Cứng khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng các loại cứng khớp

Bệnh cứng khớp nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Cứng khớp là tình trạng ngày càng được gặp phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là ở đối tượng người trung niên, phụ nữ có thai, người thừa cân béo phì. Khi tình trạng này xuất hiện, chúng thường được bỏ qua với suy nghĩ đó là một triệu chứng nhẹ, không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, cứng khớp là “điềm báo” cho những bệnh về xương khớp, thậm chí có thể gây ra các biến chứng tổn thương nghiêm trọng đến khớp nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời. Vậy cứng khớp là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết ở dưới đây.

1. Cứng khớp là gì?

Cứng khớp là một triệu chứng không thể coi thường, đây là triệu chứng thường gặp của người bị bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Thông thường xuất hiện ở các khớp tay, ngón tay, chân, ngón chân, khớp đầu gối và khớp cổ. Đặc biệt đối với người cao tuổi, ngoài ra còn gây sưng, tê thậm chí còn dẫn đến tổn thương khớp và tàn phế.

Cứng khớp là cảm giác các khớp bị đơ, khó cử động hoặc khi cử động mang lại cảm giác đau nhức. Cứng khớp thường xảy ra sau một thời gian dài không vận động khớp chẳng hạn như sau một đêm dài ngủ dậy hoặc sau khi ngồi làm việc, học tập suốt nhiều tiếng đồng hồ. Tình trạng cứng khớp sẽ giảm khi vận động nhẹ nhàng để làm nóng các khớp khoảng 5-10 phút, sau đó khớp sẽ trở nên trơn tru và hoạt động bình thường trở lại.

Tình trạng cứng khớp có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, thông thường ở các khớp đối xứng 2 bên như đốt ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, khớp gối, khớp cổ chân, khớp ngón chân. Nhiều người gặp phải tình trạng này không thể nào bước chân xuống giường để hoạt động ngay mà phải ngồi xoay khớp đôi khi đến 1 giờ đồng hồ mới có thể vận động được.

Mức độ cứng khớp phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân, thông thường cứng khớp là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp khác chẳng hạn như viêm khớp, thoái hoá khớp. Theo thời gian, các bệnh lý này trở nặng thì tình trạng cứng khớp cũng gia tăng, lâu dần có thể làm giảm chức năng vận động của khớp và phần mềm quanh khớp, thậm chí có thể gây tàn phế.

Khi có dấu hiệu cứng khớp kéo dài nhiều ngày không khỏi, cần đi đến bác sĩ chuyên khoa hoặc cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Việc chẩn đoán sớm nguyên nhân gây cứng khớp đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm và tăng cao khả năng điều trị khỏi bệnh.

Cứng khớp là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm
Cứng khớp là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm

2. Nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng cứng khớp?

Đối với các tình trạng cứng khớp do nằm, ngồi sai tư thế trong một thời gian dài thường sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn. Đây là tình trạng phổ biến, dễ đến và cũng nhanh đi nên nhiều bệnh nhân thường chủ quan. Tuy nhiên, trường hợp cứng khớp lặp đi lặp lại, kéo dài nhiều ngày có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Một số nguyên nhân thường gây cứng khớp bao gồm:

2.1. Viêm khớp dạng thấp

Đây là một bệnh lý xương khớp tự miễn, trong đó các tế bào miễn dịch của cơ thể bị nhận diện sai và tấn công chính tế bào của cơ thể chính nó. Trong bệnh viêm khớp dạng thấp thì các tế bào sụn khớp là vị trí bị hệ miễn dịch tấn công đầu tiên, gây ra các phản ứng sưng, viêm, đau rát tại các khớp.

