Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị [A-Z]

Viêm khớp cổ chân là gì? nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Cũng tương tự như nhiều loại bệnh viêm xương khớp khác thì viêm khớp cổ chân cũng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở những người già – người lớn tuổi. Tình trạng bệnh sẽ gây nên hiện tượng đau nhức ở vùng cổ chân, cũng như là sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến việc sinh hoạt hằng ngày nữa đấy. Để phòng bệnh cũng như chăm sóc bản thân thật tốt thì bạn đừng quên tìm hiểu thêm những nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp cổ chân cũng như là triệu chứng như thế nào nhé. Tất cả đều sẽ được giải đáp trong bài viết này.

1. Bệnh viêm khớp cổ chân là gì?

Viêm khớp cổ chân là gì?
Viêm khớp cổ chân là gì?

Một trong những loại xương khớp có vai trò quan trọng nhất đôi với cơ thể chúng ta đó chính là khớp cổ chân. Bởi vì những đốt khớp chân này đóng vai trò rất lớn trong việc gánh vác toàn bộ trọng lượng cơ thể. Do là nơi chịu nhiều tác động nhất nên khớp cổ chân vốn là dễ bị tổn thương nhất. Đó cũng chính là lí do tại sao bệnh viêm khớp cổ chân là một trong các căn bệnh xương khớp cực kì phổ biến hiện nay, không những ở người già mà còn có thể xuất hiện ở người trong độ tuổi trung niên nữa.

Khi phần sụn đệm giữa 2 phần xương ở cổ chân bị thương tổn hoặc viêm thì đấy là lúc bạn bị viêm khớp cổ chân rồi đấy. Lúc này, người bệnh cảm giác đau nhức, bị sưng vùng cổ chân, hoặc cảm giác căng cứng ở vùng mắt cá chân.

Xem thêm: Viêm khớp cổ tay – Đâu là nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

2. Các giai đoạn bệnh của viêm khớp cổ chân

Phụ thuộc vào mức độ phát triển bệnh tật mà các giai đoạn bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau. Trong y học hiện nay chia các giai đoạn bệnh của viêm khớp cổ chân làm 2 giai đoạn với mức độ bệnh tật khác nhau như sau:

Các giai đoạn phát bệnh của viêm khớp cổ chân
Các giai đoạn phát bệnh của viêm khớp cổ chân

2.1. Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn khởi phát là giai đoạn lúc này bệnh còn mới, chưa có nhiều tiến triển nặng. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy có đôi chút mệt mỏi đi cùng với những cơn đau nhức và có thể là sưng đỏ ở phần cổ chân. Tuy nhiên, cơn đau sẽ nhanh chóng giảm dần. Nên đây cũng được xem là giai đoạn nguy hiểm, bởi vì người bệnh vẫn còn ỷ y và chưa có ý định đi khám vì cơn đau vẫn nằm trong mức độ chịu đựng được.

2.2. Giai đoạn thứ phát

Gian đoạn này được xem là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của bệnh viêm khớp cổ chân. Lúc này, phần xương dưới sụn sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và cũng bắt đầu hình thành gai xương chèn ép lên dây thần kinh gây nên những cơn đau nhức dữ dội. Nếu không kịp chữa trị thì sẽ dễ chuyển sang mạn tính và gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

3. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp cổ chân

Các nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh này
Các nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh này

Viêm khớp cổ chân là một căn bệnh phiền phức nếu nó chuyển sang mạn tính vì các cơn đau nhức sẽ đến nhiều hơn, khó chịu hơn và còn tái đi tái lại nhiều lần nữa. Do đó, hãy cùng chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng kiến thức để phòng tránh bệnh bằng cách tìm hiểu những nguyên nhân, những tác nhân gây bệnh mà bạn nên chú ý để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình nhé.

3.1. Do quá trình lão hóa

‍Khi bắt đầu bước sang độ tuổi trung niên, thì quá trình lão hóa sẽ bắt đầu diễn ra mạnh mẽ hơn. Khiến cho các bộ phận bên trong cơ thể cũng hoạt động yếu đi bởi tác động của sự lão hóa. Dẫn chứng cụ thể nhất là lúc này xương khớp của bạn cũng nhanh chóng bị thoái hóa dần đi, những hoạt động bôi trơn ở các sụn khớp cũng không phục hồi tốt như lúc trẻ nữa. Từ đó, dẫn tới việc người già có khả năng mắc nhiều bệnh lí liên quan tới xương khớp hơn, trong đó có cả viêm khớp cổ chân bạn nhé.

3.2. Do chấn thương cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm khớp cổ chân

‍Nếu như bạn đã từng bị chấn thương ở cổ chân do một số hoạt động tham gia khi còn trẻ như đi bộ, chạy, chơi thể thao,… Nếu bạn thường xuyên gặp phải các chấn thương tác động lên xương khớp như gãy xương, trật khớp,… thì những loại chấn thương này ít nhiều sẽ tác động trực tiếp lên phần cổ chân, gây nên các phản ứng và dễ dàng dẫn tới tình trạng viêm khớp.

Viêm khớp cổ chân do bong gân
Viêm khớp cổ chân do bong gân

3.3. Thừa cân, béo phì, lười vận động

‍Một chế độ ăn uống kém khoa học, lười vận động làm cho trọng lượng cơ thể tăng nhanh một cách mất kiểm soát cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm khớp cổ chân hiện nay ở giới trẻ, và những người trong độ tuổi trung niên. Bởi vì, khớp cổ chân luôn là bộ phần gồng gánh toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Do đó, nếu bạn đột ngột tăng cân một cách mất kiểm soát sẽ vô tình tạo nên một lực ép lên khớp cổ chân. Điều đó khiến cho cổ chân dễ bị tổn thương và dẫn tới sưng viêm nhiều hơn.

3.4. Bệnh lý liên quan gây viêm khớp cổ chân

‍Những người có sẵn những bệnh lí như tiểu đường, loãng xương, thoái hóa khớp, bệnh gout,… đó cũng được xem là những tác nhân gây nên bệnh viêm hớp cổ chân nữa đấy.

3.5. Lý do khác

‍Bên cạnh 4 lí do mà chúng tôi đề cập ở trên thì những yếu tố cũng góp phần khiến bạn bị mắc bệnh viêm cổ chân chính là do di truyền, di tật bẩm sinh,…Nhiều bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỉ lệ mắc bệnh viêm khớp ở gia đình có người bị viêm khớp sẽ cao hơn so với những người mà trong gia đình họ không có ai mắc bệnh.

4. Đối tượng dễ gặp tình trạng viêm khớp cổ chân

Viêm khớp cổ chân có thể xảy ra trên nhiều đối tượng, đặc biệt là đối với nhóm người có các yếu tố nguy cơ như sau:

Giới tính: Phụ nữ là những đối tượng mà có khả năng mắc bệnh cao hơn so với nam giới.

Tuổi tác: Bệnh có thể diễn ra đối với bất kỳ độ tuổi nào, tăng cao đối với đối tượng ở tuổi trung niên, đây được cho là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến viêm khớp cổ chân, thường xảy ra với người có độ tuổi từ 50 – 60.

Tiền sử gia đình: Đối tượng có người thân trong gia đình mắc phải tình trạng viêm khớp cổ chân sẽ có nguy cơ cao hơn so với nhóm người còn lại.

Thừa cân, béo phì: Là những đối tượng có chỉ số BMI > 23, do xương khớp phải chịu nhiều gánh nặng do trọng lượng của cơ thể, về lâu dài dẫn đến việc tăng nguy cơ gặp tình trạng viêm khớp cổ chân.

Chấn thương: Các chấn thương cổ chân như gãy mắt cá chân, hoại tử xương, khối u xương là những nguyên nhân có thể khiến cho tình trạng viêm khớp cổ chân tiến triển nhanh chóng hơn

Thói quen sinh hoạt, lối sống: Lười vận động dẫn đến việc cơ kém phát triển, yếu cơ, nhược cơ, khiến cho cơ không hỗ trợ nâng đỡ cho xương dẫn đến viêm khớp.

Bệnh lý: Các bệnh lý như là nhiễm trùng khớp, viêm đa khớp, loãng xương, thoái hóa khớp gout, dị dạng bẩm sinh ở khớp…

Ngoài ra việc gặp phải tình trạng viêm khớp cổ chân còn có thể xảy ra trên các đối tượng bị căng thẳng, stress kéo dài.

5. Các biện pháp chữa trị bệnh viêm khớp cổ chân

5.1. Sử dụng thuốc

Thông thường, việc sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (hay còn được biết với tên gọi là NSAIDs) là lựa chọn quen thuộc của những đối tượng rơi vào tình trạng này. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ với mục đích làm xoa dịu cơn đau, bên cạnh đó việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm trong thời gian dài sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng của thuốc đi cùng với việc phải đối mặt với những tác dụng phụ có hại như viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận,… 

Ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau hay NSAIDs, một số nhóm thuốc cũng được sử dụng đồng thời như sau:

  • Thuốc giãn cơ (cyclobenzaprine, baclofen): Thường được sử dụng nhằm mục đích chống co cứng cơ, giúp giảm đáng kể trương lực cơ, tần suất, mức độ nghiêm trọng của cơn co thắt, đặc biệt đối với bệnh nhân có đáp ứng tốt.
  • Thuốc giảm đau paracetamol: Là một thuốc thuộc nhóm không kê đơn thường được sử dụng trong điều trị các cơn đau nhẹ, tuy nhiên việc lạm dụng paracetamol có thể dẫn đến việc mất một lượng lớn glutathione, dẫn đến tổn thương tế bào gan, trong trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến suy gan.
  • Ngoài ra còn sử dụng các thuốc như glucosamine, vitamin D, E, A,… nhằm tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và sức khỏe cho xương.

Xem thêm: Top 5 thuốc trị viêm khớp hiệu quả nhất hiện nay

5.2. Phẫu thuật

Khác với việc sử dụng thuốc giảm đau, phẫu thuật có hiệu quả cao hơn trong việc điều trị nhưng bên cạnh đó cũng mang lại nhiều rủi ro như nhiễm trùng vết thương, ngứa ran hoặc thậm chí là tệ liệt chi dưới do dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng trong lúc phẫu thuật.

Có 2 loại phẫu thuật thường được dùng trong điều trị tình trạng viêm khớp cổ chân là:

  • Phẫu thuật nội soi khớp chân: Là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các trường hợp liên quan đến khớp cổ chân. Bằng cách sử dụng một chiếc camera quan sát có khả năng phóng đại và truyền ảnh đến màn hình video để phẫu thuật tại khớp cổ chân thông qua các vết mổ nhỏ trên da. Vì thế việc phẫu thuật nội soi khớp chân giúp cho bệnh nhân ít phải chịu đau đớn hơn, giảm chảy máu và nhanh hồi phục hơn so với phương pháp mổ truyền thống
  • Phẫu thuật hàn khớp cổ chân hay thay khớp nhân tạo: Thường được sử dụng trong các trường hợp nặng hơn

Bởi vì có nhiều rủi ro bên cạnh việc phẫu thuật nên đây được xem là phương án chỉ dành cho các trường hợp quá nghiêm trọng hoặc đã điều trị qua bằng các phương pháp khác mà không mang lại hiệu quả trong chữa trị.

5.3. Vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu bằng cách massage cổ chân
Phương pháp vật lý trị liệu bằng cách massage cổ chân

Từ lâu, việc sử dụng các phương pháp chữa trị bằng vật lý trị liệu đã được áp dụng vào trong phác đồ điều trị, mang lại hiệu quả cũng như ít phải chịu nhiều rủi ro từ việc sử dụng thuốc giảm đau hay phẫu thuật. Tùy theo từng loại nguyên nhân dẫn đến việc mắc phải tình trạng viêm khớp cổ chân mà các y bác sĩ sẽ đưa ra sự lựa chọn về phác đồ điều trị khác nhau đối với từng trường hợp.

