Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc các căn bệnh về khớp, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và hiểu đúng về căn bệnh này. Vậy bệnh viêm khớp hình thành do nguyên nhân gì? Cách điều trị viêm khớp như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu nhé!
1. Viêm khớp là gì?
Viêm khớp là thuật ngữ để chỉ tất cả các rối loạn có liên quan đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Là một bệnh lý thường xuất hiện, gây cản trở trong sinh hoạt và lao động. Dấu hiệu thường thấy đó là gây khó khăn cho khả năng vận động của khớp và gây đau tại khớp. Một số triệu chứng khác như sưng, nóng, đỏ tại khớp hay cứng các cơ xung quanh đến khớp. Có 2 loại viêm khớp phổ biến nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
2. Có những loại viêm khớp nào thường gặp?
Viêm khớp là thuật ngữ chung chỉ các bệnh lý xương khớp có khởi phát các phản ứng viêm. Về mặt bản chất, viêm khớp có thể chia thành nhiều loại với các nguyên nhân hoàn toàn khác nhau, bao gồm:
2.1. Viêm xương khớp
Viêm xương khớp: đây là loại viêm khớp hay gặp nhất. Vị trí tổn thương chính của viêm xương khớp là sụn khớp, sụn là phần mô bao bọc xung quanh khớp, có vai trò làm giảm ma sát và giúp các khớp hoạt động trơn tru và dễ dàng. Vì vậy khi bị viêm xương khớp, các sụn khớp bao bọc các đầu xương nơi chúng tạo thành khớp bị phá vỡ làm các khớp khó chuyển động, biến dạng thậm chí các xương lệch khỏi vị trí bình thường. Các khớp thường bị viêm đó là các khớp bàn tay, cổ tay, cột sống, đầu gối, hông.
Xem thêm: Viêm khớp cổ tay – Đâu là nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
2.2. Viêm khớp thoái hoá khớp
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do tuổi tác cao dẫn đến các khớp dần bị thoái hoá gây ra các triệu chứng đau nhức mà chúng ta vẫn thường thấy ở người lớn tuổi. Lâu dần, sự thoái hoá khớp nặng có thể gây ra tình trạng viêm khớp, cứng khớp, giảm khả năng hoạt động khớp rất phức tạp.
2.3. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý tự miễn trong đó cơ thể tự tấn công các tế bào của bản thân. Vị trí tấn công đầu tiên là các màng tế bào mỏng ở đầu sụn khớp khiến cho các khớp này bị tổn thương, dẫn đến đau nhức, tê cứng, sưng viêm dữ dội. Đây là một bệnh lý có liên quan đến yếu tố di truyền nên có thể khởi phát vào bất cứ giai đoạn nào trong đời, kể cả khi còn rất trẻ. Tất cả các khớp đều có thể bị ảnh hưởng trong viêm khớp dạng thấp, nếu điều trị không kịp thời có thể gây vẹo khớp, dị tật suốt đời.
2.4. Viêm khớp vẩy nến
Vảy nến là một bệnh lý da tự miễn đặc trưng bởi các mảng da đỏ bao phủ bởi các lớp vảy bạc. Do đây là một bệnh lý tự miễn, sau khi tấn công cấu trúc da thì điểm đến tiếp theo có thể là tại các khớp xương. Theo thống kê cho thấy 30% số bệnh nhân mắc vảy nến có tiến triển thành viêm khớp sau đó một thời gian. Trường hợp viêm khớp này ta gọi là viêm khớp vảy nến.
2.5. Viêm khớp do nhiễm trùng
Không giống với các loại viêm khớp khác, viêm khớp nhiễm trùng chủ yếu là do vi khuẩn gây ra, chủng vi khuẩn thường gặp nhất là Staphylococcus aureus. Một số trường hợp ít gặp hơn có thể do virus và nấm. Thông thường, người bệnh sẽ bị viêm nhiễm ở một cơ quan khác, chẳng hạn như viêm họng, viêm ruột.
Vi khuẩn theo đường máu xâm nhập đến các khớp gây viêm khớp. Các tác nhân vi sinh vật còn có thể xâm nhập qua vết thương hở, qua thủ thuật phẫu thuật hoặc qua đường tiêm chích không được tiệt khuẩn. Trong trường hợp này, viêm nhiễm thường đi kèm sốt cao và phải phối hợp kháng sinh trong phác đồ điều trị.
2.6. Viêm khớp do Gout
Bệnh Gout thường được xem là “Disease of Kings” tức là bệnh của những ông Vua. Sở dĩ có tên như vậy là vì chế độ dinh dưỡng dư thừa đạm và chất cồn của các nhà Vua có thể dẫn đến sự tích luỹ các tinh thể acid uric tại các khớp gây ra bệnh khớp. Các tinh thể acid uric này khởi phát các phản ứng viêm tại các khớp, thường khởi phát ở khớp ngón chân cái gây ra các cơn đau dữ dội khiến bệnh nhân không thể đi đứng và hoạt động một cách bình thường.
