Đau họng là bệnh phổ biến và thường gặp trên tất cả mọi người, ở mọi độ tuổi. Đau họng có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể từ những nguyên nhân khách quan như vi rút, cảm lạnh, dị ứng, ô nhiễm, không khí độ ẩm thấp hay những nguyên nhân chủ quan như uống nước quá lạnh, nói liên tục trong khoản thời gian dài.
Khi bị đau họng với mức độ nhẹ, chúng ta có thể tự điều trị tại nhà, tuy nhiên khi bệnh trở nặng kèm sốt cao, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám. Dưới đây là một số cách điều trị đau họng có hiệu quả được mọi người sử dụng hiện nay.
1. Các loại thuốc thường dùng để trị bệnh đau họng tại nhà
1.1. Các thuốc trị đau họng không cần kê đơn
Các thuốc không kê đơn là các thuốc được sử dụng, bán lẻ không cần đơn thuốc của bác sĩ. Các thuốc này có thể dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc, quầy thuốc thông thường. Một số nhóm thuốc trị đau họng không kê đơn thường gặp là:
- Nhóm giảm đau, hạ sốt: Paracetamol thường được dùng để giảm đau, hạ sốt trong các trường hợp viêm họng đi kèm sốt. Paracetamol trong các chế phẩm mới có thể đi kèm các hoạt chất kháng histamin H1 chẳng hạn như Loratadin giúp ngăn ngừa các phản ứng dị ứng đi kèm như viêm mũi, chảy mũi, viêm họng do kích ứng, dị ứng,…
- Nhóm giảm ho, tiêu đờm: viêm họng đôi khi đi kèm ho khan hoặc ho có đờm cần sử dụng các thuốc giảm ho, tiêu đờm để cải thiện tình trạng hô hấp cho bệnh nhân. Một số hoạt chất không kê đơn thường sử dụng bao gồm: Carbocystein, Terpin hydrat,…
- Nhóm sát khuẩn đường hô hấp: dành cho trường hợp đau họng do các vi sinh vật gây nên, nhóm này thường sử dụng các loại tinh dầu dùng đường uống hoặc xông hít.
- Nhóm kháng viêm: các hoạt chất giảm đau kháng viêm non-steroid (NSAID) như Ibuprofen, Meloxicam,…Hoặc các thuốc giảm viêm và phù nề dạng enzym chẳng hạn như alphachymotrypsin thường được sử dụng để giảm các tình trạng đau họng do viêm.
Xem thêm: Top 10 loại kẹo ngậm ho tốt được bán nhiều tại các nhà thuốc
1.2. Sử dụng thuốc đông y trị đau họng an toàn
Theo Đông y, bệnh đau họng thuộc chứng hầu tý. Bệnh xuất hiện do phong nhiệt uất kết tại họng đốt cháy tân dịch sinh ra đờm, phong nhiệt bên ngoài xâm nhập làm tăng nhiệt; chức năng của phủ tạng mất điều hòa. Dựa vào căn nguyên này, Đông y chú trọng sử dụng các bài thuốc thảo dược nhằm cân bằng âm dương, tác động vào căn nguyên gây bệnh. Khi âm dương được điều hòa, sức đề kháng của người bệnh tăng lên, bệnh sẽ được cơ thể tự đẩy lùi.
Một số thảo dược thường dùng để trị đau họng có thể kể đến như: Cát cánh, cam thảo, hoàng cầm, tang bạch bì, sa sâm, huyền sâm, sinh địa, xạ can, cam thảo,…
2. Các cách trị đau họng tại nhà an toàn hiệu quả
2.1. Sử dụng mật ong giúp giảm đau họng
Không chỉ là một món ăn ngon mà mật ong còn được biết đến như một liều thuốc có công dụng chữa đau họng tốt. Với đặc tính là ngọt, không độc, có tác dụng nhuận phế, giải độc, điều hòa các dược liệu khác nên nó được dùng để làm giảm các triệu chứng bệnh đau dạ dày, bồi bổ sức khỏe, làm giảm căng thẳng, cải thiện trí nhớ… Trong đó, uống nước mật ong thường xuyên là một trong những cách làm giảm đau họng hiệu quả nhất.
