Viêm khớp vai và những biến chứng nguy hiểm của nó

Bệnh viêm khớp vai ngày càng phổ biến hiện nay

Một trong những căn bệnh về xương khớp phổ biến nhất hiện nay đó chính là viêm khớp vai. Điều này gây nên những tác động không nhỏ đến khả năng vận động và thậm chí là còn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nữa. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi xin gửi đến bạn những thông tin cần biết về căn bệnh viêm khớp vai và những biến chứng nguy hiểm của nó.

1. Tìm hiểu về bệnh viêm khớp vai

Viêm khớp vai hay còn được biết đến là viêm quanh khớp vai là thuật ngữ chỉ tất cả các tình trạng tổn thương phần mềm hay phần cấu trúc xương xung quanh vai dẫn đến làm giới hạn hoạt động của khớp vai. Các phần mềm xung quanh vai bao gồm các gân, cơ, dây chằng, bao khớp,… Dựa vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp vai, có thể chia bệnh lý này thành 2 loại:

  • Viêm khớp vai nguyên phát: Các phần mềm xung quanh khớp vai tự khởi phát nên các tổn thương và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của khớp vai.
  • Viêm khớp vai thứ phát: Một tổn thương xương khớp tại vị trí khác có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của khớp vai chẳng hạn như khi tổn thương đốt sống cổ hay lồng ngực thì các gân, bao khớp xung quanh vai có thể bị viêm dẫn đến ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của khớp vai.
Viêm khớp quanh vai là bệnh lý xương khớp khá phổ biến hiện nay
Viêm khớp quanh vai là bệnh lý xương khớp khá phổ biến hiện nay

2. Nguyên nhân bệnh viêm khớp quanh vai

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho phần mềm quanh vai bị tổn thương. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Tuổi tác cao: Ở người trên 50 tuổi, các phản ứng thoái hoá cơ xương khớp diễn ra mạnh mẽ. Ở độ tuổi này, khó mà tránh khỏi sự thoái hoá các khớp và phần mềm quanh khớp, điều này trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên tổn thương trong viêm khớp quanh vai.

Do chấn thương: Các phần mềm cơ, gân, dây chằng rất dễ bị tổn thương nếu xảy ra một va đập mạnh như khi bị tai nạn, chấn thương do chơi thể thao hay do tính chất công việc phải khuân vác vật nặng trên vai. Các tổn thương sẽ tích tụ, lớn lên ngày qua ngày và cuối cùng có thể tiến triển thành viêm khớp quanh vai.

Do viêm xương khớp: Một số vị trí khớp gần vai như đốt sống cổ, lồng ngực khi bị tổn thương có thể làm giảm vận động các cơ phần vai, teo cơ, viêm gân vai là các biến chứng cũng thường hay gặp.

Do thuốc: Một số thuốc chẳng hạn như nhóm Statin ngừa mỡ máu có ảnh hưởng làm tiêu cơ vân, hoặc kháng sinh nhóm Quinolon có khả năng ảnh hưởng xấu đến gân, dây chằng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp quanh vai.

Do các bệnh lý khác: Nhiều bệnh lý xảy ra xung quanh vai có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm khớp quanh vai. Một vài bệnh lý trong trường hợp này bao gồm: viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, suy tuyến giáp, viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay,…

3. Những dấu hiệu thường gặp khi bị viêm khớp vai

Nếu bạn bị viêm khớp vai thì bạn sẽ có những dấu hiệu rõ rệt được biểu hiện hẳn ra bên ngoài luôn đó chính là việc bị đau vai, hoặc khi giơ tay thẳng sang một bên hoặc giơ cao đều cảm thấy đau nhức vai. Một hành động tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại có thể gây ra nhiều cơn đau cho người bệnh đó chinh là chải đầu. Lúc này cánh tay và vai sẽ bị tác động liên tục và nếu bệnh nặng sẽ gây nên những cơn đau vô cùng kinh khủng.

Nếu như trong thời gian bạn sinh hoạt hoặc vận động, bạn luôn cảm nhận được sự đau nhức ở vùng quanh xương vai, cảm thấy khó chịu hoặc lâu lâu sẽ xuất hiện những chứng thương kèm theo đó thì bạn nên chủ động đi khặp bác sĩ chuyên về lĩnh vực xương khớp để kịp thời điều trị các cơn đau cũng như triệu chứng của căn bệnh viêm khớp vai này nhé.

