Các giai đoạn của đau khớp háng và bệnh lý liên quan

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm đau khớp háng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Đau khớp háng có thể là bệnh lý vẫn còn xa lạ với khá nhiều người. Tuy nhiên, chứng đau khớp háng lại khá phổ biến trong các bệnh về xương khớp bên cạnh đau khớp cổ tay và cổ chân. Đau khớp háng có thể gây áp lực lên phần lớn các khớp xương ở vùng vai, thắt lưng và chân khiến cho các vùng này thường xuyên đau nhức, từ đó cản trở việc đi lai và sinh hoạt của người bệnh.

1. Thế nào là đau khớp háng?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm đau khớp háng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm đau khớp háng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm

Đau khớp háng xảy ra khi vùng háng, các khớp đùi và phần thắt lưng mông xuất hiện các cơn đau nhức theo mức độ thường xuyên. Nguyên nhân là bởi quá trình lão hóa và các chấn thương khiến phần sụn khớp bị tổn thương. Các cơn đau ở háng có thể sẽ diễn ra ở khớp háng bên phải, bên trái hoặc xảy ra đồng thời ở cả hai bên.

Những người hay vận động nhiều và quá sức, ví dụ như đi bộ đường dài, đá bóng, nhảy cao, nhảy xa hay leo lên leo xuống cầu thang rất dễ bị đau khớp háng.

2. Nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng

Đau khớp háng là một bệnh lý đau nhức xương khớp thường gặp đối với mọi lứa tuổi. Thông thường các triệu chứng của cơn đau khớp háng sẽ khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân mà nó gây ra. Các triệu chứng phổ biến thường thấy của cơn đau khớp háng gồm:

  • Đau ở hông.
  • Đi khập khiễng.
  • Giảm chuyển động của khớp háng.
  • Đau lan đến các bộ phận xung quanh và các bộ phận có liên quan.
  • Cứng cơ bắp.
  • Đau ở chân mỗi khi bước đi.

Bên cạnh đó, do cấu tạo của khớp háng tương đối phức tạp dẫn đến nguyên nhân gây ra đau khớp háng cũng phức tạp không kém. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp háng liên quan đến các bệnh về xương khớp:

2.1. Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng là một trong những nguyên nhân gây đau khớp háng
Thoái hóa khớp háng là một trong những nguyên nhân gây đau khớp háng

Đây là một căn bệnh phổ biến, trong một số trường hợp có thể dẫn đến việc phải thay khớp háng nhân tạo. Thoái hóa khớp háng là kết quả của quá trình mòn khớp, gặp nhiều ở đối tượng là người cao tuổi. Bệnh xuất hiện tại một bên khớp, sau đó lớp sụn mất dần, xuất hiện nhiều gai xương. Biểu hiện rõ trên lâm sàng qua các triệu chứng đau khớp háng, cứng khớp háng.

2.2. Viêm gân, viêm bao hoạt dịch

Gân và bao hoạt dịch là thành phần cấu tạo không thể thiếu ở khớp háng. Khi bị viêm, các gân và dây chằng sẽ gây nên các cơn đau nhức, khó chịu ở khớp háng. Nếu để lâu ngày, tình trạng viêm nhiễm trở nên xấu đi sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

2.3. Viêm đa khớp dạng thấp

Bệnh Viêm đa khớp dạng thấp ảnh hưởng đến nhiều khớp trong cùng một thời điểm, biểu hiện thông qua sự sưng, đau, cứng của nhiều khớp. Bệnh khi tiến triển nặng có thể gây biến dạng khớp xương.

2.4. Thoái hóa khớp sau chấn thương

Khớp bị chấn thương do tai nạn giao thông, do chấn thương trong quá trình làm việc, tập thể dục thể thao dẫn đến việc khớp bị biến dạng, từ đó gây ra tình trạng thoái hóa khớp.

