Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học?

Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học

Mùa hè nắng nóng cả ngày, tia UV cũng hoạt động mạnh nên việc sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài chắc chắn là điều cần thiết. Kem chống nắng có 2 loại là vật lý và hóa học, mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng? Hãy cùng tìm hiểu về sự khác biệt giữa kem chống nắng vật lý và hóa học nhé!

1. Tổng quan về kem chống nắng vật lý

1.1. Kem chống nắng vật lý là gì?

Kem chống nắng vật lý (Sunblock) bảo vệ da đúng như tên gọi: tạo hàng rào vật lý giữa da và ánh nắng mặt trời. Hay có hiểu rằng, kem chống nắng vật lý không hấp thụ vào da mà lưu lại trên bề mặt. Kem chống nắng vật lý có phổ rộng tự nhiên, giúp chống lại cả tia UVA và UVB. Kem chống nắng vật lý thường là quang hóa được, có nghĩa là các chức năng của chúng sẽ không bị suy giảm khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Kem chống nắng vật lý còn được gọi là kem chống nắng khoáng vì sản phẩm có chứa hoạt chất Titanium Dioxide và Zinc Oxide có nhiệm vụ hấp thụ, làm chệch hướng và tán xạ tia nắng mặt trời, tia UV có hại cho da. Hiện nay, với công nghệ khoa học hiện đại, hai thành phần này thường có kích thước siêu nhỏ thành dạng nano để tạo ra những công thức tuyệt vời. Da nhạy cảm thường thích hợp với vật lý hơn vì sản phẩm thường được thiết kế không chứa hương liệu, paraben và thuốc nhuộm tổng hợp.

Kem chống nắng vật lý tạo hàng rào bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời
Kem chống nắng vật lý tạo hàng rào bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời

1.2. Ưu nhược điểm của kem chống nắng vật lý

Ưu điểm:

  • Cung cấp khả năng bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB.
  • Vì sản phẩm khi thoa lên da thông thường sẽ có tác dụng chống nắng cho da ngay sau khi thoa nên bạn không cần đợi sản phẩm thẩm thấu.
  • Có thể chống nắng lâu dài (không tính đến việc da tiếp xúc với nước hoặc ra nhiều mồ hôi).
  • Thành phần lành tính nên hạn chế tối đa khả năng kích ứng da, phù hợp với da nhạy cảm, da điều trị cần phục hồi, kể cả phụ nữ mang thai và trẻ em cũng được khuyến khích sử dụng kem chống nắng vật lý.
  • Vì Titanium Dioxide và Zinc Oxide được bào chế ở dạng nano nên tạo cảm giác nhẹ nhàng, không gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Thời hạn sử dụng sau khi mở thường sẽ lâu hơn.

Nhược điểm:

  • Sản phẩm dễ bị rửa trôi do cọ xát mạnh hoặc đổ mồ hôi, vì vậy sản phẩm thường không được khuyến khích sử dụng cho những ngày hoạt động mạnh hoặc đi bơi.
  • Cần phải thoa lại sản phẩm nhiều lần trong ngày nếu hôm đó da đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước. Hoặc ngay cả khi không tiếp xúc với nước, bạn cũng nên thoa lại kem chống nắng 2-3 lần mỗi ngày cách nhau 3-4 tiếng.
  • Kem chống nắng vật lý thường sẽ nâng tone, đôi khi để lại vệt trắng nên có thể sẽ không phù hợp với những bạn có làn da ngăm đen.
  • Nếu bạn không thoa lại kem chống nắng vật lý trong ngày, khả năng bảo vệ của sản phẩm sẽ bị suy yếu do tia UV có thể xâm nhập vào giữa các phân tử và tấn công trực tiếp vào da.
  • Thường có kết cấu hơi đặc nên các bạn có làn da dầu, mụn thì nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng sản phẩm.
  • Các hoạt chất khoáng khi tác động đơn lẻ thì khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA thường sẽ thấp hơn.

1.3. Cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý

Đây là loại kem chống nắng theo cơ chế phản xạ ánh sáng (ánh sáng chiếu vào da sẽ bị phản xạ lại nên không thể xuyên qua da). Kem chống nắng vật lý sử dụng hai chất là Zinc Oxide (ZnO) và Titanium Oxide (TiO2). Hai thành phần này đều có tác dụng ngăn chặn tia UVA và UVB rất mạnh. Kem có đặc điểm là không gây kích ứng da nên sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho những bạn bị dị ứng với kem chống nắng.

2. Tổng quan về kem chống nắng hóa học

2.1. Kem chống nắng hóa học là gì?

Kem chống nắng hóa học là kem hữu cơ với các thành phần chống nắng như avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone,… Bạn có thể dễ dàng nhận biết sản phẩm nào là kem chống nắng hóa học bằng cách xem danh sách thành phần. Nếu bạn không thấy Zinc oxide và Titanium dioxide trong một sản phẩm, đó là kem chống nắng hóa học. Kem hóa học sẽ hấp thụ các tia UV, bảo vệ làn da dưới ánh mặt trời.

