Đau nhức xương khớp ở người già và 11 phương pháp điều trị

dau-nhuc-xuong-khop-o-nguoi-gia-yeu-thuong-gia-dinh-tu-nhung-dieu-nho-nhat-1

Leo cầu thang khó nhọc, hay bị mỏi khớp gối, khớp vai, thường xuyên bị đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi… là tình trạng chung ở tuổi già và trung niên. Để yêu thương và chăm sóc đúng cách cho những thành viên lớn tuổi trong gia đình, mỗi chúng ta đều phải có kiến thức đầy đủ về chứng đau nhức xương khớp ở người già.

1. Thế nào là đau nhức xương khớp ở người già?

Đau nhức xương khớp ở người già là tình trạng cảm thấy đau nhức, mệt mỏi phần xương và khớp. Chính các cơn đau này khiến người già luôn cảm thấy đau buốt, mệt mỏi và hạn chế sự vận động.

Chất lượng xương và sụn theo thời gian sẽ bị bào mòn và thoái hóa. Càng lớn tuổi thì các khớp xương cũng dần bị suy yếu. Ở những người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh bị thay đổi nội tiết tố, chính điều này khiến cho cơ thể hạn chế khả năng hấp thụ canxi. Vì thế, phụ nữ thường mắc bệnh loãng xương cao hơn nam giới.

2. Tuổi tác ảnh hưởng thế nào đến xương khớp?

Theo TS. BS Bùi Hồng Thiên Khanh – Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, tỷ lệ đau nhức xương khớp ở người cao tuổi lên đến 60%. Tuổi tác càng cao, cùng với sự lão hóa của cơ thể thì chức năng tạo sụn và chất nhờn cũng sẽ giảm sút. Sụn bị thoái hóa và bào mòn dần, dịch khớp bị khô, khiến các đầu xương ma sát trực tiếp vào nhau gây đau nhức khi vận động, lâu dần gây viêm, sưng, tổn thương nặng và các chứng bệnh mãn tính khác như thoái hóa sụn khớp, gai cột sống, viêm khớp…

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng đến hệ xương khớp của người cao tuổi, đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp:

  • Viêm, chấn thương, lao động nặng khi còn trẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng kém, không đủ nuôi các khớp.
  • Béo phì.
  • Các chứng bệnh về chuyển hóa.
  • Loãng xương.

Một nguyên nhân khá lớn liên quan đến bệnh xương khớp nữa là thời tiết. Nước ta mang đầy đủ những đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, với khí hậu nóng ẩm và áp suất, độ ẩm không khí thường xuyên biến đổi, đặc biệt miền Bắc có mùa đông mưa lạnh. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các cơn đau nhức xương khớp tấn công người cao tuổi thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

3. Những nguyên nhân gây nên bệnh

Với người già, có rất nhiều nguyên nhân gây nên đau nhức xương khớp, dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất:

3.1. Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau nhức xương khớp ở người già

Lão hóa: Người già thường có tốc độ lão hóa nhanh hơn, vì thế họ sẽ bị hạn chế thu nạp chất dinh dưỡng vào trong cơ thể, khiến các khớp, xương không còn nhận đủ chất dinh dưỡng nuôi khớp. Khi thiếu chất dinh dưỡng các khớp sẽ bị khô, cứng và chất nhầy cũng bị mất đi phần nào khiến khớp không còn linh hoạt.

Thời tiết lạnh đột ngột: Khi thời tiết lạnh đột ngột, người già thường bị đau nhức nhiều ở khớp tay, khớp gối, vai. Nguyên nhân là vì khi trời lạnh đột đột, các mạch máu trong cơ thể co lại khiến máu không thể lưu thông đến các khớp, xương.

Thừa cân – béo phì: Người già bị béo phì, thừa cân thường có nguy cơ đau nhức xương khớp nhiều hơn, đặc biệt là ở các khớp gối, lưng và hông.

