Viêm khớp cổ tay: 10 Nguyên nhân dẫn đến và cách điều trị

Bệnh viêm khớp cổ tay nguyên nhân do đâu và cách điều trị bệnh hiệu quả

Đối với người già, những căn bệnh về xương khớp luôn là một trong những căn bệnh gây nên nhiều sự khó chịu nhất. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin phép được chia sẻ đến bạn những kiến thức liên quan đến một dạng viêm khớp cũng rất phổ biến hiện nay. Đó chính là viêm khớp cổ tay. Vậy viêm khớp cổ tay là do nguyên nhân nào gây nên? Có những dấu hiệu nào để nhận biết hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

1. Cấu tạo khớp cổ tay

Khớp cổ tay nằm giữa khối xương cổ tay và bàn tay
Khớp cổ tay nằm giữa khối xương cổ tay và bàn tay

Khớp cổ tay là khớp nằm giữa xương cổ tay và bàn tay. Đây là khớp được cấu tạo bởi nhiều xương và khớp nhỏ, ngoài ra còn có hệ thống dây chằng, mạch máu và thần kinh đan xen nhau ở khớp này. Khớp cổ tay gồm phần xương khớp và phần mô mềm, hai nhóm chính này có chức năng phối hợp cùng nhau giúp bàn tay có thể vận động linh hoạt. Phần xương khớp cổ tay được chia thành 2 nhóm là nhóm xương và nhóm khớp cổ tay. Trong đó, khớp cổ tay bao gồm: khớp quay trụ dưới, khớp xương quay, khớp giữa khối xương cổ tay, khớp cổ – ngón tay.

  • Khớp quay trụ dưới: Khớp này giúp liên kết xương quay và xương trụ, nằm giữa bán kinh và cơ vòng cổ tay. Phần xung quanh mặt khớp và đĩa khớp được bao bọc bởi bao xơ giúp nối hai đầu xương với nhau. Chính vì vậy khớp được giữ vững và có chức năng chính là giúp ổn định và xoay cẳng tay. Xương trụ vẫn nằm ở một vị trí nhất định và khớp quay có nhiệm vụ quay xung quanh xương trụ. 
  • Khớp xương quay: Đây là một trong những khớp chính của khớp cổ tay, có vị trí nằm ở nơi xương quay tiếp xúc với hàng đầu tiên của xương cổ tay. Khớp xương quay có nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện nhiều hoạt động như gấp, duỗi, chuyển động từ bên này sang bên kia và chuyển động tròn. 
  • Khớp giữa khối xương cổ tay: Đây là khớp nối giữa các khối xương cổ tay gần và xa, chứa các đặc điểm của khớp lồi cầu và khớp mặt. Trong đó khớp mặt giúp xương di chuyển lên xuống, trái phải. Khớp có chức năng giúp cho xương dễ dàng thực hiện các hoạt động di chuyển linh hoạt và mềm mại.
  • Khớp cổ – ngón tay: Khớp này bao gồm 5 khớp giữa các khối xương cổ tay và các khớp xương bàn tay. Khớp cổ tay của ngón tay cái là các khớp yên ngựa, giúp cho ngón tay các di chuyển tiến lùi và từ bên này sang bên kia. Còn lại các khớp cổ tay của ngón tay khác là khớp mặt, trong đó khớp cổ tay của ngón út có sự chuyển động linh hoạt hơn các khớp khác.

2. Tìm hiểu về viêm khớp cổ tay

Nếu như bạn chưa biết thì viêm khớp cổ tay là một loại bệnh xảy ra khi lớp sụn ở phần cổ tay bị mài mòn theo thời gian, lúc này hai phần xương cạ vào nhau gây nên hiện tại đau nhức khủng khiếp và các xương này cũng có thể gây nên những lực chèn ép lên dây chằng nữa.

Dấu hiệu của bệnh viêm khớp cổ tay
Dấu hiệu của bệnh viêm khớp cổ tay

Sau đây là các dấu hiệu chứng tỏ cơ thể của bạn có thể bị mắc các bệnh viêm khớp cổ tay nhé.

