Người bị gout ăn mì tôm được không?

Tác hại của mì tôm đối với sức khỏe

Người bị gout ăn mì tôm được không? –  Chế độ ăn uống đối với người bệnh gout đóng vai trò rất quan trọng, vì thế người bệnh có rất nhiều câu hỏi về các món được ăn và không được ăn. Mì tôm hay còn được gọi là mì ăn liền đang đứng đầu trong danh sách các loại thực phẩm được nhiều người thắc mắc nhất, rằng liệu người bị gout có ăn mì tôm được không. Hãy cùng bài viết dưới đây giải đáp chi tiết về vấn đề này.

1. Mì tôm gồm những thành phần nào?

Mì tôm là một loại mì được nấu sẵn, thường được bán theo gói hoặc ly. Thành phần chính của mì tôm là bột mì và muối, còn trong gói gia vị thường chứa phần lớn là muối, bột ngọt và chất béo.

Mì tôm chứa nhiều chất béo và muối không tốt cho sức khỏe
Mì tôm chứa nhiều chất béo và muối không tốt cho sức khỏe

Theo thống kê sơ bộ, thương hiệu mì ăn liền phổ biến được nhiều người dùng nhất hiện nay là: Hảo Hảo, Miliket, 3 miền, Omaichi, Lẩu Thái, Samyang Hàn Quốc,… Nhìn chung các loại mì này hầu như đều có các thành phần giống nhau, chỉ có sự thay đổi đôi chút đối với từng loại hương vị và giá trị dinh dưỡng.

Trong một gói mì tôm cụ thể chứa các chất dinh dưỡng với hàm lượng tham khảo như sau:

  • Calo: 341 Kcalo
  • Chất béo: 15 gram
  • Carbohydrate: 45 gram
  • Chất đạm: 7 gram
  • Chất xơ: 2 gram
  • Natri: 1,1 gram

Ngoài ra, còn chứa các chất phụ gia như chất điều vị, chất nhũ hóa, chất tạo ngọt, chất tạo màu, chất điều chỉnh độ axit, chất bảo quản,…

2. Những tác hại của việc ăn mì tôm đối với sức khỏe

Tác hại của mì tôm đối với sức khỏe
Tác hại của mì tôm đối với sức khỏe

Mì ăn liền rất được nhiều người ưa chuộng bởi giá thành phù hợp và tính tiện lợi của nó, chỉ cần cho vào nước nóng là có thể ăn ngay mà không cần phải có nhiều bước phức tạp tiếp theo. Tuy nhiên bên cạnh sự thuận tiện đó là những tiềm ẩn nguy cơ có hại cho sức khỏe dưới đây mà bạn có thể chưa biết.

Ảnh hưởng đến não bộ: Do trong gói gia vị thường chứa lượng lớn bột ngọt. Đây là chất được nghiên cứu là có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe não bộ và thần kinh. Chúng có thể gây sưng và chết tế bào não trưởng thành. Đối với những người nhạy cảm, chúng có thể gây ra tình trạng đau đầu, căng cơ, tê ngứa.

Gây tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Một gói mì ăn liền chứa hàm lượng natri rất cao, bởi vì trong mì gói và cả gia vị đều chứa rất nhiều muối. Việc ăn nhiều muối trong một thời gian dài có thể dẫn tới tình trạng đột quỵ, mắc các bệnh về thận, ung thư và cao huyết áp,…

Rối loạn tiêu hóa: Vì lượng chất béo có trong mì tôm là không nhỏ, đồng thời còn chứa nhiều chất phụ gia khác như chất bảo quản, chất tạo ngọt,… Điều này gây cản trở cho việc tiêu hóa, khiến dạ dày làm việc khó khăn, gây ra các triệu chứng như khó tiêu, chướng bụng, đau dạ dày,…

3. Người bị gout ăn mì tôm được không?

Đối với câu hỏi người bị gout ăn mì tôm được không thì câu trả lời là không nên ăn, tốt nhất là nên kiêng tuyệt đối, vì việc ăn mì tôm có nguy cơ gây hại rất lớn cho bệnh gout.

Người bị gout không nên ăn mì gói vì có nhiều tác hại
Người bị gout không nên ăn mì gói vì có nhiều tác hại

Vốn dĩ, mì tôm là loại thực phẩm không được khuyến khích ăn đối với người bình thường, vì chúng mang lại tác hại cho cơ thể nhiều hơn là những lợi ích có được. Đối với bệnh gout cũng vậy, ngoài những tác hại đối với sức khỏe đã liệt kê ở trên, những thành phần có trong mì ăn liền còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự bùng phát của bệnh gout.