Người già bị béo phì có nguy cơ đau nhức xương khớp
Người già bị béo phì có nguy cơ đau nhức xương khớp

3.2. Nguyên nhân về bệnh lý

Viêm khớp/ Thoái hóa khớp: Ở người già, khi các khớp sụn bị bào mòn và mất đi, các khớp xương sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau khiến chúng sưng lên và gây ra tình trạng viêm khớp. Thoái hóa khớp sẽ thường gặp ở bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên và đây là căn bệnh mãn tính khó điều trị.

Thoát vị đĩa đệm: Là tình trạng số nhân nhầy trong đĩa đệm bị lệch vị trí chèn ép dây thần kinh hay tủy sống, gây nên các cơn đau nhức xương khớp.

Viêm khớp dạng thấp: Đây là tình trạng viêm khớp tự miễn hay thấy ở khớp gối. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch trực tiếp tấn công vào các khớp, sụn gây đau đớn, đau nhức.

Gout: Là tình trạng cơ thể bị tích tụ muối urat từ các acid uric mà ra. Nếu bệnh không kịp chữa trị, rất có thể các khớp sẽ bị biến dạng, khó chữa khỏi.

Loãng xương: Bệnh loãng xương là bệnh phổ biến ở người già, mắc bệnh này thì xương sẽ dễ gãy hơn, giòn hơn.

4. Hậu quả của đau nhức xương khớp kéo dài

Khi bị đau nhức kéo dài, người lớn tuổi thường rất ngại vận động, dẫn đến tình trạng các khớp xương càng bị đơ cứng và đau nhức nhiều hơn. Lúc này, hầu như mọi hoạt động của người cao tuổi đều phải nhờ tới sự hỗ trợ của người khác, dần dần làm nảy sinh tâm lý buồn phiền, ngại ngùng, ảnh hưởng đến tình cảm trong gia đình và tâm lý của chính người bệnh.

Cơn đau nhức ngày một nặng hơn mà không có phương pháp điều trị hợp lý sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: biến dạng khớp, loãng xương, thoái hóa xương, thậm chí ung thư xương. Đồng thời, việc ít vận động còn tăng nguy cơ mắc các bệnh: mỡ trong máu, tiểu đường, sa dạ dày, rối loạn tiêu hóa…

5. Tình trạng đau nhức xương khớp ở người già được điều trị như thế nào?

5.1. Người già bị đau nhức xương khớp thường dùng thuốc gì?

Hiện nay có nhiều loại thuốc dùng để trị đau nhức xương khớp cho người già, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức xương khớp sẽ được bác sĩ chỉ kê đơn các loại thuốc khác nhau. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng là:

5.1.1. Thuốc giảm đau không steroid

Bao gồm paracetamol có khả năng giảm đau tốt ở mức độ nhẹ đến trung bình, tác dụng kháng viêm của hoạt chất này không cao nên thường chỉ định trong các trường hợp đau không do viêm. Khi dùng thuốc này ở hàm lượng cao trong nhiều ngày có thể làm tích luỹ sản phẩm chuyển hoá là NAPQI gây độc cho tế bào gan, bệnh nhân suy gan nên cẩn thận hỏi kỹ ý kiến chuyên gia trước khi lựa chọn loại thuốc này.

Nhóm thứ hai trong các thuốc giảm đau không steroid là nhóm thuốc NSAID thường gặp các hoạt chất như Naproxen, Meloxicam, Ibuprofen giúp giảm đau, kháng viêm ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Nhóm thuốc này sử dụng lâu dài có thể gây tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng do làm giảm khả năng sản xuất ra các Prostaglandin giúp bảo vệ dạ dày nên thường được dùng chung với các thuốc làm giảm tiết acid dịch vị. Ngoài ra một số loại NSAID có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, do đó không nên tự ý sử dụng mà phải hỏi thật kỹ ý kiến của bác sĩ.