2.2. Ăn tỏi cũng là một cách giảm đau họng
Tỏi là một loại gia trị có vị cay, mùi hắc, tính ấm, hơi độc có tác dụng kiện tỳ, khai vị, thông khiếu, thông sướng ngũ tạng, giải thử khí, tiêu thũng, tiêu đờm, trừ giun, tiêu nhọt, sát trùng… Thường được sử dụng để điều trị các bệnh về đường hô hấp như hen phế quản, ho gà, cảm lạnh… Đặc biệt, tỏi cũng có tác dụng trong việc giảm cơn đau họng. Sử dụng tỏi để giảm đau bằng cách tách vỏ và nhai sống.
2.3. Sử dụng chanh giúp trị đau họng hiệu quả
Trong quả chanh có chứa nhiều vitamin C – rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, chanh kết hợp cùng mật ong là một bài thuốc trị đau họng đơn giản mà hiệu quả rõ rệt. Hoặc bạn có thể sử dụng chanh bằng cách pha với nước ấm để uống.
2.4. Giảm đau họng với gừng
Không chỉ được dùng làm gia vị, gừng còn chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa, có thể được nhiều bệnh lý trong đó có đau họng. Có nhiều cách chữa đau họng bằng gừng, bạn có thể pha trà gừng để uống hoặc kết hợp nói với các nguyên liệu khác như chanh, cây rẻ quạt, củ cải trắng hoặc có thể dùng nước ép gừng kết hợp với mật ong để ngậm cũng giúp giảm đau họng rất tốt.
2.5. Lá húng quế cũng có thể trị đau họng
Không chỉ được dùng để làm gia vị, húng quế có mùi thơm, tính ấm, có tác dụng sát khuẩn, nấm mốc, sát trùng nên còn được xem là vị thuốc có tác dụng chữa trị nhiều bệnh lý. Do đó nó thường có mặt trong những bài thuốc trị các bệnh. Đặc biệt, nhai lá húng quế thường xuyên cũng là phương pháp chữa đau họng không nên bỏ qua. Ngoài việc ăn trực tiếp, bạn cũng có thể dùng lá húng quế để nấu nước uống.
2.6. Súc miệng với nước muối sinh lý
Súc miệng với nước muối không chỉ giúp loại sạch các yếu tố bám trên bề mặt gây hại cho sức khoẻ mà còn giúp sát khuẩn bởi nước muối ở nồng độ đẳng trương với tế bào người đã có tác dụng ức chế nhiều loại vi sinh vật gây hại, trong đó có các vi khuẩn Gram (+) gây viêm, đau họng.
Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm nước muối sinh lý tại các nhà thuốc hoặc tự pha dung dịch nước muối súc miệng cho chính mình bằng cách hoà tan 9g muối vào 1 lít nước. Súc miệng bằng nước muối này nhiều lần trong ngày, sau khi súc miệng xong bằng nước muối thì súc lại một lần nước bằng nước sạch.
2.7. Cam thảo có nhiều thành phần giúp giảm đau họng hiệu quả
Cam thảo là một trong những vị thuốc đa năng nhất được sử dụng trong rất nhiều các bài thuốc dân gian. Trong dược liệu cam thảo có chứa hơn 300 hợp chất khác nhau có công dụng chữa bệnh. Do có vị ngọt dễ chịu đi kèm là công dụng kháng viêm, chống dị ứng, làm lành niêm mạc tổn thương nên cam thảo cũng rất được dùng làm vị thuốc chữa đau họng rất hiệu quả. Có rất nhiều cách để điều trị viêm họng, đau họng bằng cam thảo, dưới đây là 3 cách được nhiều người lựa chọn nhất:
- Cách 1: Hãm 10g cam thảo sống hãm với 100ml nước sôi như hãm trà, uống cho đến khi không còn vị ngọt nữa thì thôi. Uống theo cách trên mỗi ngày từ 2-3 lần cho đến khi hết đau họng.
