Viêm khớp háng là một bệnh lý xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự tổn thương sụn khớp và phần khớp dưới xương, gây đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động của người bệnh.
Việc bệnh chuyển nặng sẽ gây ra nhiều khó khăn đáng kể, chất lượng cuộc sống suy giảm, thậm chí người bệnh phải làm phẫu thuật thay, cắt bỏ khớp nếu tình trạng bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu. Kịp thời nắm bắt thông tin và lựa chọn cách thức điều trị phù hợp sẽ giúp bệnh thuyên giảm đi rất nhiều.
1. Viêm khớp háng là gì?
Viêm khớp háng (thoái hóa khớp háng) là một bệnh lý xương khớp xảy ra do sự bào mòn sụn khớp đồng thời còn kéo theo hư tổn xương dưới sụn tại vị trí chỏm xương đùi.
Giống với cấu trúc của các khớp, khớp háng được bao phủ bởi lớp sụn khớp, có cấu trúc trơn láng và đàn hồi, có tác dụng như lớp đệm cho hai đầu xương trượt lên nhau, giúp các khớp di chuyển dễ dàng.
Tuy nhiên, dưới sự tác động của quá trình lão hóa tự nhiên và các tác động cơ học từ những hoạt động thường ngày khiến cho sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, dần dần mất đi chức năng vốn có và dẫn tới viêm khớp.
2. Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp háng và các bệnh lý liên quan
2.1. Các nguyên nhân thường gặp gây viêm khớp háng
Cũng giống như các bệnh lý xương khớp, viêm khớp ở háng cũng do một số nguyên nhân như:
- Tuổi tác: theo các nghiên cứu, viêm khớp háng xảy ra ở người trung niên, người già vì sau tuổi 50, do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
- Chấn thương do tính chất nghề nghiệp, do tập luyện, hoạt động chơi thể thao hay ngã khi leo cầu thang,…
- Chế độ dinh dưỡng chưa khoa học: việc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết như vitamin D, canxi,…cho hoạt động phát triển của sụn khớp cũng làm tăng nguy cơ viêm khớp háng.
- Lao động nặng, bê vác vật nặng thường xuyên, hoạt động sai tư thế cũng khiến khớp háng chịu sức ép lớn, dẫn đến khớp dễ bị thương tổn.
2.2. Các bệnh lý thường gặp có liên quan viêm khớp háng
Tình trạng viêm khớp háng ngày càng phổ biến và tiển triển trầm trọng hơn nếu chủ quan trong việc chăm sóc và điều trị và tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra những cơn đau khớp vô cùng khó chịu. Việc tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời giúp nâng cao tiên lượng cho bệnh nhân.
2.2.1 Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là cụm từ mà ai cũng đã từng nghe qua về mức độ phổ biến của căn bệnh này nhưng mọi người thường lầm tưởng và hiểu sai về nó. Việc mắc viêm khớp dạng thấp thì sẽ không bao giờ liên quan đến khớp háng và chỉ ảnh hưởng đến cột sống và các xương chi dưới là hoàn toàn sai lầm. Do đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp cần được thăm khám và điều trị sớm khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như sưng, đau, cứng khớp, đặc biệt ở khớp háng.
2.2.2. Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp được xem là tình trạng viêm cột sống và khớp cùng xương chậu mạn tính và một số trường hợp có thể dẫn đến viêm khớp háng. Bệnh có thể tiến triển nặng hơn và gây ảnh hưởng tổn thương đến các cơ quan trong cơ thể như tim, phổi, gan, …
2.2.3. Thoái hóa khớp háng
Căn bệnh thoái hóa khớp háng là một trong những căn bệnh phổ biến đối với người cao tuổi, là hệ quả của quá trình thoái hóa xương và sụn khiến các đầu xương không được bảo vệ khi vận động và cọ xát gây tổn thương và đau. Người bệnh luôn cảm thấy rất đau khi vận động do đó việc vận động bị hạn chế rất nhiều, đặc biệt có liên quan đến khớp háng.
2.2.4. Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn hệ thống, có thể gây ảnh hưởng đến tất cả bộ phận và cơ quan nào trong cơ thể chúng ta, kể cả khớp háng. Lupus ban đỏ hệ thống có thể xảy ra với mọi giới tinh và mọi lứa tuổi.