Mì tôm chứa một lượng lớn chất béo: Nếu như người bị gout ăn ít chất béo thì điều này không gây ảnh hưởng gì quá nhiều. Tuy nhiên, khi người bị gout tiêu thụ thường xuyên lượng lớn chất béo vào trong cơ thể, thì có thể gây tăng trọng lượng của cơ thể, làm tăng nồng độ ure, từ đó tăng acid uric máu. Bên cạnh đó, mì ăn liền chứa chủ yếu là loại chất béo bão hòa, chúng hạn chế đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, khiến cho tình trạng gout trở nên nặng hơn.

MÌ tôm cung cấp quá nhiều muối cho cơ thể: Muối được nạp quá nhiều vào trong cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng thận, khiến hoạt động của thận giảm đi, dẫn đến giảm đào thải axit uric, từ đó gây tích trữ nhiều và tạo ra các hạt tophi là nguyên nhân khiến các cơn đau gout tấn công dữ dội và không thể thuyên giảm.

Mì tôm chứa các chất phụ gia: Những loại thực phẩm chiên nhiều dầu, chế biến sẵn có nguy cơ cao gây ra viêm nhiễm, bên cạnh đó mì gói chứa các chất như chất bảo quản, chất tạo ngọt,… những chất này được nghiên cứu chỉ ra rằng có khả năng gây tăng tình trạng viêm. Vì thế việc ăn mì gói sẽ khiến cho các cơn đau gout được khuếch đại và lâu hết.

Không đầy đủ chất dinh dưỡng: Mì gói tuy cung cấp một số loại khoáng chất cho cơ thể, nhưng chúng không có nhiều chất xơ, cũng không chứa nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin hay các khoáng chất thiết yếu khác có lợi cho sức khỏe nói chung và cho bệnh gout nói riêng.

4. Cách ăn mì tôm dành cho người bị bệnh gout

Nhìn chung, mì gói đã trở thành một món ăn quen thuộc được sử dụng trong một thời gian rất dài, vì thế nếu như nói không bao giờ được ăn nữa hay phải từ bỏ hoàn toàn đến cuối đời thì điều này gần như rất khó để có thể làm được. Vì thế, trong trường hợp người bị bệnh gout quá thèm ăn mì, thì đây là những cách giúp làm giảm tối thiểu những tác hại của chúng đối với bệnh gout mà bạn có thể tham khảo:

Trụng mì trước khi nấu: Việc này được thực hiện như sau, đầu tiên bạn hãy trụng mì qua một lần với nước sôi, sau đó vớt mì ra chén và đổ nước vừa trụng đi. Tiếp theo, bạn nấu mì với một bát nước mới. Điều này sẽ giúp loại bỏ bớt các chất béo và các thành phần có hại trong sợi mì.

Người bị gout nên trụng mì trước khi nấu
Người bị gout nên trụng mì trước khi nấu

Không cho gói gia vị vào mì: Như đã nói trên, trong gói gia vị chứa rất nhiều chất gây hại cho bệnh tình, vì thế bạn nên bỏ gói gia vị đi và thay vào đó là tự nêm nếm vào thức ăn. Lưu ý rằng đừng cho quá nhiều muối và chất béo, hãy nêm nhạt và chỉ vừa đủ đối với người bị gout.

Ăn cùng rau xanh và các loại củ quả: Người bị gout có thể ăn mì cùng bông cải xanh, cà tím, nấm,… Vì trong rau củ quả chứa nhiều chất xơ, giúp tốt cho việc tiêu hóa của dạ dày, tránh tình trạng chướng bụng, khó tiêu. Đồng thời chúng cũng cung cấp các dưỡng chất còn thiếu khác và các loại vitamin tốt cho tình trạng viêm.

Uống nhiều nước: Điều này sẽ giúp cho thận làm việc hiệu quả hơn, hỗ trợ tốt cho quá trình đào thải axit uric.

Và cuối cùng, người bị bệnh gout cần lưu ý rằng không nên ăn quá nhiều mì. Đây chỉ là cách giúp giảm tác hại của mì ăn liền đối với tình trạng gout. Điều này không đồng nghĩa với việc nếu như làm theo cách trên, bạn có thể ăn mì thoải mái mà không gặp vấn đề gì. Vì vậy, hãy ăn một lượng nhỏ và ăn với tần suất ít, không được ăn thường xuyên, tốt nhất là nên cách nhau từ hai đến ba tháng giữa các lần ăn để tránh gây ảnh hưởng xấu đến bệnh gout.

