Bệnh đau khớp ngón tay và những biến chứng nguy hiểm

Thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay

Những ngón tay luôn là bộ phận quan trọng đối với cơ thể con người. Ta sử dụng chúng để làm những công việc hằng ngày, chẳng hạn như: đánh răng vào mỗi buổi sáng, viết bài vở, soạn văn bản hay nấu ăn. Vì thế, thật là tồi tệ khi một ngày nào đó cảm giác được những cơn đau đớn ở khớp ngón tay! Do đó, tìm hiểu kỹ càng về nguyên nhân, nguy cơ tiềm tàng bệnh lý từ triệu chứng đau khớp ngón tay là điều cần thiết để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.

1. Thế nào là đau khớp ngón tay?

Đau khớp ngón tay là bệnh lý thường gặp, gây khó khăn cho quá trình sinh hoạt
Đau khớp ngón tay là bệnh lý thường gặp, gây khó khăn cho quá trình sinh hoạt

Đây là cơn đau xảy ra ở gốc ngón tay khi nắm, chụp một vật nào đó hoặc dùng lực ngón tay. Thoạt đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khi bệnh nhân bắt đầu thực hiện một hoạt động liên quan đến những ngón tay (cầm, nắm, gõ bàn phím,…). Khi người đó đang hoạt động, cơn đau sẽ giảm bớt.

Nhưng, chỉ cần nghỉ ngơi vài phút, cơn đau và cứng khớp sẽ tăng lên. Tuy nhiên, ở mức độ nặng hơn thì sẽ gây ra cảm giác đau nhức hay tê buốt như bị kim châm. Ở mức độ nặng  nhất, thì người mắc phải chứng đau khớp còn có những biểu hiện cơn đau ra bên ngoài, chẳng hạn như sưng khớp ngón tay và sưng đầu ngón tay.

Mặc dù đau khớp ngón tay là tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Thông thường, khi bàn tay phải làm việc liên tục và cơ thế cố định trong một tư thế suốt khoảng thời gian dài thì dễ dẫn tới tình trạng trên. Đối với nguyên nhân gây ra chứng đau khớp tay thì phải xét trên hai phương diện: nội sinh và ngoại lực.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau khớp ngón tay?

Có nhiều cách làm giảm sưng đau khớp như nẹp, tiêm thuốc vào khớp…
Có nhiều cách làm giảm sưng đau khớp như nẹp, tiêm thuốc vào khớp…

Trước tiên, bàn về nội sinh, nguyên nhân chính là do sự lão hóa của sụn khớp ở các đốt tay. Từ đó, khớp bị hao mòn và dần dần gây đau xương nhức. Bên cạnh đó, các yếu tố dưới đây được xếp vào nhóm ngoại lực, tác động đến triệu chứng đau này:

  • Yếu tố di truyền: Nếu người thân trong gia đình có tiền sử các bệnh liên quan đến xương khớp, thì tỉ lệ phần trăm nguy cơ mắc phải các triệu chứng đau khớp ngón tay khá cao.
  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn (nhất là độ tuổi từ u40 trở lên). Bởi lẽ, quá trình lão hóa sẽ kéo theo việc sụn khớp càng suy yếu; từ đó, dễ dẫn tới chứng bệnh trên.
  • Giới tính: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tỷ lệ nữ giới mắc các bệnh về xương khớp cao hơn hẳn nam giới. Do đó, các chị em phụ nữ cần hết sức quan tâm đến sức khỏe của mình.
  • Đặc thù công việc: Những công việc mang tính chất văn phòng hay phải thường xuyên bưng bê, mang vác cũng dễ gây tổn thương ở tay.
  • Môi trường sống và thời tiết: Thời tiết thất thường, môi trường ấm lạnh không ổn định lại dễ làm khởi phát tình trạng đau khớp ngón tay.
  • Chế độ sinh hoạt và ăn uống: Chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh như ít tập thể thao và vận động tay chân; và thực đơn ăn uống hàng ngày thiếu hụt canxi càng đẩy nhanh tiến độ thoái hóa sụn khớp.

3. Đau khớp ngón tay có thật sự nghiêm trọng?