2.2.5. Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là tình trạng bệnh viêm khớp xảy ra trên người bị vảy nến. Tình trạng sưng, đau, cứng khớp đặc biệt là khớp háng có thể bị ảnh hưởng.
3. Triệu chứng của viêm khớp háng
Viêm khớp háng có thể chia thành 3 giai đoạn:
3.1. Giai đoạn đầu
Ban đầu sẽ xuất hiện cơn đau nhói ở vùng bẹn sau đó lan dần xuống đùi và cẳng chân. Cơn đau sẽ tăng dần khi người bệnh vận động hoặc đứng lâu, giảm dần khi nghỉ ngơi làm người bệnh khó di chuyển, vận động, đi đứng khập khiễng hoặc khó đứng vững.
Ngoài ra còn có các biểu hiện như tê mỏi, khó co duỗi chân.
3.2. Giai đoạn sau
Cơn đau xuất hiện nhiều hơn, chủ yếu vào buổi sáng và chiều tối thậm chí cơn đau còn xảy ra lúc nghỉ ngơi.
ở vị trí xung quanh các khớp xương trở nên khô cứng, kêu lạo xạo khi di chuyển gia xương bám đầy quanh khớp gây nên sự hạn chế khi vận động.
cơ bắp quanh háng sẽ bị teo nhỏ, các hoạt động như xoay người, gập người, dạng chân sẽ khó khăn.
3.3. Giai đoạn muộn
Cơn đau xuất hiện thường xuyên, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.
4. Các biến chứng nguy hiểm của viêm khớp háng
Tình trạng viêm khớp nói chung và viêm đau khớp háng nói riêng nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời thì tiến triển của bệnh ngày càng xấu đi gây ra những biến chứng nguy hại.
- Tình trạng suy nhược cơ thể do những cơn đau do viêm khớp háng gây ra khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi và uể oải với tần suất xuất hiện những cơn đau vô cùng khó chịu.
- Tình trạng sưng, phù nề quanh khớp, ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự di chuyển.
- Mất khả năng vận động do tiến triển của bệnh viêm khớp, gây ra những cơn đau dữ dội khi di chuyển.
- Tàn phế là tình huống xấu nhất nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời khiến sụn khớp bị hư hoại vĩnh viễn và không có khả năng hồi phục.
5. Đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp háng
Tình trạng viêm khớp háng có thể xảy ra ở những đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao như:
- Nhóm người từ trên 50 tuổi hay người cao tuổi thường có nguy cơ mắc các vấn đề về xương khớp đặc biệt là viêm khớp háng cao hơn do hệ quả của quá trình thoái hóa xương khớp gây ra.
- Phụ nữ thường có nguy cơ viêm khớp háng cao hơn so với nam giới do ảnh hưởng bởi các quá trình thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là sau giai đoạn mãn kinh và có thể ảnh hưởng do quá trình sinh nở.
- Người trong gia đình đã có tiền sử về bệnh xương khớp mạn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, …
- Đối tượng thừa cân, béo phì, lười vận động thể chất.
6. Phương pháp chẩn đoán
Người bệnh sẽ được chỉ định tiến hành các xét nghiệm khi đã được thăm khám và hỏi rõ về các triệu chứng của viêm khớp háng.
- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh: Chụp MRI, X-quang, … sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây viêm đau khớp háng là do chấn thương tạm thời hay là bệnh lý cần phải điều trị bằng thuốc.
- Xét nghiệm máu: Giúp xác định được tình trạng viêm đau khớp xảy ra có liên quan đến việc nhiễm trùng hay không để can thiệp liệu pháp kháng sinh hợp lý hay do những nguyên nhân khác như thiếu canxi trong máu,…
7. Phương pháp điều trị hiệu quả
Việc điều trị viêm khớp háng sớm và kịp thời đóng vai trò quan trọng giúp quyết định hiệu quả điều trị và khả năng phục hồi của bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị viêm khớp háng thường gặp.