Bệnh Gout hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể hỗ trợ điều trị triệu chứng đau cũng như tăng cường thải acid uric ra khỏi cơ thể.
2.7. Viêm cột sống dính khớp
Đây là tình trạng viêm khớp xảy ra ở cột sống mà nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến sự dính cứng các đốt sống trong cột sống. Việc các đốt sống dính lại với nhau khiến cột sống không còn được linh hoạt, gây biến dạng cột sống, gây ra các cơn viêm làm bệnh nhân cảm thấy đau nhức dữ dội, khó thở và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới hơn so với nữ giới.
Tuy nguồn cơn nằm ở cột sống nhưng phản ứng viêm có thể gặp ở mọi nơi trong cơ thể đặc biệt nguy hiểm là ở mắt của bệnh nhân viêm cột sống dính khớp.
2.8. Viêm khớp tự phát ở thanh niên
Đây là bệnh lý tự miễn có liên quan đến sự tấn công các khớp xương của hệ thống miễn dịch. Cơ chế chính gây ra bệnh chưa được làm sáng tỏ tuy nhiên bệnh thường khởi phát vào độ tuổi dậy thì, khi chức năng miễn dịch của tế bào được hoàn thiện. Giai đoạn này, các tế bào miễn dịch đã lớn mạnh đủ sức gây nên các phản ứng tự miễn gây hại cho chính cơ thể.
Theo thống kê thì hơn 300.000 trẻ em đã phải đối diện với căn bệnh quái ác này. Do bệnh lý xảy ra ở giai đoạn đang phát triển mạnh làm kìm hãm sự lớn lên bình thường của bệnh nhân, ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng, có thể gây tác động xấu đến các cơ quan khác và đặc biệt là mắt.
3. Nguyên nhân hình thành bệnh viêm khớp là gì?
Các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm khớp bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Nếu bạn có ba hoặc mẹ bị viêm khớp thì khả năng bạn cũng bị bệnh này cũng rất cao.
- Tuổi tác: Người lớn tuổi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về khớp khác nhau, bao gồm viêm xương khớp, viêm khớp gối, bệnh gút và thoái hóa khớp…
- Giới tính: Nam giới có khả năng mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn nữ giới.
- Chấn thương: Những người bị thương ở khớp, có thể trong khi chơi thể thao, lao động và cuối cùng có nhiều khả năng bị viêm ở khớp đó.
- Béo phì: Cân nặng sẽ khiến các khớp gối, mắt cá chân của bạn phải chịu một lực lớn hơn, điều đó sẽ khiến các khớp của bạn dễ bị tổn thương hơn.
- Nghề nghiệp: Các công việc lao động nặng, đứng hoặc ngồi lâu một tư thế, vận động sai tư thế cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh.
- Một số nguyên nhân ngoài khớp: phổ biến như các rối loạn chuyển hóa làm tăng acid uric khi bị gút, hệ thống miễn dịch gây tổn thương các thành phần trong khớp, tình trạng này lâu dần sẽ ảnh hưởng tới hoạt động và cấu trúc của khớp dẫn đến viêm khớp.
4. Nhận biết triệu chứng của bệnh
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của viêm khớp xảy ra tại các khớp. Tùy thuộc vào loại viêm khớp bạn mắc phải, sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau:
- Đau khớp: Đau khi vận động và có thể là đau khi nghỉ ngơi.
- Sưng tấy và cứng khớp: Thường gặp trong trường hợp viêm cấp tính.
- Đỏ vùng da xung quanh khớp.
- Cảm giác đau sau khi vận động hoặc mang vác vật nặng.
- Tiếng lạo xạo khi cử động các khớp, nhất là vào buổi sáng.
- Giảm phạm vi chuyển động của khớp, hầu hết các trường hợp hạn chế có kèm theo đau tuy nhiên cũng có thể có hạn chế đơn thuần k kèm theo đau
- Viêm tại vị trí khớp hay vùng xung quanh khớp.
- Các triệu chứng khác kèm theo có thể có như: sốt, phát ban hoặc ngứa, khó thở, đau ngực, gầy sút cân…các triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác nên cần phải được chẩn đoán một cách chính xác.
Xem thêm: Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị [A-Z]
5. Bệnh viêm khớp có nguy hiểm không?
Nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng nguy hiểm của viêm khớp như là: teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, mất chức năng hoạt động của khớp, thậm chí là bại liệt nếu bệnh trở nên nặng. Riêng đối với viêm khớp dạng thấp, các biến chứng có thể sẽ nguy hiểm hơn bao gồm:
- Biến chứng lên hệ tuần hoàn: viêm khớp dạng thấp có thể gây viêm màng ngoài tim, viêm cơ timhoặc thậm chí dẫn đến suy tim sung huyết. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ thiếu máu do tủy giảm sản xuất hồng cầu.
