Người xưa đã truyền dạy cho con cháu phải biết “có kiêng có lành” trong mọi việc nhất là khi cơ thể đang mắc bệnh. Với thoái hóa khớp gối, việc nên ăn gì, kiêng ăn những gì là rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Bài viết hôm nay sẽ gợi ý cho bạn một thực đơn bổ dưỡng cho cơ thể, bổ ích cho căn bệnh thoái hóa khớp gối.
1. Chế độ ăn có ảnh hưởng thế nào đến quá trình điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp gia tăng hiệu quả điều trị thoái hoá khớp gối bằng các cơ chế sau đây:
- Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cấu tạo nên xương khớp, giúp tăng khả năng tái tạo lại sụn, khớp bị hư tổn.
- Ức chế các phản ứng viêm xảy ra, phòng ngừa tiến triển sang viêm khớp.
- Cân bằng hoạt động sinh lý của các hệ cơ quan đặc biệt là các hệ nội tiết, làm tăng cường khả năng thu nhận, sử dụng Canxi để tổng hợp xương, ức chế hoạt động của huỷ xương bào.
- Cung cấp dưỡng chất cho cơ bắp, gân, dây chằng phát triển giúp hỗ trợ xương khớp nâng đỡ cơ thể, ngăn ngừa biến chứng teo cơ.
Ngược lại, một chế độ ăn xấu có thể thúc đẩy quá trình thoái hoá khớp gối diễn ra nhanh chóng hơn, nghiêm trọng hơn và dẫn đến những biến chứng phức tạp hơn.
2. Các dưỡng chất tác động thế nào đến khớp gối
Để lựa chọn được chế độ ăn thích hợp để bồi bổ khớp gối thì trước hết chúng ta phải có cái nhìn cơ bản về vai trò của các loại dưỡng chất đối với khớp gối, từ đó lựa chọn những loại thức ăn có hàm lượng các dưỡng chất tốt đưa vào chế độ dinh dưỡng. Một số dưỡng chất tốt cho khớp gối thường gặp:
- Canxi: thành phần chính cấu tạo nên xương, đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của khung xương
- Phosphat: tạo muối với canxi để hình thành nên mạng lưới xương.
- Vitamin D: hay còn gọi là vitamin ánh sáng mặt trời, do cơ thể chúng ta thường chỉ thu nhận loại vitamin này dưới dạng tiền vitamin (chưa có hoạt tính). Khi ta tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì dạng tiền chất sẽ chuyển thành vitamin D có hoạt tính. Đây là một trong những thành phần quan trọng giúp ổn định hoạt động hấp thu, sử dụng Canxi để tổng hợp nên xương.
- Các hợp chất kháng viêm: chẳng hạn như omega-3 cải thiện lưu lượng máu đến khớp gối bị tổn thương, ngăn ngừa tiến triển viêm khớp gối.
3. Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
Chọn đúng thực phẩm rất quan trọng, nó có tác dụng đáng kể trong việc giảm viêm, tiêu sưng, cung cấp những tinh chất thiết yếu giúp tái tạo sụn khớp. Trước hết có thể kể đến một số loại thực phẩm như:
3.1. Cá phù hợp cho người bị thoái hóa khớp gối
Cá là loại thịt trắng, thuộc nhóm đạm. Trong cá có chứa nhiều acid omega 3 – một tinh chất có khả năng chống viêm rất tốt cho người bị thoái hóa khớp, viêm khớp. Để tốt cho sức khỏe, người bệnh nên ăn cá ít nhất một lần trong tuần.
Một số loại cá tốt cho người bị thoái hóa khớp bao gồm: cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá mòi,…nên tham khảo nhiều cách chế biến để có bữa ăn yêu thích.
Với những người không thích ăn cá, có thể bổ sung omega 3 thông qua các sản phẩm khác, tuy nhiên phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
3.2. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Thành phần chính của xương là canxi, vậy nên đối với bệnh nhân của bệnh thoái hóa khớp, bổ sung canxi là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Sữa và những sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa non,..chứa rất nhiều canxi, magie và vitamin D,.. những chất dinh dưỡng này có tác dụng tăng cường sức khỏe, bổ xương, chắc xương đồng thời cải thiện những triệu chứng đau do thoái hóa khớp, viêm khớp vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, sữa còn chứa protein, có tác dụng xây dựng cơ bắp của bạn. Một lưu ý nhỏ cho người mắc bệnh thoái hóa khớp gối là nên chọn những sản phẩm sữa ít béo để duy trì cân nặng cân đối.
3.3. Rau xanh tốt cho người bị thoái hóa khớp gối
Những loại rau xanh có màu sẫm thì rất giàu chất xơ, chất chống oxi hóa, vitamin D…những chất kể trên giúp cho việc hấp thu canxi tốt, nuôi dưỡng xương khớp, chống viêm nhiễm, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể như:
- Rau bina giúp hỗ trợ viêm khớp hiệu quả.