Trong y khoa, đau khớp ngón tay còn được xem là triệu chứng cơ bản gắn liền với các bệnh lý dưới đây:

3.1. Thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay

Thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay
Thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay

Đau khớp ngón tay gây ra các triệu chứng thoái hóa khớp phổ biến như cứng khớp, các ngón tay khó cử động, thường gặp vào lúc sáng sớm sau khi ngủ dậy. Có thể đau khớp tay phải hoặc tay trái, bàn tay, ngón tay, cổ tay, khuỷu tay ở phần tay bị tổn thương. Tuy nhiên, tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi và tính trạng sức khỏe mỗi cá nhân mà mức độ gây ra cơn đau khác nhau. Nếu cơn đau càng dài dẳng, và có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài (sưng đỏ, sưng phù,…) thì chứng tỏ bệnh tình đang tiến triển nặng.

3.2. Hội chứng ống cổ tay (Hội chứng chèn ép dây thần kinh giữa)

Chụp X-quang là phương pháp phổ biến giúp chẩn đoán kịp thời bệnh đau khớp ngón tay
Chụp X-quang là phương pháp phổ biến giúp chẩn đoán kịp thời bệnh đau khớp ngón tay

Đây là tập hợp các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp. Đối với bệnh lý này thì nguyên nhân chủ yếu là do tác động ngoại cảnh (môi trường làm việc, chế độ sinh hoạt và ăn uống). Những người làm dân văn phòng hay mắc phải hội chứng này. Tuy nhiên, bệnh lý này dễ phục hồi, chỉ cần thay đổi lối sống và môi trường làm việc hợp lý thì sẽ mau thuyên giảm.

3.3. Viêm khớp dạng thấp

Đối với bệnh lý này thì đau nhức ngón tay kèm theo sưng, nóng, đỏ là dấu hiệu thường gặp ở người lớn tuổi. Ngoài ra, bệnh còn gây đau ở các khớp nhỏ như bàn tay, cổ tay, mắt cá chân và bàn chân. Một điểm đáng lưu ý là viêm khớp dạng thấp còn do yếu tố gen. Khi trong cơ thể có những gen này được tác động bởi các yếu tố thúc đẩy bệnh như tâm lý căng thẳng, bệnh nhiễm trùng, virus sẽ tạo điều kiện cho bệnh khởi phát.

3.4. Hội chứng De Quervain (viêm bao gân cơ dạng dài và duỗi ngắn ngón cái)

Bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ làm nội trợ với biểu hiện đau cổ tay và phần dưới cẳng tay, ngay phía trên ngón cái. Lý do là do cổ tay thực hiện nhiều động tác phức tạp, các gân bám xương lộ ra sát bề mặt da nên dễ bị tổn thương, gây đau và hạn chế vận động của cổ tay.

Có thể thấy, mặc dù đau khớp ngón tay khá phổ biến; nhưng, nếu không được lưu tâm và chữa trị sớm thì sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, mỗi cá nhân cần nhận thức tốt về tình hình chứng đau khớp của mình, phòng ngừa sớm và chữa bệnh kịp thời.

4. Đau khớp ngón tay được chữa trị như thế nào?

Tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây ra đau khớp ngón tay mà bệnh nhân sẽ được điều trị bằng những phương pháp khác nhau.

4.1. Điều trị tại nhà

 Điều trị tại nhà bằng phương pháp RICE:

  • Rest (Nghỉ ngơi): Bệnh nhân cần phải để ngón tay nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng và cử động ngón tay bị thương. Có thể dùng nẹp để cố định khớp ngón tay bị chấn thương lại.
  • Ice (Chườm đá): Bệnh nhân có thể dùng túi đá hoặc khăn lạnh để chườm lên khớp bị đau. Điều này sẽ giúp khớp giảm sưng đau.
  • Compression (Đè ép): Bạn có thể bọc khớp lại bằng băng cá nhân để giảm sưng.
  • Elevation (Nâng): Hãy cố gắng giữ tay cao hơn tim để giảm sưng khớp.

Ngoài ra bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản khác để giảm đau nhức xương khớp tại nhà:

  • Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn hợp lý giúp giảm các triệu chứng đau khớp ngón tay, bạn phải ăn những loại thực phẩm nhiều đạm, ít mỡ, nhiều chất xơ và chứa nhiều vitamin như vitamin A, D, C, E sẽ giúp giảm sưng đau ở khớp hiệu quả. Điều này không những giúp cải thiện tình trạng bệnh mà còn giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa được nhiều bệnh xương khớp khác.
  • Hạn chế bẻ khớp ngón tay: Nhiều người có thói quen bẻ khớp các ngón tay, điều này sẽ làm tăng áp lực lên các đầu ngón tay, có hại cho các khớp bị tổn thương.
  • Không nên cầm các đồ nặng.
  • Có thể tập các bài thiền hay hít thở để giảm stress.
  • Mang bao tay hoặc các dụng cụ bảo vệ bàn tay khác để bảo vệ những khớp bị tổn thương.
  • Kiểm soát đường huyết.
  • Bỏ hút thuốc lá: Thuốc lá có thể khiến cho tình trạng viêm ở ngón tay trở nên nặng hơn.
Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng đau khớp ngón tay
Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng đau khớp ngón tay