- Biến chứng lên hệ hô hấp: làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương tại màng phổi cũng như tại nhu mô phổi. Các ảnh hưởng của bệnh lên hệ hô hấp có thể là: tắc nghẽn đường thở, tràn dịch màng phổi. Những triệu chứng tương ứng đó là: Ho, khó thở, đau ngực.
- Ảnh hưởng lên các cơ quan khác như: Thận (Gây suy thận do các tác dụng phụ trên thận mà một số thuốc điều trị gây ra), mắt (khô mắt, hoa mắt, lóa mắt, nhìn mờ).
6. Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp là ai?
- Những người cao tuổi sẽ có tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp cao hơn so với các lứa tuổi khác là do ảnh hưởng của các rối loạn chuyển hóa lâu ngày, tích tụ các chấn thương kéo dài.
- Người làm các công việc lao động nặng, tốn nhiều sức, làm việc ngồi lâu trong một tư thế, vận động tư thế sai sẽ có tỷ lệ mắc bệnh về khớp cao hơn.
- Các chấn thương tại khớp sẽ gây ra viêm khớp cấp tính lúc đó hoặc làm tăng nguy cơ bị viêm sau này.
- Việc thừa cân, béo phì sẽ làm tăng sức ép lên các khớp làm nguy cơ cao mắc các bệnh về khớp và làm đẩy nhanh quá trình viêm đã có tại khớp.
- Các rối loạn trao đổi chất tác động đến khả năng nuôi dưỡng các thành phần của khớp, lâu dần các thành phần bất thường trong khớp sẽ xuất hiện.
- Các bệnh về hệ thống miễn dịch hay các rối loạn di truyền cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ bệnh khớp.
Xem thêm: Viêm khớp vai và những biến chứng nguy hiểm của nó
7. Cách điều trị bệnh viêm khớp
Phần lớn các bệnh viêm khớp đều được coi là các bệnh mạn tính (trừ trường hợp người bị bệnh do nhiễm khuẩn). Vì vậy, việc điều trị dứt điểm bệnh hầu như là rất khó. Mục tiêu điều trị chung đối với viêm khớp là giảm đau, trả lại mức độ hoạt động cho khớp, hạn chế bệnh tái phát, ngăn ngừa sự biến dạng của khớp, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Các phương pháp điều trị của bệnh bao gồm:
7.1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa sẽ áp dụng cho những trường hợp, có thể điều trị bằng thuốc viêm khớp đơn thuần hoặc kết hợp với phương pháp phẫu thuật ngoại khoa. Loại thuốc được sử dụng sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân gồm có thuốc giảm đau, kháng viêm và các thuốc đặc hiệu cho từng loại nguyên nhân. Do đó việc sử dụng thuốc cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Các thuốc giảm đau chống viêm thường dùng để điều trị trong bệnh viêm khớp là nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) với các hoạt chất như Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib,….
- Corticoid có thể sử dụng chống viêm trong một số trường hợp nhưng đây không phải là lựa chọn ưu tiên do tác dụng phụ mà nhóm chất này gây ra.
7.2. Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp như:
- Khớp không thể hoạt động được.
- Đau kéo dài và không có đáp ứng với điều trị nội khoa
- Ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, thẩm mỹ của bệnh nhân.
7.3. Thay đổi lối sống
Bên cạnh các phương pháp điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý cũng rất cần thiết và quan trọng cho các bệnh. Tập luyện thể dục và chế độ ăn là hai vấn đề cần được quan tâm:
- Tập thể dục thường xuyên với cường độ nhẹ sẽ giúp khớp dẻo dai hơn.
- Chế độ ăn nên hạn chế ăn quá nhiều tinh bột đặc biệt với các trường hợp béo phì. Tăng các loại thức ăn có chứa chất oxi hóa để chống viêm. Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất để giảm tiến triển nặng thêm của viêm khớp.
8. Phòng ngừa bệnh khớp như thế nào để đạt hiểu quả?
Bệnh viêm khớp tuy là không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa, nhưng nếu biết các phương pháp tốt thì nó sẽ giúp giảm nguy cơ và kiểm soát bệnh kịp thời tốt hơn:
- Tập thể dục đều đặn, thường xuyên, kết hợp nhiều môn thể thao, lựa chọn môn thể thao phù hợp với độ tuổi và điều kiện cụ thể.
- Duy trì cân nặng, đảm bảo trong giới hạn cho phép.
- Đảm bảo an toàn lao động, hạn chế tối đa các chấn thương liên quan đến khớp.