Cứng khớp là một trong các dấu hiệu thường gặp của bệnh lý này, mức độ cứng khớp sẽ tăng dần theo mức độ của bệnh. Các khớp thường bị cứng trong trường hợp này là các khớp đối xứng hai bên như bàn tay, ngón tay, khuỷu tay, bàn chân, ngón chân,…

2.2. Viêm cột sống dính khớp

Tình trạng viêm cột sống dính khớp
Tình trạng viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là một bệnh lý viêm tại cột sống đặc trưng bởi hiện tượng vôi hoá cầu xương giữa các đốt sống. Hậu quả là các đốt sống thông thường tách rời sẽ bị dính liền lại với nhau và khiến cột sống hoạt động khó khăn hơn. Số lượng đốt sống dính với nhau ngày càng nhiều, thậm chí có thể khiến cho bệnh nhân bị dị tật, bại liệt. Cứng khớp trong viêm cột sống dính khớp thường xảy ra ở vùng cột sống và đôi khi cũng lan rộng ra vùng khuỷu tay, đầu gối nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

2.3. Thoái hoá khớp

Thoái hoá là quá trình suy giảm về cấu trúc và chức năng do nhiều nguyên nhân và thường là ảnh hưởng của tuổi tác. Tuỳ thuộc vào vị trí khớp bị thoái hoá mà cứng khớp có thể xảy ra ở các vị trí khác nhau. Thoái hóa khớp diễn ra mạnh mẽ nhất sau 50 tuổi, đặc biệt là đối tượng phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh.

2.4. Bệnh Gout

Bệnh gout là một bệnh lý viêm xương khớp do sự tích tụ của tinh thể acid uric tại các vị trí này. Acid uric là sản phẩm chuyển hoá của protein, thông thường sẽ được loại bỏ theo nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, vì một rối loạn khiến cho việc thải trừ này bị ảnh hưởng hoặc cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric làm lắng đọng các tinh thể chất này tại các khớp. Các tinh thể này gây kích ứng hệ miễn dịch khởi phát các phản ứng viêm gây nên các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ, cứng khớp.

2.5. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là cấu trúc nằm giữa các khớp có tác dụng như một tấm đệm làm giúp làm giảm lực tác động, giúp bảo vệ các khớp. Khi bao hoạt dịch bị viêm, rò rỉ các vật chất lỏng bên trong ra ngoài làm giảm khả năng bảo vệ khớp, dẫn đến các đầu xương, sụn dễ bị tổn thương, thoái hoá. Cứng khớp, đau khớp vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy là dấu hiệu thường gặp của tình trạng trên.

2.6. Ung thư xương

Các tế bào xương phân chia không thể kiểm soát làm biến đổi hệ xương khớp. Đây là một nguyên nhân rất hiếm gặp nhưng cũng có khả năng gây ra tình trạng cứng khớp như các bệnh lý khác.

2.7. Bệnh Lupus ban đỏ

Đây cũng là một trong các bệnh lý tự miễn liên quan đến gen di truyền và sự tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ bên ngoài môi trường ảnh hưởng đến đa cơ quan trong đó có hệ thống xương khớp. Bệnh thường ảnh hưởng đến niêm mạc da, đôi khi làm hư hại xương gây viêm đa khớp, thoái hoá và cứng khớp.

3. Dấu hiệu nhận biết cứng khớp

Cứng khớp là một trong những tình trạng dễ nhận biết, đặc trưng bởi sự khó khăn trong xoay chuyển các khớp sau một đêm ngủ dậy hoặc s au khi ngồi làm việc trong một thời gian dài. Khi hoạt động lức khớp bị cứng, người bệnh sẽ thấy khớp không thể hoạt động linh hoạt mà trở nên chậm chạp, phạm vi xoay trở khớp cũng không được rộng như bình thường, đôi khi là đi kèm cảm giác hơi đau nhức khi xoay khớp.

Nếu có một trong các dấu hiệu trên đặc biệt là khi đi kèm với các tình trạng sưng, viêm, đỏ khớp, bệnh nhân nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán bệnh và có hướng xử lý phù hợp, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

4. Các loại cứng khớp thường gặp

4.1. Cứng khớp ngón tay

Cứng khớp ngón tay là bệnh lý không nên chủ quan
Cứng khớp ngón tay là bệnh lý không nên chủ quan

Cứng khớp ngón tay là một trong những triệu chứng thoái hóa khớp. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi do các ảnh hưởng của tuổi tác, chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và vận động. Tình trạng khô khớp ngón tay xuất hiện liên tục trong thời gian dài dễ gây ra tâm lý chủ quan, không chú ý đến để điều trị kịp thời, dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp nghiêm trọng và hạn chế khả năng phục hồi về sau.

4.1.1. Nguyên nhân dẫn đến cứng khớp ngón tay

  • Tuổi tác càng cao càng xuất hiện nhiều biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp ngón tay. Đó là do lượng máu nuôi dưỡng các vùng khớp nối ngày càng thiếu hụt làm giảm chất dinh dưỡng cung cấp cho sụn khớp tại các đốt ngón tay. Theo thời gian các đốt ngón tay sẽ bị tổn thương và gây tình trạng khô và đau khớp ngón tay.
  • Việc thiếu hụt canxi cùng khả năng hấp thụ canxi kém cũng là một trong những yếu tố khiến người già và phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh bị thoái hóa khớp ngón tay.
  • Do di chứng từ chấn thương tay như gãy tay, trật khớp chủ quan để lâu không điều trị.
  • Việc bạn hoạt động thường xuyên trong thời gian dài như chơi thể thao, lao động chân tay, nâng vác vật nặng, những việc khiến tay thường xuyên phải ngâm nước cũng sẽ gây nên cứng khớp ngón tay.
  • Các chấn thương như đứt, giãn gân, dây chằng, tổn thương sâu vào da, làm các khớp ở cổ tay và ngón tay bị co cứng, gây khó khăn khi hoạt động cơ khớp.

4.1.2. Triệu chứng thường gặp của cứng khớp ngón tay

Cứng khớp ngon tay cũng là triệu chứng của bệnh viêm khớp
Cứng khớp ngon tay cũng là triệu chứng của bệnh viêm khớp

Khớp ngón tay thường xuất hiện với các biểu hiện tê, sưng, đau nhức các khớp ngón tay vào mỗi buổi sáng. Cơ đau nhức thường kéo dài và sẽ dịu đi sau 1-2 tiếng đồng hồ, những trường hợp nghiêm trọng có thể kéo dài cả ngày. Cứng khớp ngón tay thường xuất hiện ở bên tay thuận, tay hoạt động nhiều hơn.

4.1.3. Bạn nên lưu ý một số biểu hiện cụ thể sau đây

  • Tê các khớp ngón tay, cảm giác giống như kiến bò tại các khớp ngón tay.
  • Khó khăn khi cử động và cầm nắm đồ vật.
  • Đặc biệt khi ngâm nước nhiều hoặc trời trở lạnh sẽ cảm thấy đau nhức tại các khớp ngón tay.
  • Khi bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng, các khớp ngón tay sẽ sưng to, cấu trúc xương ngón tay có nhiều biến dạng, co quắp lại.

Nếu không phát hiện sớm để điều trị sẽ dẫn đến tình trạng phá rỉ khớp, cơ khớp sưng nhức, cơ bàn tay teo lại, ngón tay biến dạng, gây khó khăn khi sinh hoạt.

4.2. Cứng khớp gối

Hiện tượng cứng khớp gối xảy ra khi các cơ khớp đầu gối gặp vấn đề và xơ dính lại khiến đầu gối bị co lại. Đây là tình trạng tương đối phổ biến bởi khớp gối là một bộ phận hoạt động nhiều và rất dễ bị tổn thương, thoái hoá. Các nguyên nhân thường dẫn đến cứng khớp gối là viêm màng hoạt dịch khớp gối, thoái hoá khớp gối, sự mỏng sụn chêm ở khớp, khô khớp gối.

Cứng khớp gối khiến bệnh nhân không thể bước xuống giường một cách dễ dàng vào mỗi buổi sáng, cần phải làm nóng khớp gối bằng cách xoay nhẹ khớp hoặc xoa bóp khớp một thời gian để khớp hoạt động trở lại bình thường.

Tuyệt đối không chủ quan với các bệnh về khớp gối
Tuyệt đối không chủ quan với các bệnh về khớp gối

4.2.1. Nguyên nhân cứng khớp gối

  • Nguyên nhân phổ biến dẫn đến là chấn thương do tai nạn giao thông, té ngã hay vận động mạnh gây tổn thương đến khớp đầu gối.
  • Do bệnh lý: khô khớp gối là triệu chứng của nhiều loại bệnh như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, bệnh gout,…
  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: sau một thời gian bó bột hoặc phẫu thuật, hầu hết các bệnh nhân đều mắc phải chứng cứng khớp gối kèm theo teo cơ. Hoặc do dùng nhiều thuốc kháng sinh và có thể do bẩm sinh.

4.2.2. Triệu chứng cứng khớp gối

Triệu chứng nóng đỏ và sưng khớp đầu gối
Triệu chứng nóng đỏ và sưng khớp đầu gối

Cứng khớp gối có thể xuất hiện một hoặc cả hai bên chân, tình trạng này thường xảy ra vào buổi sáng, đầu buổi chiều và kéo dài khoảng 30 phút hoặc lâu hơn. Người bệnh thường có những triệu chứng cụ thể sau đây:

  • Đau nhức đầu gối khi vận động.
  • Nóng đỏ và sưng tại khớp đầu gối.
  • Co thắt cơ hoặc suy nhược cơ.
  • Bầm tím tại đầu gối.
  • Sốt nhẹ, mệt mỏi.

Nếu phát hiện được những triệu chứng trên, các bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để chẩn đoán nguyên nhân, tư vấn và chỉ định liệu trình điều trị phù hợp.

4.3. Các vị trí khác cũng thường gặp tình trạng cứng khớp

Cứng khớp cổ chân khiến bệnh nhân vô cùng khó hoạt động
Cứng khớp cổ chân khiến bệnh nhân vô cùng khó hoạt động

Cứng khớp cổ tay: Khớp cổ tay thường bị cứng trong các bệnh lý viêm, thoái hoá khớp, bệnh gout,…hoặc xuất hiện sau chấn thương, sau thời gian bó bột do gãy xương,…Cổ tay là vị trí khớp ít chịu trọng lượng của cơ thể đè nén nên thường có khả năng phục hồi nhanh hơn các vị trí khác.

Cứng khớp cổ chân: Khớp cổ chân là vị trí rất quan trọng giúp bạn duy trì tư thế đứng vì đây là vị trí chịu rất nhiều trọng lượng từ phần trên cơ thể. Việc bị cứng khớp tại vị trí này khiến người bệnh vô cùng khó vận động. Tình trạng cứng khớp cổ chân thường xuất hiện do thoái hoá ở người từ độ tuổi 40 trở lên. Bên cạnh đó còn nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến cứng khớp cổ chân như viêm khớp cổ chân, thoái hoá khớp,…

Xem thêm: 7 loại thuốc điều trị tình trạng khô khớp hiệu quả

5. Đối tượng dễ mắc bệnh cứng khớp

Cứng khớp là một tình trạng phổ biến, bất kỳ ai ở mọi độ tuổi hay giới tính nào đều cũng có thể gặp phải nếu không có hướng phòng ngừa phù hợp. Tuy nhiên, một số đối tượng sau có nguy cơ cao dễ mắc phải tình trạng này:

  • Người có độ tuổi từ trung niên trở lên (30 tuổi trở lên), độ tuổi càng cao thì phụ nữ có khả năng mắc bệnh này cao hơn nam giới do sự suy giảm tiết hormon sinh dục nữ ảnh hưởng nhiều đến hệ xương khớp.
  • Tiền sử gia đình có người bị cứng khớp hoặc mắc các bệnh lý xương khớp khác.
  • Người bị suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, ăn uống thiếu chất.
  • Phụ nữ có thai hoặc trong giai đoạn vừa mới sinh em bé.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người nghiện các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Người có tiền sử chấn thương, tai nạn lao động có ảnh hưởng đến xương khớp.