5.1.2. Thuốc giảm đau Opioid

Các hoạt chất thường gặp như Tramadol và Codein giúp làm giảm các cơn đau từ trung bình đến nặng. Cơ chế của nhóm thuốc này là ức chế các thụ thể opioid trên thần kinh trung ương khiến não bộ không cảm nhận được cảm giác đau, giúp cải thiện hoạt động của người bệnh. Nhóm thuốc này về hiệu quả giảm đau thì cao hơn nhóm không Steroid nhưng tác dụng phụ đem lại thường nhiều hơn, do đó không nên tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ.

5.1.3. Thuốc giảm đau Steroid

Là các corticosteroid thường sử dụng ở đường tiêm để giảm nhanh các cơn đau khớp mức độ nghiêm trọng. Đây là nhóm thuốc hormon nên có thể gây nhiều biến đổi liên quan đến khả năng trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, nhóm thuốc này chỉ được sử dụng bởi sự giám sát cẩn thận của bác sĩ chuyên khoa.

5.1.4. Thuốc giãn cơ

Nhóm thuốc này điều trị các cơn đau nhức đi kèm co cứng các cơ xương ở người cao tuổi, việc điều trị bằng nhóm thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cần được theo dõi bởi bác sĩ.

5.1.5. Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRIs)

Nhóm thuốc này có khả năng tác động lên các thụ thể thần kinh làm giảm nhanh cảm giác đau nên cũng thường được chỉ định trong các trường hợp đau nhức xương khớp ở người lớn tuổi.

5.1.6. Thuốc kiểm soát tình trạng đau nhức mạn tính

Khi đau nhức mạn tính không nên lựa chọn những chất có hoạt tính quá mạnh vì việc sử dụng thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Các lựa chọn ưu tiên trong trường hợp này là các loại thuốc, thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên an toàn, ít tác dụng phụ hơn, các hoạt chất thường gặp bao gồm:

Glucosamin: Có nguồn gốc từ vỏ của loài giáp xác thuỷ sinh như tôm, cua,… có khả năng làm giảm viêm, giảm đau hiệu quả khi sử dụng lâu ngày.

Omega-3: Thành phần được chiết xuất từ dầu các loại cá béo giúp giảm viêm, giảm đau khớp và ngăn ngừa nhiều bệnh lý tim mạch ở người lớn tuổi, thường được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng giúp phòng ngừa bệnh.

Dầu cá giúp giảm đau khớp
Dầu cá giúp giảm đau khớp

Acid hyaluronic: Loại chất nhờn có thành phần giống như dịch hoạt khớp trong cơ thể. Hoạt chất này được dùng để tiêm thẳng vào khớp, giúp bôi trơn các khớp, giảm ma sát và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương xương khớp trong các tình trạng khô khớp. Thủ thuật tiêm thẳng vào khớp có thể để lại các nguy cơ như nhiễm trùng khớp, thủng bao hoạt dịch do đó chỉ bác sĩ chuyên khoa được thực hiện.

Tuy nhiên, với người già thì chức năng gan thận cũng suy yếu do đó, người ta cũng hạn chế cho người già sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng sinh để tránh gặp tác dụng phụ.

5.2. Các biện pháp chữa trị khác ngoài thuốc

Ngoài việc lựa chọn các thuốc uống điều trị tình trạng đau nhức thì người lớn tuổi còn có thể được chỉ định các phương pháp sau để điều trị giảm nhẹ bệnh tình.

5.2.1. Tập các bài vật lý trị liệu

Các nhà vật lý trị liệu có thể hướng dẫn các bài tập giúp làm giảm tình trạng đau nhức xương khớp. Các bài tập này hầu hết là các bài tập vận động nhẹ nhàng các khớp đau giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức mạnh cơ bắp và tạo điều kiện để xương khớp được phục hồi. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn lộ trình luyện tập phù hợp với tình trạng, mức độ và vị trí đau nhức.

5.2.2. Tắm suối khoáng, tắm bùn

Những người già có thói quen tắm suối khoáng, tắm bùn thường có xương khớp khỏe mạnh hơn người bình thường. Vì khi tham gia các hoạt động này giúp xương khớp và các phần mềm quanh khớp như các cơ xương, dây chằng được thư giãn, dễ chịu, giảm thiểu áp lực và tạo điều kiện để phục hồi những hư tổn, cải thiện các bệnh lý xương khớp một cách an toàn, hiệu quả.