2.5. Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi

Còn được biết đến với tên gọi là hoại tử vô mạch, nguyên nhân là do mạch máu nuôi chỏm xương đùi bị tổn thương, dẫn đến việc không có máu đi đến nuôi gây hoại tử. Khi xét nghiệm bằng X – Quang sẽ cho kết quả chỏm xương đùi bị biến dạng, khe khớp hẹp.

2.6. Thoát vị bẹn

Là tình trạng lớp niêm mạc hoặc ruột di chuyển khỏi khoang bụng, sau đó mắc kẹt ở tại ống bẹn, tạo sức ép lên các cơ xung quanh vùng háng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, sưng to gây đau. Dấu hiệu để nhận biết thoát vị bẹn là vùng háng bị phình to do một phần màng tế bào lót khoang bụng chui vào túi thoát vị. Thoát vị bẹn gây đau nhức ở khớp háng và vùng bẹn.

2.7. Đau dây chằng háng

Các chấn thương hoặc việc vận động quá mạnh gây viêm dây chằng khớp háng là nguyên nhân chính dẫn tới triệu chứng đau dây chằng ở háng. Khi bị đau dây chằng ở háng việc đi lại của người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn, bất tiện vì những cơn đau thường rất dữ dội, đau chết đi sống lại.

2.8. Bệnh lý khớp háng ở trẻ em

Trong một số trường hợp, trẻ em và trẻ sơ sinh có thể mắc phải các vấn đề về khớp háng, cho dù việc chẩn đoán và điều trị đúng đắn nhưng khớp háng vẫn có thể bị viêm và trở nên thoái hóa khi trưởng thành. Quá trình thoái hóa khớp diễn ra do sự thay đổi bất thường của khớp. Các bệnh lý thường gặp ở trẻ em như:

  • Loạn sản phát triển: Bệnh lý xảy ra đối với trẻ sơ sinh bị trật khớp háng hay khớp háng dễ bị trật khớp, điều này khiến cho lồi cầu dễ dàng trượt ra khỏi ổ chảo, làm cho chứng loạn sản phát triển xảy ra.
  • Bệnh Perthes: Đối tượng chính của bệnh lí này là trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 11 tuổi, là kết quả của việc lưu lượng máu cung cấp cho xương bị hạn chế, dẫn đến việc một số tế bào xương trong xương đùi chết đi, khiến cho xương trở nên yếu hơn, giảm sự chắc chắn của xương.
  • Thoái hóa lồi cầu xương đùi vốn: Là tình trạng gây mất liên kết giữa phần lồi cầu và phần xương đùi của khớp háng tại vị trí sụn tăng trưởng của xương, thường xuất hiện ở đối tượng là trẻ em đang phát triển, trong trường hợp này việc sử dụng nẹp để ổn định khớp là phương pháp điều trị hiệu quả.
  • Hội chứng hông khó chịu: Thường xảy ra ở trẻ em từng mắc phải bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên, cơn đau ở khớp háng sẽ làm cho trẻ đi đứng không vững. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp bệnh sẽ dần tự hồi phục.

3. Các giai đoạn chính của đau khớp háng

Theo thời gian, các cơn đau khớp háng sẽ xuất hiện từ từ và tăng dần cả về mức độ lẫn thời gian đau nhức. Đau được chia thành 2 giai đoạn chính. Đó là:

3.1. Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn này, chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện các cơn đau ở mức độ nhẹ, vừa phải trong một khoảng thời gian ngắn rồi biến mất nhanh chóng. Triệu chứng phổ biến ở giai đoạn này thường là đau ở vùng bẹn rồi lan dần xuống đùi.

Tình trạng đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi cử động nhiều, đứng quá lâu hoặc nằm sai tư thế. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại, đi lại tập tễnh, chân tê mỏi, đau nhức.

3.2. Giai đoạn nặng

Lúc này tần suất các cơn đau xuất hiện ngày một dày hơn, dài hơn và đau nhức ở mức độ nặng hơn ngay cả khi không cử động. Người bệnh trong giai đoạn này thường không thể xoay người, gập người và các khớp háng bị cứng với mức độ thường xuyên hơn.