2.2. Ưu nhược điểm của kem chống nắng hóa học

Ưu điểm:

  • Bởi vì các sản phẩm thẩm thấu qua da, kem chống nắng hóa học cung cấp khả năng bảo vệ nhất quán hơn khỏi tia UV cũng như các tác nhân gây hại từ môi trường.
  • Sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, dễ dàng tán đều và thấm sâu vào da nên cực kỳ thích hợp sử dụng hàng ngày mà không lo da bị bí hay nặng mặt.
  • Công thức đa bộ lọc là một điểm cộng của kem chống nắng hóa học để đảm bảo bảo vệ da phổ rộng hiệu quả nhất khỏi cả tia UVA và UVB.
  • Nhiều sản phẩm kem chống nắng hóa học còn được thiết kế với khả năng chống nước nên khá dễ thu hút người dùng.
  • Danh sách thành phần của kem chống nắng hóa học thường được thiết kế với chiết xuất từ thực vật hoặc các chất để nuôi dưỡng làn da hiệu quả và lâu dài hơn.

Nhược điểm:

  • Vì hoạt động bằng cách thẩm thấu qua da nên kem chống nắng hóa học cần từ 10 đến 20 phút để được hấp thụ và sẵn sàng phát huy tác dụng. Hãy chú ý điểm này và thời gian thoa kem trước khi ra khỏi nhà.
  • Vì danh sách thành phần có nhiều hoạt chất nên khả năng bị kích ứng khi sử dụng kem chống nắng hóa học càng cao. Đó cũng là lý do những làn da nhạy cảm, dễ kích ứng thường ngại sử dụng sản phẩm này.
  • Đối với kem chống nắng hóa học, chỉ số SPF càng cao thì khả năng kích ứng càng cao.
  • Kem chống nắng hóa học đã được chứng minh là làm cho da dễ bị tổn thương hơn bởi các gốc tự do. Vì vậy các sản phẩm kem chống nắng hóa học thường được thiết kế với chất chống oxy hóa để trung hòa các gốc tự do.

2.3. Cơ chế hoạt động của kem chống nắng hóa học

Cơ chế hoạt động của các sản phẩm kem chống nắng hóa học thường được ví như một miếng bọt biển hấp thụ tia nắng mặt trời, sau đó chuyển hóa tia UV thành nhiệt trước khi giải phóng ra khỏi da, không cho chúng gây hại cho da. Kem chống nắng hóa học nói chung thích hợp sử dụng hàng ngày vì kết cấu mỏng nhẹ, dễ dàng thấm vào da mà không để lại vệt trắng. Nhiều loại kem chống nắng hóa học cũng được thiết kế với khả năng chống nước vượt trội, đặc biệt là cho những ngày đi biển hoặc đi bơi.

Thường thì các loại kem chống nắng hóa học sẽ được thiết kế theo cơ chế “một cây làm chẳng nên non”, tức là một hoạt chất là không đủ để bảo vệ da khỏi cả tia UVA và UVB mà sẽ là sự kết hợp của nhiều bộ lọc chống nắng khác nhau. Ngoài ra, trong danh sách thành phần của kem chống nắng hóa học, bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy các dưỡng chất hỗ trợ nuôi dưỡng da như chất chống oxy hóa (Vitamin C, E) hay chất dưỡng ẩm cho da (Peptide, chiết xuất thực vật,…).

3. Kem chống nắng vật lý khác gì kem chống nắng hóa học?

Sự khác nhau giữa kem chống nắng vật lý và hòa học
Sự khác nhau giữa kem chống nắng vật lý và hòa học

Sự khác biệt cơ bản nhất mà ai cũng có thể nhận thấy giữa kem chống nắng vật lý và hóa học là danh sách các thành phần hoạt động của sản phẩm. Nếu kem chống nắng vật lý khá gọn nhẹ với 2 hoạt chất chính là Titanium Dioxide và Zinc Oxide thì kem chống nắng hóa học có hàng loạt màng lọc tia UV khác nhau mà mỗi sản phẩm sẽ được thiết kế 3-4 bộ lọc phù hợp với chức năng của chúng.

Điểm khác biệt thứ hai là cách hoạt động của hai loại kem chống nắng này trên da. Trong khi kem chống nắng vật lý nằm trên bề mặt da, ngăn chặn tia UV đến da và ngăn ngừa tổn thương, thì kem chống nắng hóa học sẽ hấp thụ những bức xạ này, giống như một miếng bọt biển, rồi bắt đầu xử lý chúng.

Và điểm khác biệt thứ 3, có lẽ cũng là điểm mà các chị em quan tâm nhất chính là khả năng thẩm thấu và kích ứng da. Như đã nói ở trên, kem chống nắng vật lý nằm ngay trên bề mặt da nên khả năng kích ứng cũng sẽ ít hơn, tuy nhiên lại dễ gây bít tắc lỗ chân lông và da mặt. Ngược lại, kem chống nắng hóa học thấm vào da, khô nhẹ nhàng nhưng vì nhiều thành phần nên khả năng kích ứng da cũng cao hơn. Ngoài ra, nếu sử dụng kem chống nắng, bạn cần thoa trước khi ra khỏi nhà khoảng 15 phút.

Thực tế, nếu tìm hiểu kỹ, chúng ta sẽ nhận ra rằng kem chống nắng vật lý có thành phần khoáng chất sẽ có khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB trong khi khả năng ngăn tia UVA khá thấp. Mặt khác, kem chống nắng hóa học với các lớp kem chống nắng khác nhau cung cấp khả năng bảo vệ chống tia kép đồng đều và nhất quán hơn. Đó là lý do tại sao ngày nay chúng ta cũng có tùy chọn kem chống nắng vật lý lai hóa học, một ý tưởng hay để kết hợp ưu và nhược điểm của cả hai loại và đảm bảo bảo vệ tối đa.

Xem thêm: Tại sao phải dùng kem chống nắng? Trước khi bôi kem cần bôi gì?

4. Kem chống nắng vật lý lai hóa học là gì?

Kem chống nắng vật lý lai hóa học là sản phẩm kết hợp ưu điểm của cả kem chống nắng hóa học và kem chống nắng vật lý. Sản phẩm sẽ bao gồm các hoạt chất chống nắng hóa học và khoáng chất giúp ngăn chặn tia UV vật lý, bảo vệ da tối ưu và tiện lợi. Những loại kem chống nắng có nhãn “lai” này có chỉ số chống UV lên đến PPD 38 thậm chí cao hơn PA ++++. Như đã nói ở trên, kem chống nắng vật lý lai hóa học chứa cả hoạt chất chống nắng hóa học và vật lý: avobenzone, oxybenzone, octocrylene, zinc oxide, titanium dioxide,… Điều này cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ phát huy được ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của kem chống nắng vật lý và hóa học.

5. Nên dùng kem chống nắng vật lý hay hóa học

Rất khó để xác định là kem chống nắng vật lý tốt hơn hay kem chống nắng hóa học tốt hơn vì cả hai đều có tác dụng bảo vệ da như nhau. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng, tác dụng hoàn toàn phụ thuộc vào làn da của người dùng.

5.1. Đối với các lựa chọn kem chống nắng vật lý

Khi bạn có làn da nhạy cảm, bạn nên tránh các thành phần oxybenzone và PABA. Kem chống nắng vật lý gồm nhiều bột khoáng ZinC và Titanium Dioxide có khả năng hút dầu thừa cực tốt nên sẽ phù hợp với những cô nàng có làn da nhạy cảm, da dầu và da thường.

Bạn có làn da dầu mụn nhưng vẫn muốn sử dụng kem chống nắng vật lý? Đảm bảo kiểm tra xem công thức có ghi “Không gây dị ứng” hay không. Nếu vậy, đó là sản phẩm phù hợp với bạn.

5.2. Đối với các lựa chọn kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hóa học sẽ là ứng cử viên sáng giá cho da thường, da khô, không nhạy cảm vì kem chống nắng hóa học thường dưỡng ẩm tốt hơn kem chống nắng vật lý. Ngoài ra, khả năng sinh nhiệt của những “em” này cũng là một yếu tố khiến da tiết dầu nhiều hơn, khiến sản phẩm không quá phù hợp với da dầu.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng cho da dầu, hãy chọn những sản phẩm có ghi “Oil Free” trên bao bì.

5.3. Đối với các lựa chọn kem chống nắng vật lý lai hóa học

Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều sản phẩm kem chống nắng lai giữa vật lý và hóa học. Vì tích hợp được cả ưu điểm của hai loại kem chống nắng truyền thống, đồng thời loại bỏ được những nhược điểm cũ nên phái đẹp ngày càng ưa chuộng các loại kem chống nắng lai.

Tuy nhiên, sẽ không có gì là hoàn hảo. Tự nó, sự kết hợp giữa kem chống nắng vật lý và hóa học lại tạo ra một khuyết điểm mới, đó là danh sách thành phần có chứa Tinosorb.

Mặc dù Tinosorb không gây kích ứng da nhưng nó có thể tan trong dầu. Khi thoa lên mặt, da luôn bóng dầu một chút. Thực ra đây không phải là vấn đề gì to tát nhưng nhiều chị em vẫn cảm thấy khó chịu.

Kem chống nắng là sản phẩm cần phải có trong túi xách của mọi cô gái. Bất kể mùa nào và điều kiện thời tiết nào, ánh nắng mặt trời đều có hại cho làn da của chúng ta. Hãy lắng nghe cơ thể mình để lựa chọn loại kem chống nắng vật lý và hóa học hay kem chống nắng lai phù hợp. Chúc các bạn có một làn da khỏe đẹp.

Xem thêm bài viết liên quan:

Ở trong nhà có cần bôi kem chống nắng không?

Tác dụng của kem chống nắng và cách sử dụng kem chống nắng hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