  • Đau cứng khớp.
  • Hay bị mức sức, thể lực.
  • Khi hoạt động có phát ra nhiều âm thanh.
  • Bị sưng phần cổ tay.

3. Bị viêm khớp cổ tay nguyên do đâu?

Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm khớp chính là do lão hóa, đó cũng là lí do tại sao mà bệnh viêm khớp cổ tay này rất thường gặp ở những người cao tuổi, đặc biệt là ông bà , cha mẹ của bạn. Bên cạnh lí do chính là do lão hóa thì vẫn còn nhiều lí do khác dẫn đến tình trạng bị viêm khớp cổ tay.

3.1. Chấn thương

Hiện tượng mất ổn định ở cổ tay do các chấn thương đến dây chằng hoặc các chấn thương ở vùng cổ tay cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Bởi vì những lúc này, khi sụn bạn bị tổn thường, thì những cử động bình thường cũng có thể làm mài mòn phần sụn đệm ở khớp cổ tay.

Khi còn trẻ, tham gia nhiều hoạt động cũng có thể khiến bạn gặp phải những chấn thương có tác động ít nhiều đến xương như tai nạn lao động, tai nạn giao thông, té ngãi,… điều này ít nhiều cũng có những tác động đến phần xương khớp cổ tay. Sau này, đấy có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc bạn bị viêm khớp cổ tay đấy nhé.

3.2. Hội chứng ống cổ tay

Đây là một hội chứng hay xuất hiện ở người trung niên, tầm 40 tuổi trở lên. Đây là lúc, cơ thể gặp phải nhiều rối loạn tiết dịch ở phần dây thần kinh cổ tay và gây nên nhiều hiện tượng như: đau nhức, viêm, sưng, tê cứng cổ tay,…

3.3. Do di truyền

Đây là cũng được xem là một nguyên nhân. Nếu trong gia đình có người bị viêm xương khớp thì khả năng bạn sẽ bị mắc căn bệnh này cao hơn là những người trong gia đình không có ai bị nhé.

3.4. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp cũng là một nguyên nhân gây ra viêm khớp cổ tay
Thoái hóa khớp cũng là một nguyên nhân gây ra viêm khớp cổ tay

Thoái hóa khớp có thể phát triển do sự hao mòn ở khớp cổ tay, đặc biệt ở những người cao tuổi hoặc những người có tiền sử gia đình bị viêm khớp cổ tay. Đây là một tình trạng phổ biến xảy ra ở nhiều người lứa tuổi trung niên, tuy nhiên nó cũng có thể phát triển ở những người trẻ. 

Trong thoái hóa khớp, lớp sụn khớp bao bọc đầu xương bị hao mòn dần theo thời gian. Đây là bộ phận có rất ít nguồn cung cấp máu, do đó nó có khả năng chữa lành rất thấp, khó có thể tái tạo sau chấn thương hay hư mòn. Khi lớp sụn mòn đi, nó trở nên thô ráp, đồng thời không gian bảo vệ giữa các xương cũng bị giảm xuống khiến cho các xương cọ sát vào nhau, dẫn đến hiện tượng đau cứng khớp.

3.5. Viêm khớp dạng thấp

Đây là một bệnh mạn tính liên quan đến tình trạng tự miễn của cơ thể, có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp trên toàn bộ cơ thể. Viêm khớp dạng thấp thường bắt đầu ở các khớp nhỏ như bàn tay, cổ tay và thường xảy ra đối xứng, nghĩa là ảnh hưởng đến cùng một khớp ở hai bên cơ thể. Đây là một bệnh tự miễn, nghĩa là do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô của chính nó thay vì bảo vệ các mô khỏi bị viêm nhiễm, dẫn đến làm hỏng các mô như sụn và dây chằng và có thể làm mềm xương.