Khi thực hiện các hoạt động thường ngày như đi tất, đi giày, mặc quần đều gặp rất nhiều khó khăn do các cơn đau nhức hành hạ. Lâu dần người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ bị liệt hoàn toàn do các cơ vận động quanh khớp háng bị teo nhỏ.

Đây được xem là giai đoạn nghiệm trọng gây ảnh hưởng nặng nề với sức khỏe của người bệnh và cũng là một trong những dấu hiệu báo hiệu những bệnh lý nguy hiểm khác.

Có thể dùng thuốc tây, thuốc nam, phẫu thuật trị liệu hay sử dụng các bài tập chữa bệnh để điều trị bệnh đau khớp háng.
Có thể dùng thuốc tây, thuốc nam, phẫu thuật trị liệu hay sử dụng các bài tập chữa bệnh để điều trị bệnh đau khớp háng.

4. Đau khớp háng được chẩn đoán như thế nào

4.1. Khám lâm sàng

Hỏi về tuổi tác, cơ chế chấn thương, các triệu chứng bệnh đã gặp (Đau khó chịu ở khớp háng, mông, đùi), tình trạng yêu cơ, thói quen thể dục thể thao, các bệnh lý đi kèm,…

Nhìn dáng đứng, dáng đi, sự thăng bằng,… Sờ để xác định điểm đau khi ấn và sự thay đổi cấu trúc khớp háng qua xúc giác. Quan sát tầm vận động của bệnh nhân để kiểm tra bệnh nhân có cứng khớp hay không, kiểm tra khả năng gập háng, dạng háng khép háng,… Đánh giá chức năng hoạt động như động tác ngồi xổm, bắt chéo chân, chạy,… của bệnh nhân.

4.2. Chẩn đoán hình ảnh

Sau quá trình khám lâm sàng, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu chụp X – quang. Trong trường hợp bị thoái hóa khớp háng sẽ cho kết quả như sau:

  • Khư khớp bị hẹp.
  • Gai xương phát triển ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Đặc xương dưới sụn.
  • Khuyết xương.
  • Ngoài ra còn có các xét nghiệm hình ảnh khác như chụp CT, MRI, siêu âm,… tùy theo yêu cầu của bác sĩ.

4.3. Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Siêu âm mạch máu.
  • Xét nghiệm men gan.
  • Xét nghiệm đông máu.
  • Điện tâm đồ.

5. Các phương pháp thường dùng điều trị đau khớp háng.

Mặc dù tình trạng đau khớp háng là bệnh lý không thể chữa dứt điểm được, hầu hết các phác đồ điều trị được sử dụng nhằm mục đích ngăn ngừa sự phá hủy xương khớp, thứ tự ưu tiên lựa chọn từ điều trị không phẫu thuật, trong trường hợp không khả quan sẽ chuyển sang điều trị bằng phẫu thuật.

5.1. Sử dụng thuốc

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Có tác dụng kháng viêm và giảm đau, được bán dưới dạng thuốc kê đơn (ETC) và không kê đơn (OTC).
  • Corticosteroid: Có tác dụng kháng viêm mạnh, đường dùng đa dạng: uống, bôi, tiêm,…
  • Thuốc chống thấp khớp tiến triển (DMARDs): Thuốc tác động lên hệ miễn dịch, kéo dài thời gian tiến triển của bệnh.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập giúp tăng phạm vi hoạt động của hông bệnh nhân và tăng cường các cơ bắp hỗ trợ cho khớp.Bên cạnh đó, việc tập thể dục thường xuyên, điều đặn, có thói quen ăn uống, cân nặng hợp lý cũng góp phần giảm độ cứng, cải thiện sức bền của khớp, giúp việc điều trị hiệu quả hơn.
  • Thiết bị hỗ trợ: Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như gậy, xe tập đi,… giúp giảm áp lực lên khớp của bệnh nhân, giúp bệnh nhân hoạt động dễ dàng hơn.