4.2. Một số bài tập ngón tay để giảm đau khớp ngón tay hiệu quả

Bài tập uốn cong ngón tay: Bắt đầu bằng cách đưa tay trái ra ngoài, duỗi thẳng tất cả các ngón tay. Sau đó gập ngón tay cái của bạn xuống về phía lòng bàn tay. Giữ nó trong vài giây, sau đó duỗi thẳng nó. Lần lượt thay đổi tới gập ngón trỏ xuống về phía lòng bàn tay và giữ nó trong vài giây, sau đó duỗi thẳng nó. Lặp lại toàn bộ trình tự trên với các ngón tay còn lại, sau đó thực hiện với tay phải.

Bài tập tạo chữ O: Bắt đầu với bàn tay trái của bạn và giữ các ngón tay thẳng. Sau đó uốn cong các ngón tay của bạn vào trong sao cho chúng chạm vào nhau. Lúc này các ngón tay của bạn phải tạo thành hình chữ “O”. Giữ vị trí này trong vài giây. Sau đó, duỗi thẳng các ngón tay của bạn một lần nữa. Lặp lại nhiều lần và đổi qua thực hiện với tay phải.

Bài tập nâng ngón tay: Đặt bàn tay trái nằm lên mặt phẳng trên bàn, lòng bàn tay hướng xuống. Lần lượt nhấc từ từ các ngón tay lên khỏi bàn, bắt đầu bằng ngón tay cái của bạn. Giữ từng ngón tay trong 1 hoặc 2 giây, sau đó hạ xuống. Lặp lại toàn bộ trình tự với tay phải.

4.3. Điều trị dùng thuốc và trị liệu

Sử dụng thuốc giảm đau để điều trị triệu chứng đau khớp ngón tay
Sử dụng thuốc giảm đau để điều trị triệu chứng đau khớp ngón tay
  • Sử dụng các thuốc giảm đau như NSAIDs, Corticoid giúp làm giảm viêm và đau khớp ngón tay. Tuy nhiên những thuốc này cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức tạm thời chứ không thể điều trị triệt để nguyên nhân. Chính vì vậy cần uống theo hướng dẫn để giảm thiểu những tác dụng không mong muốn mà nó gây ra.
  • Phẫu thuật sửa chữa hoặc thay thế khớp: Tùy theo tình trạng khớp hiện tại và nguyên nhân gây ra của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ quyết định xem có nên phẫu thuật hay không. Đây là phương pháp giúp điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra đau khớp ngón tay do viêm khớp, nhiễm trùng khớp,…
  • Tập vật lý trị liệu để cải thiện khả năng vận động và tăng cường sức khỏe các khớp.

Xem thêm: TOP 6 Thuốc bổ xương khớp được nhiều người dùng đánh giá cao

5. Cách để tránh mắc phải tình trạng đau khớp ngón tay

Bạn có thể dùng một số phương pháp sau để phòng ngừa đau khớp ngón tay:

  • Thường xuyên cho tay nghỉ giải lao khi phải thực hiện các hành động lặp đi lặp lại trong thời gian dài như đánh máy, bấm điện thoại,…
  • Trang bị đồ bảo hộ thích hợp khi chơi các môn thể thao phải sử dụng tay.
  • Điều trị các bệnh mãn tính ảnh hưởng nhiều tới các khớp như: đái tháo đường, Gout, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,…
  • Xây dựng một chế độ ăn phù hợp, hạn chế ăn các thực phẩm làm nặng thêm tình trạng viêm.
  • Duy trì cân nặng hợp lý để giảm các áp lực lên các khớp.
  • Có thể thực hiện xoa bóp tay và ngâm trong nước ấm khoảng 15 phút mỗi ngày để hỗ trợ tuần hoàn, tăng lưu thông máu, qua đó ngăn ngừa tình trạng đau, sưng, viêm.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm nội dung liên quan

    Loãng xương nguyên do đâu và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

    Đau nhức xương khớp sau sinh – tình trạng thường gặp ở chị em

    Đau khớp gối là gì? Những điều bạn cần biết [A-Z]

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