- Cách 2: Cho dược liệu cam thảo lên bếp nướng cho đến khi toả ra mùi thơm nhẹ, cho vào cối tán thành bột mịn và bảo quản tránh ánh sáng, ẩm mốc. Mỗi lần sử dụng múc 4g bột cam thảo hoà trong nước ấm rồi uống ngay. Uống theo cách trên mỗi ngày từ 2-3 lần để trị đau họng.
- Cách 3: Tán cam thảo thành bột giống như cách 2. Mỗi lần dùng hoà tan 10g bột cam thảo vào 200ml nước ấm cho đến khi bột tan hoàn toàn, thêm 20ml nước cốt chanh tươi vào khuấy cùng, mỗi ngày dùng 2 lần cho đến khi hết đau họng.
2.8. Dùng vỏ quýt trị đau họng
Sau khi ăn quýt, nhiều người thường vứt đi phần vỏ. Tuy nhiên, đây lại là bộ phận mà nếu được chế biến hợp lý thì lại thành một vị thuốc quý trị rất nhiều các loại bệnh. Tên gọi vẫn thường gặp của dược liệu vỏ quýt là Trần Bì. Trong vỏ quýt có chứa hàm lượng vitamin, tinh dầu và các khoáng chất cao giúp hỗ trợ giảm sưng, viêm, giảm ho, sát khuẩn đường hô hấp nên rất thường được dùng để điều trị các bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như đau họng, viêm họng, viêm phế quản,…
Có rất nhiều cách sử dụng vỏ quýt để trị đau họng, dưới đây là 3 cách hiệu quả nhất:
- Cách 1: Lấy 20-30g vỏ quýt khô đem rửa qua bằng nước sạch và để cho ráo nước. Sau đó đem sao vàng hạ thổ. Cuối cùng đem đun sôi với khoảng 600ml nước cho đến khi còn 1/2 lượng nước thì có thể dùng được. Dùng thay nước uống hằng ngày cho đến khi hết đau họng.
- Cách 2: Dùng 20g vỏ quýt tươi đem rửa sạch, cạo bỏ phần màng trắng bên trong rồi đem thái thành những sợi nhỏ. Cho vỏ quýt vào ấm cùng với vài lát gừng tươi đã cạo vỏ, đun với khoảng 600ml nước, đun sôi 20 phút rồi tắt bếp. Uống khi còn ấm mỗi ngày từ 1-2 lần cho đến khi hết đau họng.
- Cách 3: Lấy 5g vỏ quýt tươi đem rửa sạch, để ráo nước rồi thái thành các sợi nhỏ. Đun sôi phần vỏ quýt với 2 bát nước trong khoảng 15 phút, lấy phần nước vừa sắc pha với 3 thìa cà phê mật ong. Uống hỗn hợp này khi còn ấm từ 1-2 lần trong ngày cho đến khi hết đau họng.
2.9. Dùng hành tây trị đau họng
Theo Đông Y thì hành tây là một trong các thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều vai trò đó với sức khỏe con người. Việc sử dụng hành tây giúp phòng tránh nhiều bệnh như khó tiêu, cảm cúm, đau đầu, viêm họng, đau họng, ho khan hoặc ho có đờm,…Trong thành phần của loại củ này có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bệnh nhân đau họng như vitamin C, Selen, Quercetin, các hợp chất chứa lưu huỳnh,… Trong dân gian cũng có nhiều phương pháp điều trị đau họng bằng loại thực phẩm này, dưới đây là 3 cách thường dùng nhất:
- Cách 1: Đem hành tây đi rửa sạch rồi bóc vỏ. Cho vào máy ép để ép lấy nước, pha thêm ít muối cho dễ uống. Sau khi pha xong, uống ngay lượng nước vừa ép, áp dụng mỗi ngày 1 lần cho đến khi hết đau họng.