Xem thêm: TOP 6 Thuốc bổ xương khớp được nhiều người dùng đánh giá cao

5.2. Phẫu thuật

Các phẫu thuật phổ biến thường được thực hiện gồm có:

  • Thay thế một phần khớp bằng kỹ thuật nội soi: Thường được chỉ định trong điều trị giai đoạn đầu của viêm khớp, giúp loại bỏ một phần hoặc toàn bộ hoạt dịch khớp, phương pháp này chỉ có hiệu quả khi sụn khớp bao phủ đầu xương chưa bị ảnh hưởng.
  • Thay thế toàn bộ khớp háng: Phương pháp này sẽ loại bỏ toàn bộ phần sụn và xương đã bị viêm, sau đó được thay thế bằng vật liệu kim loại hoặc nhựa nhằm khôi phục chức năng của khớp háng. Thường được chỉ định đối với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp hoặc viêm cột sống dính khớp.

6. Cách phòng ngừa đau khớp háng

Đau khớp háng mang lại nhiều phiền phức và khó khăn cho người bệnh. Do đó việc phòng ngừa đau khớp háng là một việc rất quan trọng. Chẳng hạn như:

6.1. Kiểm soát cân nặng và chế độ dinh dưỡng phù hợp

Xây dựng cho bản thân một cân nặng lí tưởng bằng cách tập luyện các bộ môn có cường độ không quá cao như bơi lội, yoga,… nhằm cải thiện sức khỏe xương khớp, không bắt đầu các bài tập với cường độ nặng mà phải bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng, sau đó nâng dần lên và phải phù hợp với cơ thể. 

Tập các bài tập cường độ không quá cao sẽ giúp tăng cường sức khỏe xương
Tập các bài tập cường độ không quá cao sẽ giúp tăng cường sức khỏe xương

Khi làm việc cần giữ tư thế cơ thể luôn thẳng, sử dụng các khớp lớn trong mang vác vật nặng nhằm giảm áp lực lên các khớp nhỏ, thay đổi tư thế thường xuyên, tránh nằm, ngồi quá lâu gây ứ trệ tuần hoàn và cứng khớp giúp tránh được yếu tố gây thoái hóa khớp do nghề nghiệp. 

Bên cạnh việc có cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp như phải bổ sung glucosamine và chondroitin từ xương, sụn động vật để giảm tình trạng viêm, bổ sung omega – 3 từ cá, calci từ sữa, trứng, đậu nành,… cùng với các loại thực phẩm giàu vitamin như chanh, cam, dâu tây, rau xanh, rau cải,… nhằm tăng sức đề kháng.

6.2. Giữ tinh thần thoải mái

Tránh những tình trạng lo âu hay căng thẳng quá mức do khi bị căng thẳng, hệ thần kinh sẽ kích thích những triệu chứng viêm khớp háng bùng phát, khiến cho mức độ nghiêm trọng tăng lên cùng với tần suất dày đặc hơn. Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, có cho mình những khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa những giờ làm việc và đừng ngại khi nhờ người khác giúp đỡ nếu phải mang vác vật nặng.

Lời kết

Triệu chứng đau khớp háng có thể gắn với nhiều bệnh lý khá nguy hiểm. Nếu không được khám chữa kịp thời thì sẽ để lại nhiều hậu quả về sau. Do đó, mỗi cá nhân cần chăm sóc sức khỏe thật tốt, nhất là các vấn đề về xương khớp và các bệnh về xương khớp nếu chẳng may mắc phải.

Nếu thấy có dấu hiệu bất thường về những cơn đau ở vùng háng thì cần tới bệnh viện hay bác sĩ để kiểm tra kỹ càng hơn để kịp thời điều trị.

Nghe dược sĩ tư vấn:

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

Bài viết có nội dung liên quan

Đau nhức xương khớp nên ăn gì, kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Đau khớp gối là gì? Những điều bạn cần biết [A-Z]

Bệnh đau khớp ngón tay và những biến chứng nguy hiểm

Loãng xương nguyên do đâu và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