5.2.3. Phương pháp châm cứu

Kích thích các huyệt đạo bằng các kim châm giúp cải thiện lưu lượng máu đến các khớp đau nhức, hỗ trợ cải thiện và giảm nhẹ bệnh tình. Các huyệt đạo được kích thích còn giúp giảm đau tạm thời các vị trí đau, cải thiện hoạt động cho bệnh nhân, tạo điều kiện cho các xương hư tổn được phục hồi.

5.2.4. Biện pháp bổ trợ đau nhức xương khớp

Sự phát triển của các công nghệ điều trị tiên tiến giúp mang lại nhiều phương pháp ưu việt hơn trong việc giảm đau nhức xương khớp, kháng viêm nhanh chóng ở người già. Các ứng dụng thường được sử dụng như: Laser độ IV, sử dụng sóng siêu âm, sóng cường độ cao,… Các biện pháp này không có tính xâm lấn nên rất an toàn và không đau, tuy nhiên chi phí điều trị có thể cao hơn các phương pháp khác và thường chỉ áp dụng ở các cơ sở điều trị tương đối tiên tiến.

5.2.5. Phẫu thuật

Khi tình trạng đau nhức xương khớp trở nên nghiêm trọng hoặc khi không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp. Đây hầu như là lựa chọn cuối cùng trong điều trị các bệnh lý về xương khớp, do mang tính xâm lấn nên có thể mang lại nhiều biến chứng và nguy cơ sau phẫu thuật chẳng hạn như nguy cơ khi gây mê, nguy cơ nhiễm trùng hậu phẫu, những bất tiện về vận động sau khi thay khớp,…

6. Các cách làm giảm đau nhức xương khớp ở người cao tuổi

Tình trạng đau nhức kéo dài khiến người lớn tuổi rất khó khăn trong việc vận động, khiến người bệnh ăn không ngon, ngủ không yên. Dưới đây là các biện pháp giúp cải thiện tình trạng đau nhức, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh:

Chườm nóng, chườm lạnh: Việc kích thích bằng nhiệt độ lên các khớp đau nhức có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng. Trong đó, nhiệt độ nóng giúp làm giãn các mạch máu, tăng lưu lượng máu đến các khớp, giúp giảm căng thẳng lên các khớp và cải thiện các triệu chứng đau nhức. Chườm lạnh giúp gây tê cục bộ tạm thời, làm cắt đứt cảm giác đau tạm thời, cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Nên chườm 1-2 lần mỗi ngày hoặc chườm sau khi có cảm giác đau nhức để cải thiện tình trạng bệnh.

Vận động nhẹ nhàng: Nếu vì đau mà không vận động có thể khiến các khớp bị cứng đờ, lâu dần làm giảm phạm vi hoạt động của khớp, teo cơ làm việc vận động ngày càng khó khăn hơn. Việc vận động vừa phải chẳng hạn như đi bộ mỗi ngày 30 phút có thể giúp cải thiện được tình trạng đau nhức và hỗ trợ giúp bệnh tình thuyên giảm.

Vận động nhẹ nhàng có thể cải thiện đau nhức xương khớp ở người già
Vận động nhẹ nhàng có thể cải thiện đau nhức xương khớp ở người già

Sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung cho xương khớp: Các loại thực phẩm chức năng bổ xương khớp chủ yếu đi từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên an toàn, có thể giúp cải thiện dần dần sự suy yếu xương khớp, cải thiện triệu chứng và bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể phục hồi lại hư tổn. Một số thực phẩm chức năng còn bổ sung các thành phần giúp ăn ngon, ngủ ngon khiến cho sức khoẻ bệnh nhân nhanh chóng được hồi phục.