- Bông cải xanh chứa hợp chất sunfloraphane có thể làm chậm quá trình thoái hóa, giảm thiểu cơn đau nhức.
- Rau chân vịt, rau mồng tơi,…cung cấp chất nhờn cho sụn khớp.
3.4. Tỏi chứa hoạt chất kháng viêm
Trong tỏi chứa chất Diallyl disulfide, một chất có khả năng chống lại những enzyme làm hỏng sụn khớp trong cơ thể. Ngoài ra, trong tỏi cũng có chứa nhiều hoạt chất chống viêm nên có thể cải thiện những triệu chứng đau nhức do viêm rất tốt.
Người mắc bệnh thoái hóa khớp nên sử dụng tỏi hằng ngày để hạn chế tình trạng thoái hóa và bảo vệ sụn khớp (có thể sử dụng rượu tỏi).
3.5. Gừng
Gừng có thể làm chậm quá trình viêm do thoái hóa khớp gây ra, thường xuyên sử dụng gừng sẽ giúp người bệnh cải thiện đáng kể triệu chứng đau, viêm, sưng.
Với người bị thoái hóa khớp gối, nên kết hợp ăn gừng tươi và các thực phẩm khác từ gừng để hỗ trợ điều trị bệnh.
3.6. Quả mọng giúp bổ sung dưỡng chất cho xương khớp
Trong các loại quả mọng chứa rất nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và những khoáng chất, chất xơ có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, trong quả mọng còn chứa nhiều rutin, magie, vitamin E, canxi, kẽm, chất xơ, quercetin,…mang lại nhiều lợi ích cho xương khớp và tăng cường hệ thống miễn dịch của con người như:
- Dâu tây
- Dâu đen
- Việt quất
- Nho
- Kỷ tử
Ngoài ra người bệnh nên dùng thêm dầu oliu, nước hầm từ xương ống, các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ,…để đa dạng chế độ dinh dưỡng đồng thời giúp hạn chế triệu chứng thoái hóa, giảm sưng, ngăn chặn quá trình phá hủy sụn khớp, chắc khỏe xương.
4. Thoái hóa khớp gối nên kiêng ăn những gì?
4.1. Tránh các thực phẩm chứa nhiều đường
Đường khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa và giải phóng thành Cytokine – hoạt chất gây viêm và sưng ở các khớp. những loại đường tổng hợp hay thực phẩm chứa đường như nước ngọt, soda, trà, cà phê,…đều có thể khiến tình trạng viêm thêm nghiêm trọng hơn.
4.2. Thức ăn chiên nóng, nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm kể trên có thể làm trình trạng viêm trở nên nghiêm trọng và thoái hóa khớp trở nên khó lường hơn. Ngoài ra dầu mỡ có thể tạo ra các phản ứng hóa học không lành mạnh, làm tăng lượng Cholesterol trong máu, gây nên nguy cơ về các bệnh tim mạch.
4.3. Thịt đỏ người bị thoái hóa khớp gối nên kiêng
Thịt đỏ như thịt heo, bò, gà,…không được khuyến cáo sử dụng hằng ngày ở những người mắc bệnh thoái hóa khớp ở gối.
Chất bảo quản, rượu bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác… là những tác nhân mang nguy cơ cao làm tăng triệu chứng của đau nhức xương khớp và đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở xương khớp.
5. Viên uống Crux và kem Crux hỗ trợ cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối
Một thực đơn hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh thoái hóa khớp gối, ngoài ra bạn có thể cân nhắc đến việc kết hợp các sản phẩm chức năng khác. Xuất phát từ nhu cầu của người bệnh, công ty Dược phẩm Dân Khang đã cho ra đời sản phẩm Crux.
Crux có những thành phần nổi bật như:
- Collagen tuýp 2 không biến tính.
- Sodium hyaluronate và Novasol curcumin được nhập khẩu từ Đức.
- Chiết xuất nhũ hương nhập khẩu từ Ấn Độ.
Sự kết hợp độc đáo trên sẽ giúp khớp vận động trơn tru trở lại, đẩy lùi quá trình thoái hóa khớp giúp bạn thoát khỏi những cơn đau dai dẳng. Kết hợp sử dụng với kem Crux để cho kết quả tốt nhất.
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về các bệnh xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.
Xem thêm nội dung liên quan
Top 6 loại thuốc bổ xương khớp được nhiều người dùng đánh giá cao
Khô khớp gối: nguyên nhân là gì? phương pháp chữa trị hiệu quả
Các loại thuốc điều trị bệnh thoái hóa khớp gối tốt nhất
Đau khớp gối là gì? Những điều bạn cần biết [A-Z]