5. Những loại mì người bị gout có thể ăn thay cho mì tôm

Tất cả các loại mì ăn liền đều được khuyên là không nên cho người bị gout ăn. Vì thế những loại mì dưới đây là những món ăn cần phải tự chế biến tại nhà, với nhiều nguyên liệu và công đoạn phức tạp. Nhưng thay vào đó, bạn sẽ có được một dĩa mì đầy đủ chất dinh dưỡng và thơm ngon hơn.

Mì gạo lứt: Gạo lứt làm từ lúa mì nguyên cám, chứa nhiều chất xơ giúp làm giảm tình trạng viêm. Bên cạnh đó, gạo lứt chứa nhiều phenol và flavonoid, đây là hai chất chống oxy hóa giúp giảm tổn thương tế bào và giảm nguy cơ bị lão hóa, ngoài ra còn chứa canxi và magie giúp bảo vệ sức khỏe xương. Khi ăn gạo lứt, bạn sẽ cảm thấy mình no lâu hơn so với ăn gạo trắng trong khi hấp thụ ít calo hơn. Điều này giúp cho bạn duy trì được cân nặng của mình, để bệnh gout không tiến triển xấu thêm.

Mì gạo lứt tốt cho người bị gout
Mì gạo lứt tốt cho người bị gout

Mì đậu xanh: Đây là mì làm từ bột đậu xanh, sau khi nấu xong chúng có màu trắng và gần như trong suốt, đây là món phổ biến trong ẩm thực Trung Quốc. Đậu xanh không gây ảnh hưởng gì tới bệnh gout, ngược lại chúng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đồng thời chúng còn có đặc tính kháng viêm hiệu quả.

Mì rau củ: Đây là loại mì được làm từ bột mì và các loại rau củ. Đây là món ăn thường nằm trong thực đơn dành cho những người muốn giảm cân vì chúng chứa nhiều chất xơ, và các chất khác tốt cho cơ thể. Mặt khác đây cũng là cách chế biến khác của các loại rau củ quả để người bị gout đỡ thấy ngán hơn khi phải ăn chúng thường xuyên.

Mì gạo: Có thành phần chính là gạo, chúng chứa ít chất béo và tinh bột hơn so với mì ăn liền. Trong mì gạo chứa nhiều mangan, đồng, selen có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch và chống viêm. Ngoài ra, mì gạo cũng có mùi vị quen thuộc, khá giống với mì spaghetti nên dễ chế biến và dễ ăn hơn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người.

Và hãy nhớ rằng khi ăn mì, nên ăn kèm các món rau củ quả khác và các loại thịt cung cấp đầy đủ chất đạm, nhằm tránh tình trạng cơ thể thiếu dưỡng chất cần thiết, gây suy giảm hệ miễn dịch.

6. Những lưu ý trong vấn đề ăn uống đối với người bị bệnh gout

Hạn chế sử dụng các loại thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh vì chúng có nhiều chất gây hại cho sức khỏe nói chung và bệnh gout nói riêng. Vì thế hãy ưu tiên các món ăn tươi sống và tự làm tại nhà hơn loại thực phẩm chế biến sẵn. Bên cạnh đó, hãy ăn kèm những loại thức ăn giúp đào thải axit uric để cải thiện bệnh nhanh chóng và phòng ngừa các cơn gout bùng phát.

Những món ăn luộc hoặc nướng sử dụng ít dầu mỡ sẽ tốt hơn là các loại thực phẩm chiên rán chứa nhiều chất béo. Vì chất béo dư thừa có thể kích thích thận giữ lại axit uric dẫn đến bùng phát các triệu chứng của bệnh gout. Tốt nhất bạn nên ăn những món có trong thực đơn cho người bệnh gout nhằm đảm bảo sức khỏe không bị ảnh hưởng.

Ngoài việc tuân thủ chế độ ăn uống chuyên biệt dành cho người bệnh gout, thì cần chú ý các biện pháp phòng ngừa, cùng với chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý và tập thể dục thường xuyên để bệnh gout được cải thiện một cách nhanh chóng.

Lời kết

Vậy câu trả lời cho câu hỏi “Người bị gout ăn mì tôm được không?” đã được giải đáp chi tiết ở trong bài viết. Vì thế, nếu như bạn đột nhiên thèm mì tôm nhất thời, bạn có thể dùng các cách đã liệt kê ở trên, đồng thời đừng quên đọc cách hướng dẫn và những lưu ý được đính kèm ở mỗi mục. Hy vọng bài viết đã cung cấp tất cả những thông tin cần thiết cho việc ăn mì tôm đối với người bị bệnh gout.

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

Người bị gout ăn hàu được không? Giải đáp chi tiết

Đông trùng hạ thảo với bệnh gout có công dụng như thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