Xoa bóp, bấm huyệt: Các phương pháp xoa bóp hoặc day ấn các huyệt đạo giúp ích trong việc cải thiện lưu lượng máu đến các khớp, khiến các khớp thư giãn, giảm căng thẳng đè nặng lên khớp và các phần mềm quanh khớp nên giảm các triệu chứng đau nhức. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để tìm phương pháp day ấn huyệt đạo phù hợp với vị trí bị đau nhức để việc điều trị đạt hiệu quả cao. Khi day ấn, xoa bóp có thể phối hợp cùng với xoa dầu gió để nâng cao hiệu quả.

Bấm huyệt giúp cải thiện đau nhức xương khớp hiệu quả an toàn
Bấm huyệt giúp cải thiện đau nhức xương khớp hiệu quả an toàn

Ăn các thực phẩm tốt cho xương khớp: Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động xương khớp. Các loại rau đặc biệt là các loại cải, bông cải xanh có chứa nhiều các hợp chất hữu cơ có đặc tính kháng viêm, giảm đau giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.

Xem thêm: Đau nhức xương khớp nên ăn gì, kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Giữ ấm cơ thể: Các tổn thương xương khớp có thể khởi phát cơn đau khi nhiệt độ trở lạnh, do đó mặc đồ ấm trong khi trời lạnh giúp làm giảm đau nhức xương khớp cho người lớn tuổi.

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh giúp giảm đau nhức xương khớp
Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh giúp giảm đau nhức xương khớp

Viên uống Crux hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp

  • Boswellia Serrata Extract (chiết xuất Nhũ hương): nhập khẩu từ Ấn Độ, có tác dụng ngăn chặn quá trình tấn công và phá hủy các mô, bổ sung máu đến các cơ bị viêm, sửa chữa những vùng bị hư hại do bệnh viêm khớp, kích thích mô sụn phát triển. Nghiên cứu chứng minh Boswellia có khả năng giảm đau chỉ sau 7 ngày sử dụng, đạt hiệu quả tối đa sau 3 tháng dùng.
  • Collagen type II: là protein cấu trúc chính trong các mô sụn khớp, tăng khả năng đàn hồi và hỗ trợ quá trình vận động của các khớp xương. Các nghiên cứu đã chứng minh Collagen type II giúp giảm đau do viêm khớp, giảm tốc độ thoái hóa sụn khớp, tái tạo mô sụn.
  • Sodium Hyaluronate: nhập khẩu từ Đức. Đây là thành phần chính của dịch khớp, giúp cho khớp hoạt động trơn tru, nuôi dưỡng các mô sụn, giảm chấn động khi khớp bị va chạm, tăng khả năng vận động của khớp và giảm tình trạng khô khớp, cứng khớp.
  • Novasol Curcumin: nhập khẩu từ Đức, là dạng curcumin kích thước nano, sản xuất theo công nghệ Novasol từ Aquanova, Đức, có khả năng hấp thu gấp 185 lần so với bột nghệ thông thường, có tác dụng chống viêm, giảm đau do viêm khớp, thoái hóa khớp.

Viên uống CRUX giảm đau hơn 90% chỉ sau 1 tháng. Sau 3 tháng sử dụng, chỉ số đau giảm từ 45 xuống 14, hiệu quả giảm đau rõ rệt. Bên cạnh đó bạn có thể dùng kết hợp sản phẩm kem thoa Crux sẽ giúp tình trạng đau khớp nhanh chóng cải thiện hơn.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp Crux
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp Crux

Lời kết

Việc nhận biết và biện pháp khắc phục sớm cũng rất quan trọng trong việc đẩy lùi căn bệnh xương khớp ngày càng phổ biến này. Nếu bạn đang có dấu hiệu hoặc thắc mắc về bệnh đau nhức xương khớp ở người già thì hãy gọi ngay Hotline 19007061 hoặc điền Form để được tư vấn HOÀN TIỀN MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm nội dung liên quan:

    Đau nhức xương khớp toàn thân có nguy hiểm không?

    Mối nguy hiểm từ chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ

    Đau khớp cổ tay – Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

    Đau khớp háng: Các giai đoạn của đau khớp háng và bệnh lý liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