Tác dụng của Tinh dầu bạc hà và những lưu ý khi sử dụng

Tinh dầu bạc hà có tác dụng gì?

Đã từ lâu tinh dầu bạc hà được xem như là một liệu pháp thiên nhiên được rất nhiều người yêu thích và sử dụng, được xem là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Từ các thành phần tự nhiên như rễ, lá, thân cây, hoa, cỏ bằng công nghệ chưng cất hơi nước, công nghệ xuất dung môi hoặc ép lạnh thì mới cho ra được tinh dầu. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về tinh dầu bạc có tác dụng gì? và những lưu ý khi sử dụng để đạt hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tinh dầu bạc hà có tác dụng gì?

Những tác dụng nổi bật của tinh dầu bạc hà
Những tác dụng nổi bật của tinh dầu bạc hà

Trong tinh dầu bạc hà có chứa các thành phần hóa học như menthol, menthone, 1,8-cineole, methyl acetate, methofuran, isomenthone, limonene… Trong đó 2 thành phần chính có hoạt tính cao nhất là: Menthol: 50-60% và Menthone: 10-30% giúp hỗ trợ điều trị và chăm sóc sức khỏe rất tốt, cụ thể:

1.1. Tốt cho răng miệng và đánh bay mùi hôi trong miệng

Tác dụng tăng cường sức khỏe răng miệng, mang lại hơi thở thơm mát: các thành phần có trong tinh dầu bạc hà giúp đánh bay mùi thức ăn, mùi hôi trong miệng một cách hiệu quả, ngoài ra có giúp bảo vệ răng trước các vi khuẩn gây hại cho men răng, mang lại cảm giác the mát, sảng khoái. Chính vì thế tinh dầu được sử dụng như là một trong những thành phần chính của kem đánh răng hay nước súc miệng mà chúng ta dùng hàng ngày

1.2. Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Giúp gảm đau rát  cổ họng, giảm tắc nghẽn mũi, họng hay ho do đờm, hỗ trợ chữa trị và làm giảm triệu chứng của các bệnh như hen, viêm xoang, cúm, cảm lạnh, viêm phế quản nhờ các hoạt chất chống oxy hóa, virus và vi khuẩn có trong tinh dầu.

Tinh dầu bạc hà – món quà từ thiên nhiên
Tinh dầu bạc hà – món quà từ thiên nhiên

1.3. Tác dụng ngăn chặn và giảm buồn nôn

Khi có dấu hiệu xuất hiện tình trạng buồn nôn do say xe, dị ứng mùi hay do ốm nghén khi mang thai… chỉ cần hít một hơi thật sâu chiết xuất có trong tinh dầu giúp ngăn chặn cảm giác buồn nôn khá hiệu quả

1.4. Tác dụng giảm hội chứng ruột kích thích

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích IBS, khi sử dụng tinh dầu bạc hà có tác dụng làm giảm các triệu chứng một cách đáng kể. Ngoài ra, sử dụng tinh dầu dạng viên nang uống giúp giảm các triệu chứng của bệnh tiêu hóa như đau rút bụng, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hay đau dạ dày nhờ tác dụng làm giảm co thắt dạ dày, co bóp mạnh ở ruột.

1.5. Tác dụng giảm dị ứng theo mùa

Với thời tiết thay đổi thất thường theo mùa ở nước ta, rất nhiều người gặp phải tình trạng dị ứng thời tiết. Tinh dầu bạc hà với khả năng làm giãn các cơ đường hô hấp, chống viêm, long đờm, làm thông đường mũi họng nên cóó thể nói đây là loại tinh dầu tốt nhất giúp giảm tình trạng dị ứng theo mùa, dị ứng phấn hoa. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng tinh dầu sẽ làm giảm bớt triệu chứng ngứa một cách rõ ràng.

Xem thêm: Toan táo nhân có tác dụng gì? Một số bài thuốc tốt cho sức khỏe

1.6. Tinh dầu bạc hà có tác dụng kích thích mọc tóc và giảm gàu hiệu quả

Tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc tóc cao cấp nhờ khả năng phục hồi tóc hư tổn, kích thích mọc tóc, làm sạch da đầu và khả năng kháng khuẩn kháng nấm của nó. Một trong những thành phần có trong tinh dầu bạc hà là methol được sử dụng nhiều trong các sản phẩm dầu gội trị gàu bởi tác dụng của nó.

Tinh dầu bạc hà có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người
Tinh dầu bạc hà có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người

1.7. Tác dụng với làn da

Đối với nhiều chị em phụ nữ thì tinh dầu bạc hà cũng là một sự lựa chọn hiệu quả để chăm sóc và bảo vệ da. Nó có tác dụng làm dịu da, săn chắc và chống viêm da khi được sử dụng tại chỗ. Bên cạnh đó nó cũng giúp chăm sóc làn da của bạn khi bị cháy nắng.

1.8. Tạo năng lượng và nâng cao hiệu suất công việc

Sau một ngày học tập hay làm việc mệt mỏi, mất đi năng lượng và cần sự tập trung hãy xông một ít tinh dầu bạc hà sẽ tạo cảm giác sảng khoái, dễ chịu, lấy lại năng lượng, hứng phấn và làm bạn tập trung hơn. Ngoài ra nó còn có tác dụng xua đuổi côn trùng, giúp giấc ngủ của bạn sâu và ngon hơn.