7.1. Điều trị không dùng thuốc
Các biện pháp sử dụng hoạt động của cơ thể, các vận động hoặc các tác động vật lý bên ngoài để cải thiện tình trạng viêm khớp háng mà không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên các biện pháp này thường có hiệu quả điều trị chậm nên thường áp dụng song song với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị. Một số phương pháp thường được khuyến cáo áp dụng cho bệnh nhân viêm khớp háng bao gồm:
- Vật lý trị liệu: Là các bài tập được thiết kế bởi các nhà vật lý trị liệu để tác động lên khớp háng giúp cải thiện hoạt động xoay chuyển của khớp cũng như giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.
- Châm cứu: Một trong các biện pháp lâu đời được ông cha ta áp dụng để chữa lành các bệnh một cách tự nhiên. Việc tác động lên các huyệt đạo trong cơ thể bằng các kim châm giúp kích thích tăng cường lưu lượng máu đến khớp háng, từ đây cung cấp các dưỡng chất và tế bào miễn dịch giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm khớp háng và kích thích tái tạo lại các hư tổn.
- Massage: Bằng các tác động vật lý bên ngoài kích thích giảm triệu chứng đau nhức khớp và tăng cường tuần hoàn máu đến khớp viêm.
7.2. Điều trị nội khoa
Hiện nay chưa có thuốc để đặc trị tận gốc và dứt điểm tình trạng viêm khớp háng. Việc điều trị viêm khớp háng hiện nay chủ yếu nhắm vào nguyên tắc cải thiện các triệu chứng giúp tăng cường chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, nâng cao sức đề kháng để cơ thể tự chữa lành, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Một số nhóm thuốc điều trị viêm khớp háng thường dùng bao gồm:
- Paracetamol: Hay còn có tên khác là acetaminophen, hoạt chất này giúp ức chế cảm giác đau ngoại biên, ổn định vùng điều hoà nhiệt độ trên não bộ giúp giảm đau nhức khớp háng bị tổn thương, hạ sốt trong trường hợp bị viêm nặng. Việc sử dụng loại thuốc này cần tuân thủ đúng liều lượng bác sĩ quy định, dùng quá liều làm tăng nguy cơ tích tụ các sản phẩm chuyển hoá độc cho gan.
- Thuốc kháng viêm non-steroid: Hay còn được gọi với cái tên là nhóm thuốc NSAID, với các hoạt chất thường gặp như Meloxicam, Ibuprofen, Celecoxib,… Nhóm này hoạt động theo cơ chế ức chế enzym tạo ra các Prostaglandin gây viêm nên giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Tuy nhiên, một trong các tác dụng của Prostaglandin là bảo vệ dạ dày, do đó sử dụng nhóm thuốc này thường dùng kèm với các thuốc giảm tiết acid dịch vị để ngăn ngừa nguy cơ loét dạ dày.
- Kháng viêm corticoid: Nhóm thuốc hormon này giúp giảm nhanh các tình trạng viêm, đau ở mức độ nghiêm trọng. Tuy nhiên, vì hoạt tính quá mạnh nên cũng kèm theo nhiều tác dụng phụ liên quan đến nhiều quá trình chuyển hoá khác trong cơ thể. Việc sử dụng loại thuốc này phải tuân thủ đúng và dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh những rối loạn có thể xảy ra.
- Nhóm thuốc Opioid: Thường sử dụng là hoạt chất Methadol và Codein phối hợp với các thuốc nhóm NSAID để cải thiện các triệu chứng đau nhức không thể cải thiện khi dùng NSAID đơn trị. Nhóm này có tác dụng làm mất cảm giác đau trên thần kinh trung ương do tác dụng ức chế, do đó khi sử dụng loại thuốc này có thể gây ra thiếu tỉnh táo, buồn ngủ nên bệnh nhân nên tránh vận hành máy móc hay lái xe khi dùng thuốc.
Ngoài các nhóm thuốc trên thì trong từng trường hợp riêng biệt và tuỳ vào nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp háng mà bác sĩ sẽ chọn những nhóm thuốc đặc trị hiệu quả. Quá trình điều trị sẽ điều chỉnh thuốc sử dụng theo khả năng dung nạp và sự cải thiện bệnh tình của bệnh nhân.