Khi bạn bị viêm khớp vai sẽ cảm thấy đau nhức ở các bộ phận như: gân, cơ, dây chằng, bao khớp, tổn thương phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch. Nếu bệnh nghiêm trọng thì người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau nhức ghê gớm hơn khiến cho người bệnh không thể cử động nổi vai.

Những dấu hiệu của bệnh viêm khớp vai
Những dấu hiệu của bệnh viêm khớp vai

4. Các giai đoạn của bệnh viêm khớp vai

Sau đây là 3 giai đoạn tiến triển của căn bệnh viêm khớp vai:

4.1. Giai đoạn viêm khớp vai mạn tính

Mạn tính chính là giai đoạn cơn đau vai thường xuyên xuất hiện, tuy nhiên đó chỉ mới là những cơn đau nhỏ, hoàn toàn có thể chịu đựng được. Thông thường, cơn đau này sẽ xuất hiện vào buổi tối, hoặc nếu bạn có thói quen nằm nghiêng một bên thì cũng sẽ cảm thấy đau. Giai đoạn bệnh này thường sẽ kéo dài từ 6 tuần – 9 tháng.

Thường xuyên bị đau nhức vai
Thường xuyên bị đau nhức vai

4.2. Giai đoạn đau vai cấp

Đây là giai đoạn cơn đau xuất hiện thường xuyên nhưng lại là một cách đột ngột và đau đớn hơn nhiều so với giai đoạn viêm mạn tính. Đặc biệt, bệnh nhân khi có tình trạng bệnh ở giai đoạn này sẽ bị sưng phù toàn bộ vai, lên cả phần cổ, hoặc thậm chí là cả cánh tay nữa… Các cơn đau kéo dài và bất ngờ sẽ khiến người bệnh không thể tự mình thực hiện các thói quen hằng ngày cũng như là thường xuyên bị mất ngủ về đêm do đau.

4.3. Bị tê cứng khớp vai

ở giai đoạn này cơn đau sẽ thường xuyên xuất hiện. Lúc này, khớp vai của bạn sẽ bị tê cứng hoàn toàn và phải hạn chế cử động trong lúc này. Đặc biệt trong giai đoạn này,người bệnh sẽ bị hạn chế về khả năng vận động, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến khớp vai.

5. Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp vai

Thực sự viêm khớp vai hay viêm khớp quanh vai là một căn bệnh khá nguy hiểm, nếu bạn không kịp thời phát hiện và điều trị sớm. Bởi vì nếu để tình trạng bệnh kéo dài quá lâu thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân, và nếu nguy hiểm và trễ hơn nữa thì có thể khiến tay bị tàn phế hoặc bị liệt luôn.

Sau đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh viêm khớp vai gây ra:

  • Không được tự do vận động: Khi bị tình trạng này, bên cạnh những cơn đau dai dẳng, khó chịu thì người bệnh còn không được tự do vận động, đặc biệt là phải hạn chế những hoạt động có tác động trực tiếp lên vai.
  • Biến dạng khớp vai: Nếu như bạn để cho tình trạng viêm khớp kéo dài thì nó sẽ phá hủy cả cấu trúc của khơp vai và làm biến dạng khớp vai trầm trọng hơn.
  • Có thể bị liệt, tàn phế: Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm khớp vai đó chính là bị liệt hoặc tàn phế nếu vết viêm nhiễm quá nhiều và sâu, làm suy giảm chức năng và cuối cùng là bị liệt, hoặc tàn phế.
Viêm khớp vai có thể khiến người bệnh bị liệt
Viêm khớp vai có thể khiến người bệnh bị liệt

6. Đối tượng nguy cơ bệnh viêm khớp quanh vai

Bất kỳ ai cũng có thể bị tổn thương các phần mềm quanh vai gây ra các phản ứng viêm tại đây. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ cao tiến triển thành viêm khớp quanh vai hơn so với người bình thường bao gồm:

  • Người có tính chất công việc lao động nặng nhọc, đặc biệt là các công việc có áp lực đè nén lên vai nhiều như công nhân bốc vác, thợ rèn,…
  • Người trên 50 tuổi, đặc biệt là phụ nữ.
  • Người nghiện rượu bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác.
  • Người chơi các môn thể thao vận động vai nhiều với cường độ mạnh, người có tiền sử chấn thương tại vai hoặc các vị trí lân cận.
  • Người có tiền sử viêm xương khớp quanh vai (bao hoạt dịch, khớp cánh tay, khớp đốt sống cổ, lồng ngực).
  • Bệnh nhân thừa cân, béo phì, chế độ ăn uống nhiều chất béo động vật.
  • Người có tiền sử gia đình có bố mẹ, anh chị em, họ hàng ruột thịt mắc bệnh viêm khớp quanh vai.