6. Bệnh cứng khớp được chẩn đoán như thế nào?

Chẩn đoán cứng khớp tức là chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây ra cứng khớp, một số phương pháp chẩn đoán thường hay sử dụng là:

6.1. Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ thực hiện khai thác thông tin từ bệnh nhân qua hai bước sau:

  • Hỏi bệnh: Bệnh nhân sẽ được khai thác các thông tin qua lời kể về các nội dung như tiền sử mắc bệnh xương khớp của bản thân và gia đình, tiền sử chấn thương xương khớp, tiền sử sử dụng các thuốc gây hại cho xương khớp, thời điểm mắc bệnh,…
  • Kiểm tra sức khoẻ: bác sĩ tiến hành các test giúp đánh giá vị trí, mức độ cứng khớp, khả năng hoạt động của khớp bị ảnh hưởng, phản xạ thần kinh cơ của các vị trí xung quanh khớp bị ảnh hưởng.

6.2. Xét nghiệm máu

Các xét nghiệm máu giúp nhận diện một số nguyên nhân gây ra cứng khớp và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các xét nghiệm máu thường dùng:

  • Tốc độ lắng hồng cầu (ERS): Khi cơ thể có xảy ra tình trạng viêm nhiễm thì tốc độ lắng hồng cầu gia tăng.
  • Protein phản ứng C (CRP): Đây là một chỉ dấu giúp xác định trong cơ thể có xảy ra phản ứng viêm hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm này là một xét nghiệm không đặt hiệu, không giúp xác định vị trí nào bị viêm.
  • Các xét nghiệm kháng thể: Thường dùng để nhận diện các bệnh lý xương khớp tự miễn như viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ nhằm tìm ra các kháng thể đặc trưng xuất hiện trong từng bệnh riêng biệt.

6.3. Chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh là một trong những phương pháp hiện đại, chính xác và được tin cậy nhất trong việc chẩn đoán các bệnh lý xương khớp. Các phương pháp này cung cấp các thông tin về vị trí, mức độ ảnh hưởng đến xương khớp cũng như các phần mềm quanh khớp. Một số phương pháp thường được chỉ định như: X-quang, siêu âm khớp, chụp cộng hưởng từ (MRI), CT-scan.

7. Các phương pháp thường dùng điều trị cứng khớp

Các phương pháp điều trị cứng khớp chung quy lại được chia làm nhóm các phương pháp tự nhiên, tức là sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên phối hợp theo các nghiên cứu lâu đời giúp hỗ trợ điều trị cứng khớp và các phương pháp y khoa hiện đại với thuốc điều trị chủ đạo là các hoạt chất Tây y.

7.1. Các phương pháp tự nhiên

Sử dụng dầu cá giúp giảm tình trạng cứng khớp hiệu quả
Sử dụng dầu cá giúp giảm tình trạng cứng khớp hiệu quả

Việc bổ sung các thành phần có nguồn gốc tự nhiên kết hợp với chế độ ăn uống luyện tập phù hợp có thể giúp đẩy lùi tình trạng cứng khớp. Một số dưỡng chất tốt cho xương khớp đi từ tự nhiên bao gồm:

  • Dầu cá: Đây là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào cho cơ thể. Dưỡng chất này giúp cải thiện tuần hoàn máu đến khớp, ngăn ngừa tình trạng viêm khớp, cứng khớp diễn ra vào mỗi buổi sáng nếu bạn dùng thường xuyên. Ngoài công dụng trên xương khớp thì omega-3 còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch và thần kinh. Liều khuyến cáo sử dụng dầu cá hằng ngày trung bình là 300mg.
  • Hạt lanh: ALA là một dạng omega-3 có trong hạt lanh có công dụng giúp giảm tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong cơ thể. Liều khuyến cáo sử dụng dầu hạt lanh hằng ngày là 500mg để bảo vệ sức khoẻ.
  • Glucosamine sulfat: Một dưỡng chất có nguồn gốc từ các loài giáp xác ở đại dương có vai trò kích thích sự tạo sụn, giảm đau, kháng viêm, bảo vệ hệ thống xương khớp đã được nhiều nghiên cứu và các nhà khoa học ủng hộ. Liều khuyến cáo sử dụng để phòng ngừa các bệnh lý xương khớp hằng ngày là 300-2000mg. Dưỡng chất này có thể gây ra một số tương tác với các hoạt chất khác, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này.