Xem thêm: TOP 6 Thuốc bổ xương khớp được nhiều người dùng đánh giá cao
7.3. Điều trị viêm khớp háng bằng y học cổ truyền
Một số bài thuốc y học cổ truyền có thể dễ dàng thực hiện tại nhà được sử dụng trong việc điều trị viêm khớp háng.
7.3.1. Bài thuốc từ ngải cứu trắng
Cách thực hiện: Ngải cứu rửa sạch, trộn cùng muối rồi cho nước nóng vào, sau đó dùng hỗn hợp trên đắp trên khớp háng. Thực hiện hằng ngày để thấy hiệu quả.
7.3.2. Bài thuốc từ hạt mè
Cách thực hiện: Chuẩn bị 100g hạt mè đã rang vàng, giã nhuyễn đem ngâm cùng 1 lít rượu trắng. Mỗi lần uống 10ml rượu mè, ngày 2 lần để cho kết quả tốt nhất.
7.3.3. Bài thuốc từ cây cà gai leo
Cây cà gai leo các tác dụng giảm cơn đau, cải thiện tình trạng viêm khớp háng.
Cách thực hiện: Lấy 60g cà gai leo sắc với nước uống hằng ngày. Duy trì hoạt động trên thường xuyên bạn sẽ thấy bệnh được cải thiện rõ rệt.
7.4. Sử dụng Bộ đôi sản phẩm Crux giúp cải thiện tình trạng viêm khớp háng
Bên cạnh các bài thuốc dân gian thì người bệnh có thể sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ quá trình điều trị các căn bệnh về xương khớp. Công ty Dược phẩm Dân Khang đã cho ra đời sản phẩm Crux được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên, nhập khẩu từ Đức, giúp tăng dịch khớp, giảm cơn đau.
Crux có những thành phần nổi bật như:
- Collagen tuýp 2 không biến tính
- Sodium hyaluronate và Novasol curcumin được nhập khẩu từ Đức
- Chiết xuất nhũ hương nhập khẩu từ Ấn Độ
Người dùng nên kết hợp sử dụng với kem Crux và viên uống Crux để cho kết quả tốt nhất.
8. Một số biện pháp phòng bệnh
Bên cạnh việc điều trị thì bệnh nhân viêm khớp háng có thể áp dụng một số biện pháp sau để hỗ trợ điều trị cũng như phòng bệnh cho người khoẻ mạnh:
- Luyện tập thể dục hằng ngày: Việc luyện tập hằng ngày giúp các khớp được bôi trơn đầy đủ, giảm ma sát nên ngăn ngừa tổn thương các khớp. Bên cạnh đó, luyện tập hằng ngày giúp cơ bắp săn chắc, giúp tăng khả năng chống đỡ cơ thể phụ giúp hệ xương khớp. Nên luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để phòng ngừa viêm khớp háng.
- Tránh rượu bia, thuốc lá: Các sản phẩm chứa chất kích thích trên có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các hoạt chất gây viêm, các hormon thúc đẩy quá trình thoái hoá xương khớp do đó làm tăng nguy cơ viêm khớp háng.
- Ăn uống khoa học: Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, omega-3, các hợp chất kháng viêm tự nhiên, vitamin C giúp ngăn ngừa tình trạng viêm khớp háng. Bên cạnh đó, hạn chế ăn các thực phẩm quá mặn, quá mặn vì các chất muối và đường dung nạp quá nhiều cơ thể kích thích các phản ứng viêm xảy ra nhanh hơn.
- Uống đủ nước: Nước là một thành phần quan trọng cần thiết cho hầu như mọi hoạt động của cơ thể. Việc uống thiếu nước khiến các cơ quan dễ bị tổn thương, thoái hoá và gây ra bệnh tật. Mỗi người nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày để phòng bệnh.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế stress giúp phòng ngừa viêm khớp háng hiệu quả.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đây là một phương châm chưa bao giờ lỗi thời. Bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để cơ thể khỏe mạnh, ngăn chặn sự phát triển của bệnh viêm khớp háng. Nắm bắt thông tin kỹ càng để chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất nhé.
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Xem thêm bài viết có nội dung liêm quan:
Viêm đa khớp là gì? nguyên nhân, cách hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
Viêm khớp vai và những biến chứng nguy hiểm của nó
Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân và cách điều trị [A-Z]