1.9. Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm đau cơ, đau khớp hiệu quả

Trọn bộ sản phẩm Crux – bí quyết vàng cho người bị bệnh khớp
Trọn bộ sản phẩm Crux – bí quyết vàng cho người bị bệnh khớp

Dựa trên những công dụng tuyệt vời của tinh dầu bạc hà, đặc biệt là trong việc giảm đau cơ, sưng khớp, Công ty Cổ phần Dân Khang đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm Kem thoa giảm sưng đau khớp Crux với các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như chiết xuất nhũ hương – nhập khẩu Ấn Độ, chiết xuất từ vi khuẩn nấm men – nhập khẩu từ Đức cùng với tinh dầu hướng dương, tinh dầu bạc hà và các tá dược khác giúp giảm đau, giảm sưng viêm khớp, dưỡng ẩm và cải thiện rõ rệt vùng da bị tổn thương khớp chỉ sau 2 tuần sử dụng.

Ngoài ra, để đạt hiệu quả cao hơn trong việc điều trị thoái hóa khớp, đau khớp nên kết hợp sử dụng với Viên uống Crux. Bộ đôi sản phẩm kết hợp trong uống, ngoài thoa Crux được đánh giá là giải pháp vàng cho những người bị bệnh khớp lâu năm.

Xem thêm: Lạc tiên có tác dụng gì? Một số bài thuốc tốt cho cơ thể

Tìm hiểu thêm Bộ sản phẩm Crux và nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về cách sử dụng tinh dầu bạc hà hiệu quả ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:

2. Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu bạc hà để đạt hiệu quả cao nhất

Lợi ích của việc sử dụng tinh dầu bạc hà đối với sức khỏe là không cần bàn cải. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách tinh dầu bạc hà có thể gây phản tác dụng, đôi khi gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Do đó, trong quá trình sử dụng tinh dầu bạc hà, nên lưu ý một số điểm sau:

  • Hiện nay có rất nhiều chế phẩm tinh dầu bạc hà với hàm lượng các loại tinh dầu khác nhau và đường sử dụng cũng khác nhau. Do đó, cần phải đọc thật kỹ loại tinh dầu nào sử dụng đường nào (ví dụ: tinh dầu dùng đường xông hít thì không được uống), việc sử dụng sai đường dùng có thể dẫn đến quá liều và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
  • Khi tinh dầu bạc hà tiếp xúc với mắt, cần rửa kỹ bằng nước sạch nhiều lần để loại bỏ vì có thể gây kích ứng và ảnh hưởng đến mắt.
  • Do chưa có nhiều nghiên cứu rõ ràng chứng minh nguy cơ, bên cạnh đó ghi nhận có trường hợp phụ nữ có thai gặp biến cố khi sử dụng các loại tinh dầu. Do đó, phụ nữ có thai không nên dùng tinh dầu bạc hà.
  • Nên để tinh dầu tránh xa tầm tay của trẻ em, bởi vì các thành phần có trong tinh dầu bạc hà có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thở của bé.
  • Sau khi sử dụng xong, lượng tinh dầu dư cần được bảo quản trong lọ kín và tốt nhất là tránh ánh sáng. Tinh dầu rất dễ bay hơi, việc đậy nắp không kín kèm theo nhiệt độ có thể làm thất thoát tinh dầu gây tốn kém.
  • Dạng tinh dầu bạc hà dùng ngoài da lưu ý không nên sử dụng cho da dễ bị kích ứng, không bôi lên vết thương hở. Nếu không biết bạn có dị ứng với tinh dầu bạc hà hay không, nhỏ thử 1 giọt lên tay, xoa đều rồi quan sát trong 5-10 phút, nếu xuất hiện tình trạng ngứa, mẩn đỏ thì không nên sử dụng
  • Tinh dầu bạc hà thường trong suốt hoặc đôi khi có màu vàng nhạt, mùi bạc hà the mát đặc trưng. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về sự thay đổi màu sắc (màu tinh dầu quá đậm, đổi sang màu khác) hoặc mùi bị thay đổi thì không nên tiếp tục sử dụng.
  • Nên chọn mua tinh dầu tại các cơ sở uy tín, đây là một trong những loại tinh dầu rất dễ được làm giả có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng.
  • Nếu sử dụng các tinh dầu được chiết xuất từ bạc hà nên tham khảo kỹ hàm lượng các loại tinh dầu trong đó đặc biệt là Menthol để điều chỉnh liều lượng sử dụng sao cho hợp lý.

Lời kết

Như vậy có thể thấy tinh dầu bạc hà có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, tuy nhiên khi sử dụng tinh dầu bạc hà bạn cũng cần phải lưu ý nhiều vấn đề để tránh tác dụng không mong muốn xảy ra, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Hy vọng qua bài viết bạn đã nắm được một số thông tin cơ bản về tinh dầu bạc hà và áp dụng được các tác dụng của bạc hà vào trong cuộc sống.

Nếu bạn đang tìm hiểu thêm thông tin và công dụng của tinh dầu bạc hà, để được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

    Những tác dụng của dầu hướng dương tốt cho thể [A-Z]

    Những tác dụng “thân kì” của tâm sen mà bạn cần biết

    Giảo Cổ Lam có tác dụng gì? Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