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống được sử dụng trong trường hợp viêm khớp cổ chân liên quan đến sự sai lệch trong cấu trúc xương khớp (thoái hóa, chấn thương trên xương khớp,…) giải pháp này hướng dẫn việc sử dụng các thao tác tay để nắn chỉnh lại sự sai lệch cấu trúc khớp xương về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn cao đến từ người thực hiện.

Đối với các trường hợp viêm khớp cổ chân do bàn chân bẹt thường sẽ được cân chỉnh bằng đế chỉnh hình y khoa đặt trong giày, giúp hỗ trợ vận động chân và cân bằng của cơ thể, giúp hạn chế sự phát triển triệu chứng của viêm khớp do tật bàn chân bẹt.

Ngoài ra sóng xung kích Shockwave hay phương pháp trị liệu bằng laser cũng được sử dụng để điều trị viêm khớp cổ chân liên quan đến chấn thương ở mô mềm, chẳng hạn như bong gân.

Bên cạnh đó việc có một lối sống, sinh hoạt lành mạnh, một chế độ ăn uống phù hợp cũng sẽ góp phần cho việc phòng và chữa trị các tình trạng viêm khớp cổ chân trở nên hiệu quả hơn.

6. Cách để phòng ngừa tình trạng viêm khớp cổ chân

Viêm khớp cổ chân là một căn bệnh mà không phải ai cũng có thể ngăn ngừa hoàn toàn được vì một số nguy cơ như tuổi tác, giới tính, tiền sử gia đình,… là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Chính vì thế, việc có cho mình những thói quen lành mạnh có thể giúp bạn phần nào giảm được nguy cơ mắc phải tình trạng viêm khớp cổ chân. Cụ thể như sau:

  • Tăng cường các loại acid béo trong khẩu phần ăn của mình: Hầu hết các loài cá thường rất giàu axit béo Omega 3, là một chất béo bão hòa có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm, hiệu quả trong phòng ngừa bệnh viêm khớp.Bộ Nông nghiệp Hoa Kì khuyến nghị mỗi người nên ăn cá có nhiều omega 3 ít nhất 2 lần trong tuần.
  • Tập thể dục đều đặn: Việc tập thể dục đều đặn không chỉ giúp đốt cháy lượng mỡ thừa, tạo một cơ thể cân đối hơn làm giảm áp lực lên xương khớp mà còn hỗ trợ tăng cường sức mạnh của cơ bắp. Bên cạnh đó bạn cần thực hiện một số động tác giãn cơ nhằm duy trì sự linh hoạt và phạm vi chuyển động của các khớp.
  • Kiểm soát cân nặng: Bên cạnh việc tập luyện thể dục đều đặn, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lí nhằm cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết  cho sự phát triển của xương như là canxi, đồng thời có một cơ thể cân đối nhằm giảm áp lực lên các khớp xương, góp phần phòng ngừa tình trạng viêm khớp cổ chân.
  • Tránh chấn thương: Để tránh mắc phải những chấn thương không đáng có trong lúc làm việc hay chơi thể thao, bạn cần mang thiết bị bảo vệ phù hợp, rèn luyện những kỹ thuật một cách đúng đắn, tránh việc mang đồ nặng quá mức so với khả năng của bản thân, áp dụng đúng kỹ thuật ngồi trong mọi trường hợp, nhất là đối với các đối tượng làm việc ở văn phòng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn loại giày dép phù hợp, kích cỡ vừa với chân giúp nâng đỡ chân, thường xuyên ngâm chân trong nước ấm kết hợp với massage, xoa bóp cổ chân, bàn chân nhất là trong những ngày phải di chuyển nhiều, đứng nhiều.
Tập luyện đúng cách tránh chấn thương khớp cổ chân
Tập luyện đúng cách tránh chấn thương khớp cổ chân

Lời kết

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm khớp cổ chân này nhé. Nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết liên quan

    Top 5 thuốc trị viêm khớp hiệu quả nhất hiện nay

    Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