Các thành phần trên thường được phối hợp vào các viên thực phẩm chức năng với liều lượng, sự phối hợp được nghiên cứu tỉ mỉ, an toàn và giúp đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Bệnh nhân có thể chọn mua các sản phẩm này tại các cơ sở bán lẻ uy tín để kiểm soát tình trạng cứng khớp trong thời gian dài hoặc phối hợp với các phương pháp sử dụng thuốc Tây để tăng cường hiệu quả điều trị.

7.2. Các phương pháp y khoa

Chọn lựa các dược chất Tây y phù hợp để điều trị là phương pháp chủ đạo được chọn lựa trong điều trị cứng khớp. Các thuốc điều trị chủ yếu là các thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng tức thời, cải thiện vận động cho bệnh nhân. Các nhóm thuốc thường sử dụng trong trường hợp này bao gồm: thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID), thuốc kháng viêm steroid, thuốc giãn cơ,…

Xem thêm: Đau khớp gối là gì? Những điều bạn cần biết [A-Z]

8. Cách để chăm sóc và phòng ngừa tình trạng cứng khớp

Việc điều trị cứng khớp hay nói đúng hơn là điều trị nguyên nhân dẫn đến cứng khớp là một bài toán khó, đòi hỏi cần rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau để chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân cứng khớp cũng như giúp những người khoẻ mạnh phòng ngừa mắc phải tình trạng này:

  • Luyện tập thể dục thường xuyên: Tập các bài tập thể dục ít nhất 30 phút hằng ngày giúp các khớp được bôi trơn, làm nóng, cải thiện lưu lượng máu đến các khớp, ngăn ngừa những biến đổi xấu chẳng hạn như quá trình thoái hoá hay viêm khớp.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích: Các sản phẩm như rượu bia, thuốc lá, cà phê khi sử dụng lâu dài có thể gây hại cho xương khớp, hạn chế dùng các sản phẩm này góp phần giữ cho bộ xương trở nên chắc khỏe.
  • Ăn uống hợp lý: Cung cấp các dưỡng chất bổ dưỡng cho xương khớp vào khẩu phần ăn như Canxi, vitamin D, Omega-3, Glucosamine,… chế độ ăn uống cần được cân đối hợp lý, không quá ít cũng không quá nhiều dẫn đến thừa cân, béo phì.
  • Kiểm soát cân nặng: Đối với người thừa cân, béo phì thì việc tập luyện thể dục thể thao, ăn kiêng giúp kiểm soát cân nặng, giảm tỉ lệ mắc phải tình trạng cứng khớp và các bệnh lý xương khớp nói chung.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Việc ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các khớp tổn thương nhanh chóng phục hồi. Bên cạnh đó, bệnh nhân cứng khớp nên để ý đến cảm giác của các khớp bị ảnh hưởng, nếu trong lúc vận động cảm thấy đau nhức thì không nên tiếp tục vận động, tìm một chỗ ngồi nghỉ ngơi cho khớp thư giản cho đến khi không còn cảm giác đau.

9. Crux – Giải pháp cho người bị đau nhức xương khớp

Bộ sản phẩm Crux – phù hợp cho người bị đau nhức, thoái hóa khớp
Bộ sản phẩm Crux – phù hợp cho người bị đau nhức, thoái hóa khớp

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp hay khô cứng khớp thì Crux chắc chắc là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn rồi đấy.

Crux được kết hợp bởi các thành phần dược liệu hoàn toàn từ thiên nhiên và nhập khẩu từ nước ngoài như: Chiết xuất Nhũ hương nhập khẩu từ Ấn Độ, Collagen type II không biến tính nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Sodium Hyaluronate nhập khẩu từ Đức, Novasol Curcumin nhập khẩu từ Đức. Crux không chỉ giúp giảm đau, chống viêm do cứng khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp mà còn giúp tăng tiết dịch khớp, nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, giúp các khớp hoạt động trơn tru hơn, ngăn chặn tình trạng khô cứng khớp thường gặp.

Nếu bạn đang gặp tình trạng cứng khớp hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