Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không?

Rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không

Bị rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không? – Nhiều chị em rất lo lắng và đặt ra câu hỏi này khi bản thân gặp phải trường hợp rối loạn kinh nguyệt. Đây là một tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ tuy nhiên không phải ai cũng có đủ kiến thức để giải quyết vấn đề. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Và phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không

Người bị rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không
Người bị rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không

1. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm tới sức khỏe không

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường được tính từ ngày chảy máu đầu tiên của tháng trước cho tới trước ngày chảy máu tháng này. Thường một chu kỳ kinh nguyệt sẽ có độ dài khoảng 28 ngày, đôi khi dao động trong 24 – 32 ngày tùy thể trạng mỗi người. Tuy nhiên nếu như bạn gặp phải trường hợp kỳ kinh ngắn đi, kỳ kinh kéo dài, rong kinh, mất kinh hay chảy máu quá nhiều trong những ngày hành kinh thì có thể bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt.

Rối loạn kinh nguyệt không phải là một vấn đề hiếm gặp ở chị em phụ nữ và thường do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào nguyên nhân cũng như biểu hiện mà rối loạn kinh nguyệt được xếp vào là có nguy hiểm hay không cho phụ nữ. Tuy nhiên nhìn chung rối loạn kinh nguyệt thường tạo cho chị em cảm giác lo sợ, e ngại, tự ti với bản thân thậm chí có thể bị trầm cảm.

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt nếu như không được điều trị can thiệp kịp thời có thể để lại nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe người phụ nữ.

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng chị em phụ nữ
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng chị em phụ nữ

Ảnh hưởng đến tâm trạng người phụ nữ: Rối loạn kinh nguyệt kéo dài có thể khiến cho chị em phụ nữ luôn cảm thấy lo lắng và sợ bản thân mắc bệnh, chị em có thể bị tự ti khi tham gia các hoạt động ngoài trời, sự lo lắng căng thẳng lâu ngày sẽ làm nặng thêm tình trạng rối loạn kinh nguyệt và có thể dẫn đến trầm cảm.

Có nguy cơ vô sinh: Một số biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt như kinh nguyệt không đều, mất kinh, rong kinh,…kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người phụ nữ. Việc kinh nguyệt không đều khiến chị em phụ nữ không thể tính chu kỳ kinh nguyệt bình thường để tính toán thời gian thụ thai, chưa kể biểu hiện vô kinh, rong kinh có thể do sự không bình thường của hoạt động rụng trứng, làm giảm khả năng mang thai.

Nguy cơ thiếu máu trầm trọng nếu rong kinh kéo dài: Rong kinh kéo dài, kỳ kinh chảy nhiều máu làm cho cơ thể mất đi một lượng máu lớn. Việc mất máu quá nhiều nhưng lại không bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể tạo máu bù vào phần mất có thể gây thiếu máu cho cơ thể. Từ đó chị em phụ nữ sẽ gặp các tình trạng như chóng mặt, đau đầu, hay hụt hơi, giảm cân đột ngột, bị rối loạn tiêu hóa,…

Chảy máu nhiều dẫn đến hiện tượng thiếu máu ở người bị rối loạn kinh nguyệt
Chảy máu nhiều dẫn đến hiện tượng thiếu máu ở người bị rối loạn kinh nguyệt

2. Rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện gì?

Rối loạn kinh nguyệt là định nghĩa chung cho tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn gồm nhiều biểu hiện khác nhau như:

  • Đau bụng kinh dữ dội trong ngày hành kinh, bị chuột rút thường xuyên. Cơn đau bụng lan từ bụng dưới xuống lưng dưới và đùi.
  • Vô kinh: Hiện tượng không có kinh nguyệt ít nhất 3 tháng ở người có kinh nguyệt đều đặn hoặc ở bé gái sau 16 tuổi nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt.
  • Rong kinh kéo dài, hiện tượng chảy máu nặng và kéo dài hơn so với thời gian bình thường, chảy máu kéo dài trong thời gian hành kinh được gọi là rong kinh trong khi chảy giữa các kỳ kinh được gọi là băng huyết.
  • Chảy máu tử cung bất thường: Hiện tượng chảy máu hoặc các đốm máu sau khi quan hệ tình dục và sau khi mãn kinh. Việc chảy máu sau khi mãn kinh có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nào đó nguy hiểm tới sức khỏe
  • Kỳ kinh không đều: chu kỳ kinh quá ngắn hoặc kéo dài. Đây là hiện tượng phổ biến và thường không mấy nghiêm trọng. Ở một người phụ nữ trưởng thành thì kinh nguyệt cũng có thể thay đổi khác nhau sau vài tháng.
Chảy máu tử cung bất thường là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt
Chảy máu tử cung bất thường là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

3. Người bị rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không?

Nhiều người khá lo lắng không biết liệu người bị rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không. 

Câu trả lời là có. Tuy nhiên việc mang thai sẽ khó khăn hơn so với người có chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Việc độ dài chu kỳ kinh nguyệt thay đổi khiến cho bạn không tính toán được thời gian rụng trứng của mình. Quan hệ vào thời gian rụng trứng có thể giúp bạn tăng hiệu quả thụ thai.

Rối loạn kinh nguyệt còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như suy buồng trứng sớm, hội chứng buồng trứng đa nang, lạc nội mạc tử cung,…Phụ nữ mắc những bệnh lý này thì khả năng mang thai là khá thấp.

Một số trường hợp như mất kinh, rong kinh,…bạn cần tìm hiểu được nguyên nhân gây nên tình trạng này để điều trị trước khi quyết định có thai hay không. Mất kinh do không rụng trứng có thể khiến cho bạn không thể mang thai.

Vì vậy, phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nhưng đang có ý định mang thai cần đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn chính xác nhất.

Xem thêm: Khi chưa hết hẳn kinh nguyệt quan hệ có thai không?

4. Một số biện pháp khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt do nhiều nguyên nhân gây ra, ngoài nguyên nhân do bệnh lý thì lối sống cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây ra tình trạng này. Một số biện pháp giúp khắc phục rối loạn kinh nguyệt ở người đang có mong muốn mang thai như:

4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị rối loạn kinh nguyệt
Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị rối loạn kinh nguyệt

Đối với phụ nữ hay bị chuột rút trong thời gian hành kinh thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống trước 2 tuần diễn ra kinh nguyệt có thể giúp cải thiện tình trạng này. Chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ dành riêng cho phụ nữ rối loạn kinh nguyệt mà có thể áp dụng cho mọi đối tượng như uống nhiều nước mỗi ngày, ăn các thực phẩm nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây cung cấp vitamin khoáng chất và rau củ tươi. 

Tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng. Hạn chế thức ăn chứa nhiều muối, đường và chất kích thích.

4.2. Phòng ngừa bệnh thiếu máu

Trường hợp chị em phụ nữ bị rong kinh, chảy máu nặng cần được bổ sung sắt cho cơ thể để phòng ngừa bệnh thiếu máu. Các loại thực phẩm chứa sắt dạng heme tự nhiên được hấp thu vào cơ thể tốt hơn là loại sắt non-heme. Thực phẩm chứa sắt heme gồm một số loại sò, nghêu, thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm và cá trong khi đó trứng, sữa, rau chứa sắt chứa dạng sắt non – heme. Rau chứa sắt là các loại đậu Hà Lan, đậu khô, ngũ cốc tăng cường chất sắt, rau màu xanh đậm, quả hạch và các loại hạt.

Bổ sung vitamin C có thể tăng sự hấp thu sắt non-heme cho cơ thể và giúp chuyển hóa sắt III thành sắt II để cơ thể dễ hấp thu hơn.

