoảng nửa giờ đến 1 giờ.
  • Nước được lọc qua phễu để tách nước.
  • Nước thuốc chia thành 2 – 3 phần và dùng trong ngày.
Sử dụng các bài thuốc đông y điều trị chứng đi tiểu nhiều lần
Sử dụng các bài thuốc đông y điều trị chứng đi tiểu nhiều lần

6.2. Sử dụng thuốc Tây y

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhóm thuốc có khả năng điều trị chứng thận yếu gây đi tiểu nhiều. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc lợi tiểu: Furosemide, thiazid, amiloride… Khi thận bị suy, nhiều chất độc hại không được đào thải ra ngoài làm tăng áp lực cho cơ quan này. Vì vậy, uống thuốc lợi tiểu sẽ làm tăng đào thải các chất này, từ đó ngăn ngừa tình trạng suy thận thêm.
  • Thuốc chống tăng huyết áp: Atenolol, amlodipine, quinapril… Huyết áp của người suy thận thường tăng cao đột ngột nên những loại thuốc này giúp ngăn ngừa tình trạng này.
  • Thuốc cân bằng acid uric: Colchicine, allopurinol,… Bình thường acid uric được thận đào thải qua nước tiểu. Khi thận yếu, lượng chất này bị suy giảm, nồng độ trong máu tăng cao sẽ gây ra bệnh gút. Các vị thuốc này giúp hạn chế các biến chứng gây bệnh gút xảy ra đối với người bị suy thận.
  • Thuốc chống rối loạn máu: Sắt, Darbe epo beta… Bệnh nhân suy thận thường bị rối loạn nội tiết tố tham gia vào quá trình tạo máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần bổ sung đủ lượng máu để cơ thể hoạt động.

Người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng. Bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và kê đơn. Thuốc nếu không được sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người dùng.

Lời kết

Vậy đi tiểu nhiều có phải là dấu hiệu của thận yếu? Để trả lời câu hỏi này bạn cần phân tích mức độ thường xuyên, lượng nước tiểu của bạn và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Khi đã loại trừ các yếu tố ảnh hưởng mà tần suất đi tiểu của bạn vẫn trên 10 lần / ngày, mỗi lần đi tiểu rất ít, tiểu buốt, không có bệnh lý gì ngoài thận thì rất có thể bạn đã bị thận yếu.

Tuy nhiên, để xác định xem chức năng thận của bạn có bình thường hay không thì cần phải làm các xét nghiệm máu và nước tiểu khác. Khi có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như đi tiểu nhiều hơn bình thường cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý liên quan.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về đi tiểu nhiều lần, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