- Cách 2: Đem hành tây đi rửa sạch rồi bóc vỏ, cắt hành tây làm đôi cho vào chén. Thêm đường phèn vào chén chứa hành tây rồi cho vào nồi cơm điện nấu với cơm hoặc cho vào nồi hấp cách thuỷ trong khoảng 15 phút. Để nguội rồi uống lấy phần nước. Uống hỗn hợp trên mỗi ngày một lần cho đến khi hết đau họng.
- Cách 3: Rửa sạch rồi lột vỏ 3 củ hành tây, cắt thành khoanh và cho vào lọ thuỷ tinh có nút đậy. Cho mật ong vào lọ sao cho lượng mật ong ngập đầy hành tây, đậy kín rồi để yên trong 3 ngày. Khi sử dụng lấy 2 thìa cà phê uống trực tiếp, dùng mỗi ngày 1-2 lần để giảm bớt cơn đau họng.
2.10. Giấm táo giúp giảm đau họng hiệu quả nhờ thành phần có tính kháng viêm, kháng khuẩn
Trong giấm táo có chứa acid acetic, protein, enzyme và các chất chống oxy hóa, kích thích làm tăng cường hoạt động hệ miễn dịch cơ thể để đẩy lui bệnh. Ngoài ra, giấm táo còn có tính kháng khuẩn, chống viêm, long đờm, giúp dễ thở,… nên cũng thường hay được áp dụng để chữa các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
Cách sử dụng giấm táo để trị đau họng: trộn giấm táo, nước cốt chanh, mật ong, bột quế mỗi thứ 1 thìa cà phê với 150ml nước ấm, uống dung dịch từ từ mỗi ngày một lần để giảm nhanh tình trạng đau họng.
3. Cách phòng ngừa đau họng tái phát
Ông cha ta có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tuy đau họng không quá khó để điều trị, tuy nhiên chúng ta vẫn nên giữ gìn một sức khỏe tốt, một trạng thái cơ thể khỏe mạnh. Vì thế, chúng ta cần lưu ý những biện pháp đơn giản mà hiệu quả sau đây:
- Vệ sinh răng, miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng 2 lần mỗi ngày, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Súc họng bằng nước muối loãng.
- Đeo khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi, khi tiếp xúc với người bệnh để tránh lây nhiễm.
- Không uống hoặc ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng. Bỏ thói quen ngậm kẹo hay ăn kem.
- Phòng ngủ cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa. Nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức khoảng 28ºC.
- Uống nhiều nước và thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Khi mắc bệnh về răng, miệng cần điều trị dứt điểm, tránh kéo dài dễ dẫn đến dễ lây lan gây viêm họng.
Lời kết
Đau họng gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Khi phát hiện các dấu hiệu của đau họng, tùy vào mức độ mà có cách điều trị phù hợp ở nhà. Nếu bệnh diễn biến nặng, hãy thăm khám bác sĩ sớm nhất có thể để tránh kéo dài gây nhiều bệnh khác cho cơ thể.
Bạn đang lo lắng về tình đau họng. Hãy đặt câu hỏi cho dược sĩ ngay hoặc gọi số Hotline: 19007061 để được nhận tư vấn MIỄM PHÍ.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan
Ho có đờm là gì? nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa
Top 8 loại kẹo ngậm đau họng tốt nhất hiện nay
Viêm họng hạt là gì? nguyên nhân do đâu và cách điều trị
Bị đau họng nên uống nước gì? để giảm đau nhanh
Nguyên nhân gây nên tình trạng ho khan và cách khắc phục hiệu quả