Bổ sung sắt để phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu ở người bị rối loạn kinh nguyệt
Bổ sung sắt để phòng ngừa và điều trị bệnh thiếu máu ở người bị rối loạn kinh nguyệt

Ngoài thực phẩm thì có thể bổ sung sắt nguyên tố thông qua các viên sắt, sắt bổ sung gồm hai loại là sắt II và sắt III. Loại sắt II là loại sắt được cơ thể hấp thu tốt hơn và thường được sử dụng nhiều hơn. Tùy vào mức độ thiếu máu cũng như cân nặng và tuổi tác mà lượng sắt bổ sung cho cơ thể là khác nhau. Thường là liều từ 60 mg đến 200 mg sắt nguyên tố mỗi ngày.

4.3. Một số biện pháp thay đổi lối sống khác

Tình trạng đau bụng kinh có thể được thuyên giảm nếu như bạn có chế độ tập thể dục đều đặn, vừa phải, chườm nóng lên bụng dưới hoặc tắm nước ấm. Nên vệ sinh vùng kín và thay băng vệ sinh từ 4 đến 6 giờ để giữ cho “cô bé” luôn sạch sẽ, không nên sử dụng các loại băng vệ sinh hoặc nước rửa có mùi quá thơm để tránh gây kích ứng.

4.4. Sử dụng thuốc để điều trị rối loạn kinh nguyệt

Một số loại thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị rối loạn kinh nguyệt, tuy nhiên các biện pháp này không được khuyến khích sử dụng nhiều vì nó có thể để lại nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có thể sử dụng cho trường hợp bị đau bụng kinh dữ dội, thuốc này giúp cắt cơn đau hiệu quả, tuy nhiên nó có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu và loét đường tiêu hóa ở người sử dụng. 

Một số loại thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc giảm các cơn đau dữ dội
Một số loại thuốc có tác dụng hiệu quả trong việc giảm các cơn đau dữ dội

Thuốc tránh thai có tác động lên nội tiết tố cơ thể do đó có tác dụng trong việc điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện như vô kinh, đau bụng dữ dội, rong kinh,…Thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đầy bụng, buồn nôn, nhức đầu, chảy máu giữa các kỳ kinh hay căng ngực. Đôi khi nhiều phụ nữ còn gặp phải tác dụng phụ rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai.

4.5. Biện pháp can thiệp ngoại khoa

Các trường hợp phụ nữ bị rong kinh nặng, thường xuyên gặp tình trạng chuột rút nghiêm trọng trong ngày hành kinh có thể phải phẫu thuật, can thiệp nội khoa khi các biện pháp khác không hiệu quả. Việc phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh. Nên thật cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn tiến hành phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung giúp giảm tình trạng chảy máu quá nhiều
Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung giúp giảm tình trạng chảy máu quá nhiều

Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung:

Đây là loại phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ niêm mạc tử cung của người phụ nữ để dừng chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, giúp chấm dứt hiện tượng rong kinh, chảy máu quá nhiều. Phẫu thuật này không áp dụng cho một số đối tượng như người có thai gần đây, phụ nữ có ý định có con, phụ nữ giai đoạn mãn kinh, người mắc một số bệnh lý về phụ khoa như tăng sản nội mạc tử cung, ung thư tử cung, nhiễm trùng tử cung hay nội mạc tử cung mỏng.

Phẫu thuật này làm giảm khả năng mang thai của phụ nữ, nếu có thể mang thai cũng tăng nguy cơ sảy thai hoặc biến chứng,…

Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Đây là phẫu thuật được áp dụng trong trường hợp máu chảy quá nhiều do nguyên nhân u xơ tử cung. Tuy nhiên phương pháp phẫu thuật này ít được áp dụng hiện nay.

Lời kết

Như vậy, người bị rối loạn kinh nguyệt có mang thai được không còn tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng khả năng thấp hơn nhiều so với người có chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Vì vậy ở chị em phụ nữ đặc biệt là những người đang có mong muốn mang thai cần hết sức cẩn thận, có chế độ sống khoa học, tập luyện hợp lý, tâm trạng thư giãn để bảo vệ bản thân khỏi tình trạng rối loạn kinh nguyệt và các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

Xem thêm bài viết liên quan:

Người bị rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì để cải thiện?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