7. Bệnh viêm khớp quanh vai được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán viêm khớp vai bên cạnh việc hỏi bệnh sử, tiền sử chấn thương và thực hiện các test đánh giá khả năng vận động của khớp vai thì các phương pháp chẩn đoán hình ảnh là phương pháp chẩn đoán có độ chính xác cao và thường được ứng dụng để chẩn đoán viêm khớp quanh vai. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường dùng bao gồm:

X-quang khớp vai: Thông thường X-quang chỉ cho thấy hình ảnh các xương, khớp sụn mà không cho thấy được các phần mềm cơ, gân, dây chằng xung quanh. Việc ứng dụng X-quang vào chẩn đoán viêm khớp quanh vai nhằm loại trừ các tổn thương sụn và khớp của vai, giúp chắc chắn về mặc chẩn đoán.

Siêu âm khớp vai: Là phương tiện chẩn đoán hình ảnh có độ chính xác khá cao giúp phát hiện các tổn thương ở khớp vai.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến không chỉ cho phép quan sát thấy cấu trúc xương sụn như X-quang, bên cạnh đó MRI còn cho thấy được các phần mềm xung quanh khớp. Từ đây, MRI giúp các bác sĩ xác định được chính xác vị trí của tổn thương, mức độ viêm phần mềm quanh khớp vai. Phương pháp này cùng với X-quang có cho người bệnh sử dụng thuốc cản quan, do đó thận trọng đối với bệnh nhân suy thận.

8. Các biện pháp điều trị bệnh viêm khớp quanh vai

Các tổn thương phần mềm hoàn toàn có thể hồi phục nếu điều trị kịp thời và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Một số biện pháp điều trị bệnh viêm khớp quanh vai thường được sử dụng là:

8.1. Điều trị không dùng thuốc

Bao gồm các phương pháp luyện tập, điều chỉnh lối sống giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu, nâng cao khả năng sinh hoạt, vận động, tạo điều kiện để các tổn thương được hồi phục nhanh chóng. Một số phương pháp trong nhóm này bao gồm:

  • Tập vật lý trị liệu: Tham khảo ý kiến nhà vật lý trị liệu để có lộ trình luyện tập phù hợp với từng vị trí, mức độ viêm quanh khớp vai.
  • Thay đổi chế độ sinh hoạt, vận động: Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế các vận động khớp vai mạnh, ngủ đủ giấc giúp bệnh tình mau chóng lành.
  • Các phương pháp được khuyến cáo khác: Có rất nhiều phương pháp được lựa chọn để giảm nhẹ các triệu chứng viêm khớp quanh vai chẳng hạn như tập Yoga, massage, bấm huyệt,…

8.2. Điều trị bằng thuốc

Việc sử dụng thuốc nào phụ thuộc vào vị trí bị tổn thương và mức độ viêm. Thông thường các loại thuốc điều trị viêm khớp quanh vai hay được lựa chọn là:

  • Paracetamol: Đây là hoạt chất giảm đau phổ biến nhất hiện nay, giúp giảm nhanh các cơn đau mức độ nhẹ đến trung bình. Loại thuốc này tuy ít độc tính trong liều điều trị, tuy nhiên bệnh nhân suy gan cần thận trọng khi dùng loại thuốc này vị nguy cơ tích luỹ các sản phẩm chuyển hoá gây độc gan.
  • NSAID: Đây là nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa Steroid với tác dụng giảm nhanh các cơn đau thường là do viêm ở mức độ vừa và nhẹ. Nhóm thuốc này có một số tác dụng phụ lên dạ dày và tim mạch, nên khi sử dụng cần tuân thủ theo lời dặn dò của bác sĩ để tránh những hậu quả không đáng có.
  • Steroid kháng viêm: Thường dùng đường tiêm với khả năng giảm nhanh các cơn đau trung bình đến nặng. Đây là một nhóm thuốc hormon nên có liên quan đến nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể do đó có thể mang lại rất nhiều tác dụng không mong muốn. Cần sử dụng loại thuốc này dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.
  • Thuốc giãn cơ: Trong trường hợp co cứng các cơ dẫn đến đau dữ dội thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng nhóm thuốc này.
  • Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Là một chế phẩm chứa hàm lượng tiểu cầu, các yếu tố tăng trưởng và các phân tử sinh học chức năng giúp kích thích khả năng tự phục hồi của cơ thể, tăng tốc độ lành tại các mô hư tổn, giảm nhẹ các triệu chứng mà viêm quanh khớp vai gây ra.

Xem thêm: TOP 6 Thuốc bổ xương khớp được nhiều người dùng đánh giá cao

8.3. Điều trị ngoại khoa

Các biện pháp xâm lấn chẳng hạn như nội soi được chỉ định khi rách đứt hoàn toàn các gân cơ mà không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Phương pháp này hầu như là lựa chọn cuối cùng do tiềm ẩn các nguy cơ mà một thủ thuật xâm lấn đem lại chẳng hạn như nhiễm trùng cơ hội.

9. Phòng ngừa bệnh viêm khớp quanh vai

Khớp vai là một trong những khớp đóng vai trò quan trọng và tham gia hầu như mọi hoạt động cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày, do đó bảo vệ khớp vai là điều hết sức quan trọng. Có thể áp dụng những phương pháp đơn giản sau để phòng ngừa bệnh viêm khớp quanh vai an toàn, hiệu quả:

Tập thể dục thường xuyên: Chọn lựa các bài tập nâng cao sức mạnh khớp, cơ vai để luyện tập mỗi ngày ít nhất 30 phút giúp tăng cường sức mạnh vai, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến phần mềm quanh vị trí này. Có thể lựa chọn các môn thể thao hoạt động khớp vai như cầu lông, quần vợt, bơi lội,… để chơi hằng ngày để nâng cao thể trạng và phòng ngừa viêm khớp vai hiệu quả.

Luyện tập thể thao hợp lý giúp phòng ngừa viêm khớp quanh vai
Luyện tập thể thao hợp lý giúp phòng ngừa viêm khớp quanh vai

Thăm khám bác sĩ: Khi có các dấu hiệu đau nhức bất thường tại khớp vai hoặc khi vừa có chấn thương tại vai hoặc xung quanh vai, nên tìm đến cơ sở y tế hoặc phòng khám uy tín để chẩn đoán và xem xét mức độ tổn thương, từ đó có hướng điều trị, phòng ngừa bệnh kịp thời.

Giảm áp lực lên khớp vai: Hạn chế các hoạt động đè nén nhiều lên khớp vai chẳng hạn như việc khuân vác vật nặng. Nên chọn lựa các công việc nhẹ nhàng, ít gây tổn thương và áp lực lên khớp vai.

Có chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bổ sung các dưỡng chất như Canxi, vitamin D, glucosamin, omega-3, đạm động vật giúp hỗ trợ tăng cường phát triển hệ xương khớp, giúp tái tạo những hư tổn và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan.

Ngủ nghỉ khoa học: Ngủ là một trong những hoạt động cần thiết giúp cơ thể phát triển, tái tạo lại những hư tổn đã có trước đó. Do đó, nếu có tổn thương các phần mềm xung quanh khớp vai thì việc ngủ đủ giấc cũng góp phần không nhỏ giúp cho tổn thương nhanh chóng phục hồi và không tiến triển thành các thể bệnh nặng hơn.

10. Bộ sản phẩm Crux giúp cải thiện tình trạng viêm khớp quanh vai

Bộ sản phẩm Crux của công ty Dược Dân Khang là một bộ sản phẩm vừa kết hợp uống và thoa bên ngoài để hỗ trợ tối đa trong quá trình tái tạo dịch khớp cho người bệnh viêm khớp vai. Sản phẩm là sự kết hợp của 2 nhóm: Nhóm tái tạo cấu trúc và nhóm kháng viêm, giảm đau.

Nhiều người bệnh viêm xương khớp đã tin tưởng và dùng bộ sản phẩm Crux đều cảm nhận được hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 7 ngày sử dụng, đặc biệt là khi kết hợp dùng với kem Crux. Đồng thời, đem đến hiệu quả giảm sưng – giảm đau thấy rõ chỉ sau 3 tháng sử dụng.

Bộ sản phẩm Crux – phù hợp cho người bị đau nhức, thoái hóa khớp
Bộ sản phẩm Crux – phù hợp cho người bị đau nhức, thoái hóa khớp

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết liên quan

    Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị [A-Z]

    Viêm khớp cổ tay – Đâu là nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

    Top 5 thuốc trị viêm khớp hiệu quả nhất hiện nay

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