Người bị gout ăn hàu được không? Giải đáp chi tiết

Người bị gout không nên ăn hàu

Người bị gout ăn hàu được không? – Hàu là một món ăn khoái khẩu với mùi vị thơm ngon, rất nhiều người nghiện món ăn này. Người bị gout chắc hẳn không còn xa lạ gì với lời khuyên không được ăn hải sản, hay hạn chế ăn chúng, bởi vậy nhiều người chỉ có “ôm tiếc nuối” khi nhìn thấy hàu. Vậy liệu người bị gout có thực sự cần kiêng hoàn toàn hải sản và có ngoại lệ nào không? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Những lợi ích của hàu đối với sức khỏe

Người bị gout ăn hàu được không khi hàu là món ăn tốt cho sức khỏe?
Người bị gout ăn hàu được không khi hàu là món ăn tốt cho sức khỏe?

Hàu là món hải sản được rất nhiều người ưa thích khi đi du lịch biển. Chúng có lớp vỏ hình dạng bất thường với phần thân bên trong mà chúng ta hay gọi là phần thịt. Hàu có thể chế biến thành rất nhiều món ăn như hàu sữa chiên trứng, hàu sữa chiên xù, hàu nướng, hàu hấp,…với nhiều lợi ích đáng kinh ngạc như sau:

Giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch: Các axit béo omega-3, khoáng chất kali và các vitamin B12 có trong hàu giúp hỗ trợ ngăn ngừa các vấn đề về tim, cũng như tăng cường hoạt động và sự phát triển các chức năng não. Chúng còn có đặc tính chống viêm, giúp nâng cao sức khỏe một cách tốt hơn.

Ngăn ngừa loãng xương: Hàu chứa nhiều vitamin D, đồng, kẽm, mangan giúp tăng cường sự chắc khỏe cho xương, ngăn ngừa quá trình mất xương ở phụ nữ lớn tuổi do loãng xương.

Giúp chữa lành vết thương: Trong hàu có chứa kẽm, đây là một chất có tác dụng giúp nhanh các vết thương được hồi phục một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, hàu còn chứa sắt – khoáng chất quan trọng cho hoạt động của huyết sắc tố có trong máu, đây cũng là chất quan trọng trong việc phát triển thần kinh. Đồng thời, hai chất này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe sinh lý và khả năng sinh dục.

Giúp giảm cân, ngăn ngừa tiểu đường: Tất cả chín loại axit amin thiết yếu mà cơ thể cần đều có mặt trong một món hàu. Thực phẩm giàu protein giúp ổn định các cơn đói bằng cách tăng mức độ kích thích, thúc đẩy cảm giác sung mãn, giúp bạn no nhanh hơn, hạn chế tình trạng thừa cân, ngăn ngừa được bệnh tiểu đường và giảm các nguy cơ mắc bệnh tim.

Cùng nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về chế độ dinh dưỡng cho người bị gout ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:

2. Người bị gout ăn hàu được không? Ăn bao nhiêu thì được?

Người bị gout không nên ăn hàu để tránh sự tấn công của các cơn đau
Người bị gout không nên ăn hàu để tránh sự tấn công của các cơn đau

Tuy hàu có nhiều tác dụng cho sức khỏe như đã kể trên, chúng còn chứa các chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm rất tốt, tuy nhiên chúng lại là thực phẩm chứa lượng purin cao. Lượng purin này khi được thu nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric, nồng độ axit uric tích tụ quá nhiều, nhưng lại không thể đào thải ra ngoài được sẽ gây ra các triệu chứng sưng đau ở các khớp, lâu dần sẽ hình thành các tinh thể urat và các hạt tophi, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh gout.

Do đó đối với câu hỏi người bị gout ăn hàu được không? Theo các chuyên gia và bác sĩ thì câu trả lời là không nên ăn hoặc cần hạn chế tối đa, vì theo như sự giải thích ở trên, hàu sẽ khiến các cơn đau gout bùng phát một cách dữ dội hơn.

Nhưng nếu bạn rất muốn ăn hàu, trên thực tế bạn có thể ăn chúng nhưng bạn cần cân nhắc kỹ theo những lời khuyên dưới đây:

  • Nếu bạn đang bị bệnh gout tấn công hoặc đang ở tình trạng bệnh nặng cần sự theo dõi thường xuyên từ bác sĩ thì tuyệt đối không được ăn bất kỳ loại hải sản nào bao gồm tôm, cua, hàu, cá,…
  • Nếu bạn đang trong giai đoạn giữa các đợt tấn công của bệnh gout, bệnh đang ở giai đoạn nhẹ và đang nỗ lực phòng ngừa bệnh gút, bạn có thể thưởng thức hải sản có hàm lượng purin vừa phải với một lượng ít với tần suất 1 lần mỗi tuần. Trong nhóm này có các loại thực phẩm như hàu, hến, tôm hùm, sò điệp, cá…
  • Nếu bệnh gout của bạn đã được kiểm soát hoàn toàn một cách tốt nhất, các cơn đau gout sau một thời gian dài mới xuất hiện, bạn có thể thử các món hải sản có lượng purin cao 1-2 lần/tháng với lượng vừa đủ.

Đối với người bình thường, số con hàu bạn có thể ăn là từ 6 – 8 con cho mỗi người trong bữa chính, còn nếu như là món khai vị thì chỉ nên ăn 3 – 4 con. Còn đối với người bị gout, bạn chỉ nên ăn tối đa là 2 con hàu cho mỗi lần ăn và tần suất ăn dựa trên diễn tiến tình trạng bệnh như đã nêu ở trên.

Nếu như bạn lựa chọn ăn hàu thì cần lưu ý trong bữa ăn không được xuất hiện các món ăn có nhiều purin khác. Sau khi ăn xong, bạn có khả năng sẽ cần sự hỗ trợ của thuốc giảm axit uric nên hãy chuẩn bị trước để phòng ngừa các đợt gout cấp.

3. Những lưu ý khi ăn hàu đối với người bị gout

Người bị gout không nên uống rượu khi ăn hàu
Người bị gout không nên uống rượu khi ăn hàu

Bên cạnh việc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, hàu còn có nhiều mặt rủi ro khác ngoài khả năng tăng acid uric máu. Hàu có thể chứa các chất gây ô nhiễm, các vi khuẩn có hại như vi khuẩn Vibrio gây ra triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa và có thể nặng hơn nếu ăn sống hoặc không được xử lý chế biến kỹ. Vì thế, nếu như bạn tự chế biến hãy  tuân thủ các kỹ thuật làm sạch và nấu nướng phù hợp, còn nếu như bạn ăn ở bên ngoài hãy lựa chọn quán ăn hoặc nhà hàng hải sản chất lượng.

Trước và sau khi ăn hải sản, bạn nên rèn luyện các bài tập chữa gout nhằm ổn định lại lượng axit uric và ngăn ngừa các đợt gout cấp có thể xảy ra. Bên cạnh đó, đừng quên dùng thuốc trị gout theo liệu trình đưa ra của bác sĩ, đồng thời tuân theo chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh cũng như thử các phương pháp chữa gout dân gian để bệnh tình không trở nên nặng hơn.

Đặc biệt, số lượng hàu được ăn đã có thể gây nguy cơ bùng phát bệnh nên bạn không được uống kèm thêm các loại nước chứa chất kích thích như rượu, bia, trà… Tốt nhất, bạn nên uống nhiều nước lọc tinh khiết để tăng sự đào thải axit uric.

Lời kết

Bài viết đã trả lời cho câu hỏi người bị gout ăn hàu được không cũng như đã thông tin đến bạn một số nội dung liên quan. Nhìn chung, hàu và các loại hải sản khác là món ăn mà bạn không nên chạm đến. Nhưng nếu ăn, bạn đừng quên những lời khuyên ở trên để luôn giữ được sức khỏe tốt nhất. Hy vọng bài viết đã chia sẻ những thông tin bổ ích đến bạn và những người thân yêu trong gia đình.

Nếu bạn còn thắc mắc về các loại thực phẩm người bệnh gout có thể sử dụng hay đang gặp vấn đề về bệnh gout cần được tư vấn thì hãy gọi ngay đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

Người bị gout ăn mì tôm được không?

Củ ráy chữa gout được không và cách điều trị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