- Luôn ngồi với tư thế đúng.
- Định thì khám sức khỏe để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời những rối loạn chuyển hóa xấu trong cơ thể.
- Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ khớp: Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, các thực phẩm chức năng hỗ trợ cho khớp cũng rất cần thiết, không chỉ đối với những bệnh nhân đã mắc bệnh mà còn với cả những người có nguy cơ mắc bệnh. Việc điều trị bằng thuốc không phải là tối ưu vì thuốc luôn mang lại những tác dụng phụ gây khó chịu hoặc thậm chí ảnh hưởng đến chức năng gan, thận của bệnh nhân. Nên việc sử dụng thực phẩm chức năng sẽ giúp phòng ngừa được bệnh đối với những người chưa mắc bệnh và hỗ trợ điều trị cho những người đã mắc bệnh , giúp họ rút ngắn được thời gian điều trị bằng thuốc.
9. Crux giúp giảm đau và tái tạo sụn khớp
Trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ viêm khớp, những sản phẩm này sẽ chứa chính những thành phần cấu tạo nên sụn khớp như glucosamine. Nhưng nó lại không phải là thành phần chính cấu tạo nên sụn khớp. Trong sụn khớp chứa 67% là Collagen, 1% là glucosamine và 32% là các thành phần khác. Theo đó Collagen là thành phần chính cấu tạo nên sụn khớp, trong đó Collagen type II chiếm tới 90% cấu tạo của các bộ phận này.
Chúng tôi xin giới thiệu 1 sản phẩm hỗ trợ cho người bị viêm khớp, được sản xuất từ các nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài và được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên. Đó là viên uống hỗ trợ xương khớp Crux.
9.1. Viên uống Crux
Đây là sản phẩm của công ty dược Dân Khang với các hoạt chất, nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Sản phẩm kết hợp 2 nhóm công dụng:
- Nhóm tái tạo cấu trúc của khớp:Collagen type 2 không biến tính, Sodium hyaluronate
- Nhóm giảm đau, kháng viêm:Chiết xuất nhũ hương, Novasol curcumin
Viên uống Crux chứa nhiều thành phần có chức năng giúp bổ sung các thành phần cấu trúc của sụn khớp như: Collagen type II, Glucosamine, Chondroitin, Acid Hyaluronic, các Vitamin,… làm giảm các triệu chứng của các bệnh về khớp.
CRUX là sự kết hợp độc đáo giữa các thành phần có công dụng kháng viêm: chiết xuất Nhũ Hương, Novasol Curcumin cùng các thành phần giúp phục hồi cấu trúc chính của khớp: Collagen type II và Sodium Hyaluronate, do đó vừa giúp ngăn ngừa các nguyên nhân mà còn giảm triệu chứng viêm, đau ở những người bị khớp.
9.2. Kem thoa Crux
Ngoài ra công ty dược Dân Khang còn có sản phẩm dưới dạng kem thoa Crux có tác dụng giảm đau ở các vùng khớp bị chấn thương, nhức mỏi (đầu gối, vai gáy, cổ, khuỷu tay…). Làm dịu mát da, chống khô cứng khớp. hỗ trợ cử động bình thường, thoải mái. Kem thoa giúp giảm đau nhức xương khớp, chống nhức mỏi, Crux chứa các thành phần:
- Boswellia serrata extract (Chiết xuất từ Nhũ hương): có thành phần hoạt chất chính là acid boswellic, có tác dụng kháng viêm và kích thích sự phát triển của các mô sụn.
- Sodium hyaluronate (Chiết xuất từ vi khuẩn nấm men): giúp dưỡng ẩm, tăng cường khả năng vận động của khớp, giảm các triệu chứng cứng khớp, khô khớp.
- Capsicum Annuum Fruit Extract (chiết xuất từ Ớt): chứa thành phần Capsaicin có tác dụng giảm đau.
- Methyl Salicylate: giúp giảm đau và giảm viêm khớp.
- Helianthus annuus seed oil (Dầu Hướng dương): giúp dưỡng ẩm, chống viêm và giảm kích ứng da.
- Tinh dầu Bạc hà, tinh dầu Long não: giúp làm mát da, giảm cảm giác đau.
Cách sử dụng: Lấy lượng kem vừa đủ, thoa lên vùng khớp bị đau và massage trong vòng vài phút. Sử dụng 2-3 lần/ngày và không dùng cho vết thương hở.
Lời kết
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu một số thông tin về bệnh viêm khớp, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Từ đó có những thay đổi để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe của bản thân và gia đình mình.
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Xem thêm bài viết liên quan:
Viêm khớp thái dương hàm nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Viêm khớp háng – chỉ khi hiểu rõ mới có cách điều trị hiệu quả
Viêm đa khớp là gì? nguyên nhân, cách hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả