Ngày nay, các vấn đề về dạ dày là các vấn đề phổ biến mà hầu hết đối với người trưởng thành ai cũng mắc phải. Các bệnh về dạ dày hầu hết là do chế độ ăn uống không khoa học và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Trong đó một trong những hiện tượng phổ biến gây khó chịu ở vùng dạ dày thường gặp là co thắt dạ dày.
1. Tình trạng co thắt dạ dày là gì?
Co thắt thực quản là chứng rối loạn co giãn cơ trơn ở thực quản gây khó khăn trong việc di chuyển thức ăn xuống dạ dày. Khi bị co thắt thực quản, phần cơ nằm giữa thực quản và dạ dày sẽ không hoạt động và làm thức ăn không trôi xuống được.
Co thắt thực quản không phải là bệnh lý hiếm gặp nhưng vì triệu chứng giống với các bệnh tiêu hóa thông thường khác nên người bệnh thường dễ chủ quan. Bệnh co thắt dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính.
2. Các triệu chứng thường gặp của co thắt dạ dày
- Đau thắt bùng bụng, người mệt mỏi chán ăn, chóng mặt thậm chí là ngất xỉu.
- Đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, đại tiện ra máu, dễ nhầm lẫn với bệnh ung thư trực tràng.
- Đau đầu, ho, sổ mũi, mạch đập nhanh, vàng da.
- Đối với phụ nữ, có thể xảy ra một số triệu chứng như chảy máu âm đạo, hành kinh thất thường.
3. Nguyên nhân gây ra bệnh co thắt dạ dày
Những người mắc bệnh co thắt dạ dày thông thường chỉ bắt nguồn từ chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày không khoa học. Tiêu biểu như:
Do thực phẩm: Bệnh co thắt dạ dày thường xảy ra khi ăn nhầm những thức ăn ôi thiu, biến chất, nhiễm độc,… Làm cho bụng, dạ dày, thượng vị bị đau liên tục.
Do thói quen sinh hoạt không đúng cách: Thói quen ăn nhanh, làm cho thức ăn không được thấm đều dịch vị. Dẫn đến dạ dày phải co bóp nhiều mới có thể làm mềm thức ăn. Ăn các loại thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ và ăn xong hoạt động hay làm việc ngay.
Do co thắt cơ bắp: Đối với những người thường hay vận động mạnh, khiến cơ bụng phải hoạt động quá nhiều làm cho cơ dạ dày co thắt theo, dẫn đến bệnh co thắt dạ dày
Căng thẳng, mệt mỏi cũng có thể gây nên tình trạng co thắt dạ dày: Đối với những người thường xuyên căng thẳng, stress có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường. Khi căng thẳng, các axit dạ dày sẽ được tiết ra nhiều hơn bình thường tác động đến niêm mạc dạ dày gây đau.
Do bệnh lý: Triệu chứng co thắt dạ dày cũng là dấu hiệu để báo động rằng cơ thể bạn đang mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như: viêm dạ dày, đau dạ dày, trào ngược dạ dày,…
Tìm hiểu thêm viên uống Novacurmin và nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về cách chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:
4. Co thắt dạ dày có nguy hiểm không?
Tình trạng co thắt dạ dày đem lại cảm giác đau nóng vùng thượng vị, phần lớn các trường hợp thì triệu chứng sẽ tự khỏi, đôi khi không xảy ra thường xuyên. Co thắt dạ dày không phải là một bệnh lý trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh ngay từ khi bệnh khởi phát nên phần lớn bệnh nhân chủ quan và không để ý đến việc thăm khám và điều trị sớm. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy dạ dày của bạn đang có vấn đề và cần được thăm khám ngay. Về lâu dài có thể dẫn đến các hậu quả cực kỳ nghiêm trọng như:
Rối loạn tiêu hoá: Dạ dày là bộ phận quan trọng trong ống tiêu hoá, giúp phá vỡ các liên kết phức tạp trong protein và giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại. Nếu bộ phận này có bất kỳ rối loạn nào, việc hấp thu dinh dưỡng sẽ nhanh chóng bị ảnh hưởng, vi khuẩn xâm nhập vào ruột gây ra các rối loạn tiêu hoá thường xuyên khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu.
Loét dạ dày: Phản ứng viêm xảy ra do tác nhân acid hoặc vi khuẩn xảy ra trong dạ dày có thể kích thích sự co thắt gây đau dạ dày. Nếu để lâu dần vết viêm dần lan rộng có thể gây loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày gây mất máu cấp tính rất nguy hiểm và cần phải can thiệp nội khoa ngay lập tức.
Ung thư dạ dày: Phản ứng viêm xảy ra trong một thời gian dài có thể làm biến đổi cấu trúc di truyền của các tế bào bị ảnh hưởng gây ra những lỗi trong quá trình sao chép tế bào, cuối cùng có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
5. Tình trạng co thắt dạ dày được chẩn đoán như thế nào?
Co thắt dạ dày là một trong những biểu hiện thường gặp của các bệnh lý dạ dày, do đó, việc chẩn đoán thường nhắm vào việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một số phương pháp chẩn đoán co thắt dạ dày thường gặp bao gồm:
5.1. Khám lâm sàng
Khai thác thông tin từ bệnh nhân rất quan trọng để định hướng và lựa chọn ra xét nghiệm phù hợp, chuyên biệt để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng co thắt dạ dày. Một số thông tin bệnh nhân thường được khai thác trong chẩn đoán co thắt dạ dày bao gồm:
- Lối sống: có hút thuốc, uống rượu không? Tập thể dục thường xuyên không? Chế độ ăn uống như thế nào? Tinh thần và áp lực công việc gần đây?
- Tiền sử: bệnh sử, tiền sử bệnh của bệnh nhân và gia đình, tiền sử sử dụng thuốc có nguy cơ gây viêm loét dạ dày (nhất là nhóm thuốc giảm đau NSAID).
- Thời điểm khởi phát triệu chứng co thắt dạ dày, tần suất co thắt cũng như mức độ đau để đánh giá sơ bộ mức độ nghiêm trọng của bệnh.
5.2. Xét nghiệm
Các xét nghiệm được chỉ định sau khi khai thác đủ thông tin từ bệnh nhân, thường thực hiện một trong 2 nhóm xét nghiệm là xét nghiệm chuyên biệt và xét nghiệm loại trừ chẩn đoán. Trong đó, xét nghiệm chuyên biệt dùng để kiểm tra mức độ tổn hại dạ dày và các ảnh hưởng khác có liên quan đến hoạt động dạ dày, thường là các chẩn đoán hình ảnh như nội soi, X-quang hoặc xét nghiệm phân trong trường hợp nhiễm khuẩn hoặc xuất huyết tiêu hoá.
Xét nghiệm chẩn đoán loại trừ giúp loại bỏ các nguyên nhân khác không bắt nguồn từ dạ dày nhưng vẫn gây ra những triệu chứng co thắt dạ dày tương tự, thường là các xét nghiệm máu, nước tiểu để nhận diện các yếu tố nội sinh trong cơ thể. Phối hợp giữa khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán ra được nguyên nhân gây ra các cơn co thắt dạ dày, từ đó có hướng điều trị đúng, kịp thời và an toàn.
6. Cách điều trị co thắt dạ dày
Thông thường, các chứng bệnh về dạ dày dễ bị nhiều người bỏ qua. Tuy nhiên, đây lại là hiện tượng nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như chảy máu dạ dày, đau dạ dày cấp, đau ruột thừa, rối loạn túi mật, viêm túi mật…
Nhưng hiện nay không có thuốc đặc trị co thắt thực quản, mục tiêu trong việc điều trị là làm giảm triệu chứng và ngăn chặn biến chứng xuất hiện. Vậy một số phương pháp giúp kiểm soát các cơn co thắt là:
- Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và khoa học.
- Nên ăn chậm, nhai kĩ.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây.
- Không ăn các thực phẩm cay, nóng và chứa nhiều dầu mỡ.
- Không sử dụng các thức uống có cồn như rượu, bia và các chất kích thích.
- Đi khám và kiểm tra định kỳ ở các trung tâm y tế hoặc bệnh viện.
- Tập các bài tập thể dục nhẹ, giúp cho dạ dày được co giãn vừa phải.
Bên cạnh đó, ngoài các phương pháp trên thì cần phải có các bài thuốc từ dân gian để giúp điều trị chứng co thắt dạ dày như:
- Trà hoa cúc: Giúp xoa dịu dạ dày và làm hạn chế các cơn đau thắt.
- Trà gừng: Gừng có vị cay, tính ấm, có công dụng giãn cơ trơn, chống buồn nôn, giảm đau bụng.
- Nước gạo: Nước gạo chứa nhiều khoáng chất và vitamin giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm co thắt, giảm viêm.
7. Phòng ngừa các cơn co thắt dạ dày như thế nào?
Việc điều trị co thắt dạ dày thực quản đòi hỏi tốn rất nhiều chi phí và thời gian, bên cạnh đó người bệnh có thể vẫn còn những di chứng đường tiêu hoá sau khi điều trị. Do đó, tốt nhất chúng ta nên áp dụng các biện pháp đơn giản sau đây tại nhà để phòng ngừa co thắt dạ dày một cách an toàn, hiệu quả.
7.1. Uống đủ nước
Hầu hết tất cả các khuyến cáo phòng ngừa co thắt dạ dày trong nước và trên thế giới đều khuyên nên uống nhiều và đủ nước mỗi ngày. Bởi vì nước và các ion khoáng có trong đó giúp cân bằng, ổn định hoạt động co bóp của cơ trơn dạ dày, sự thiếu hụt nước và khoáng có thể gây ra các cơn co thắt rối loạn. Một người trưởng thành nên uống trung bình 2 lít nước mỗi ngày. Đa số chúng ta sẽ hay quên và chỉ uống nước khi khát, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau cho bản thân để uống đủ nước mỗi ngày:
- Sử dụng bình đựng nước có chia vạch nhắc nhở uống nước.
- Mỗi lần chỉ nên uống một lượng nhỏ, vừa đủ chứ không nên uống quá nhiều gây đầy bụng khó chịu.
- Cài báo thức để uống nước vào các khung giờ cố định trong ngày chứ không cần phải có cảm giác khát rồi mới uống nước.
7.2. Tạo thói quen ăn uống khoa học
Một thói quen ăn uống khoa học phải đảm bảo đủ các yếu tố bao gồm ngon miệng giúp cho chúng ta thích ăn và dễ tiêu hoá, đầy đủ dinh dưỡng để bổ sung các chất thiết yếu vào cơ thể để cân bằng các hoạt động và phải sạch nghĩa là phải lựa chọn thực phẩm không chứa các chất độc hại và vi khuẩn. Để làm được những điều trên không phải là dễ dàng, các mẹo dưới đây có thể giúp bạn thực hiện các tiêu chí trên:
- Lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được kiểm định chất lượng, chỉ tiêu vi sinh và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng trong đó.
- Bổ sung nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hằng ngày để cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất xơ rất cần thiết để ổn định hoạt động bình thường của hệ tiêu hoá.
- Hạn chế dùng quá nhiều thực phẩm chứa dầu, mỡ động vật như thức ăn nhanh, chiên rán, thịt đỏ (heo, bò, cừu, dê,…).
- Nên thiết lập giờ ăn cố định vào tất cả các ngày là như nhau, hạn chế việc thay đổi giờ ăn hoặc nhịn bữa để cơ thể và hệ tiêu hoá quen với nhịp sinh học và hoạt động tốt hơn.
- Đối với các bệnh nhân có vấn đề tiêu hoá, nên chia bữa ăn lớn thành nhiều bữa ăn nhỏ. Việc ăn nhiều lần trong ngày giúp hệ tiêu hoá dễ hấp thu, ngăn ngừa bệnh tình tiến triển nặng.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây hại cho dạ dày như thức ăn quá cay nóng, nước uống có gas, các loại thực phẩm có tính chua,…
7.3. Hạn chế sử dụng sản phẩm có chất kích thích
Thuốc lá và rượu bia là những sản phẩm mà nếu không sử dụng sẽ giúp ngăn ngừa bệnh co thắt dạ dày một cách đáng kể mà không cần dùng đến một thuốc phòng bệnh nào. Đối với rượu bia, khuyến cáo phụ nữ nên uống dưới 1 đơn vị (khoảng 1 lon bia) mỗi ngày và nam giới nên uống dưới 2 đơn vị mỗi ngày để tránh các bệnh lý có thể gây ra bởi bia rượu như bệnh gan, bệnh Gout, bệnh tiêu hoá,… Nếu bạn đang là người nghiện rượu, thuốc lá thì nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để có lộ trình “cai nghiện” phù hợp để bảo vệ sức khoẻ.
7.4. Sinh hoạt khoa học
Sau khi ăn xong thì hệ tiêu hoá cần thời gian để hấp thu, khi này máu sẽ được tập trung xuống các bộ phận của ống tiêu hoá để vận chuyển chất dinh dưỡng. Đa số các trường hợp được hỏi việc làm đầu tiên sau khi ăn sẽ là tìm một chỗ nằm để nghỉ ngơi, về bản chất hành động này không ảnh hưởng quá nhiều với sức khỏe, tuy nhiên nếu hoạt động tiêu hoá đang diễn ra mạnh, đặc biệt là hoạt động co bóp của dạ dày đang cao trào có thể khiến bạn gặp phải tình trạng ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản rất khó chịu. Khi này điều tốt nhất là nên tìm một chỗ ngồi thoải mái hoặc vận động nhẹ nhàng chằng hạn như đi ra vườn ngắm cây cảnh, phối hợp với động tác xoa bụng theo chiều kim đồng hồ sẽ rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hoá.
Một trong những sai lầm thường gặp của giới trẻ hiện nay là sự gấp gáp, vội vã trong công việc khiến họ thường làm việc, học tập ngay sau khi ăn. Điều này làm giảm lượng máu xuống hệ tiêu hoá, làm giảm năng suất hấp thu chất dinh dưỡng và lâu dần có thể gây ra tình trạng co thắt dạ dày, loét dạ dày, đau bao tử.
7.5. Thư giãn đầu óc
Stress tâm lý là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt dạ dày. Việc thư giãn đầu óc là rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh lý này, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi:
- Tìm cho mình một thú vui riêng, một hội bạn cùng chung một thú vui để giao lưu chẳng hạn như nuôi cá, cây cảnh, chim,…
- Chơi đùa cùng thú cưng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
- Nghe nhạc, đọc sách, xem phim trước khi ngủ.
- Tham gia các bộ môn giúp thư giãn như thiền, yoga, bấm huyệt, massage,…
- Ngủ nghỉ đủ giấc, cố định khung giờ ngủ và thức dậy giống nhau trong tất cả các ngày.
- Tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp cải thiện tâm trạng.
- Tập hít thở khi đối diện với stress, căng thẳng.
8. Thực phẩm hỗ trợ Novagel hiệu quả và tiện dụng như thế nào?
Đối với một số người không có thời gian để thực hiện các loại thức uống giúp chữa trị chứng co thắt dạ dày này. Thêm nữa, phải thật kiên trì và kiên nhẫn do hiệu quả mà những loại thức uống này mang lại không nhanh chóng.
Nên dạo gần đây, người mắc bệnh thường tìm mua các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ để sử dụng. Hiệu quả mang đến cao và tiện dụng cho người sử dụng. Sản phẩm Novagel của công ty dược Dân Khang được chiết xuất từ mật ong và nghệ – là 2 vị thuốc nổi tiếng trong việc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng các chứng bệnh dạ dày. Mà hoàn toàn không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm với công nghệ được nhập khẩu từ Đức, giúp hỗ trợ giảm axit dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Bạn đang lo lắng tình trạng co thắt dạ dày và cần giải đáp thắc mắc hãy đăng ký tư vấn cho Bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được bác sĩ tư vấn vấn miễn phí và có cách chữa trị hiệu quả.
Xem thêm bài viết liên quan:
Top 6 loại thuốc trị đau dạ dày hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng
Trào ngược dạ dày thực quản là gì? nguyên nhân và cách điều trị
Người mắc bệnh đau dạ dày có ăn sữa chua được hay không?
Triệu chứng đau dạ dày buồn nôn và những biện pháp xử lý