Nguyên nhân chính xác của viêm khớp dạng thấp chưa rõ ràng. Khi bệnh tiến triển, nó có thể ảnh hưởng đến phạm vi chuyển động và tính linh hoạt của các khớp cổ tay.Tuy nhiên, viêm khớp dạng thấp gây ra tình trạng viêm lan rộng trong cơ thể, do đó không phải chỉ có triệu chứng duy nhất là đau cổ tay. Bệnh nhân cũng có thể bị đau ở các khớp khác, đặc biệt là khớp ngón tay, ngón chân, đồng thời xuất hiện các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt nhẹ.

3.6. Viêm khớp vảy nến

Đây là một loại viêm khớp khác có liên quan đến bệnh vẩy nến –  một bệnh gây phát ban đỏ, có vảy trên da. Viêm khớp vẩy nến ở cổ tay có thể gây ra các triệu chứng tương tự như viêm khớp dạng thấp như đau, cứng, sưng khớp. Ngoài ra, những người bị viêm khớp vảy nến có thể gặp vấn đề với móng tay của họ với các triệu chứng như rỗ, vỡ vụn.

3.7. Viêm gân

Gân là những sợi dây dày kết nối cơ với xương. Khi gân bị kích thích hoặc bị viêm có thể gây ra các cơn đau cấp tính, ảnh hưởng tới khả năng cử động khớp, khiến nó trở nên khó khăn. Viêm gân có thể xảy ra ở bất kỳ gân nào, nhưng những gân có khả năng bị cao hơn là gân ở vai, đầu gối, khuỷu tay, gót chân hoặc cổ tay. Nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất của viêm gân là do hành động lặp đi lặp lại, ví dụ như khi bạn thực hiện cùng một chuyển động thường xuyên khi chơi thể thao.

3.8. Bệnh Gout

Bệnh gout xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao dẫn đến tích tụ ở các khớp gây ra tình trạng đau đớn. Acid uric là một chất thải dư thừa của cơ thể được hình thành khi tiêu hóa thức ăn, nó là các tinh thể nhỏ và có thể tích tụ ở các khớp. Nguyên nhân gây ra bệnh Gout thường gặp nhất là do chế độ ăn chứa quá nhiều đạm lâu ngày. Bệnh thường ảnh hưởng tới ngón chân đầu tiên, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới khớp cổ tay và các khớp nhỏ khác.

3.9. Lupus ban đỏ hệ thống

Đây là một bệnh tự miễn không rõ nguyên nhân gây ra. Biểu hiện của Lupus ban đỏ hệ thống là tình trạng viêm xảy ra ở nhiều tổ chức. Đối tượng thời mắc bệnh này là nữ giới và người trẻ tuổi. Người bệnh có thể có triệu chứng viêm ở các bộ phận như cổ chân, cổ tay, bàn tay hay ngón tay,…

3.10. Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là bệnh viêm khớp mạn tính thường gặp ở nam giới, người trẻ tuổi. Bệnh gây ra triệu chứng đau mạn tính vùng cột sống thắt lưng, khớp cùng chậu. Ngoài ra bệnh có thể gây ra triệu chứng viêm tại các khớp khác như cổ tay, cổ chân, khớp gối.

4. Các triệu chứng khi bị viêm khớp cổ tay

Tùy theo mỗi đối tượng, tình trạng sưng viêm, tuổi tác mà dấu hiệu cũng như triệu chứng viêm khớp cổ tay cũng khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về các triệu chứng khi bị viêm cổ tay nhé.

Các triệu chứng viêm khớp cổ tay

4.1. Viêm khớp nhẹ

Đối với nhiều trường hợp bị viêm khớp nhẹ thì rất khó để nhận ra các triệu chứng của nó, bởi vì lúc này những cơn đau cũng đến rất nhẹ nhàng và những cảm giác của bác cũng rất mơ hồ nên khó có thể miêu tả chính xác để bác sĩ có thể có những đánh giá chính xác được.

Nhưng nếu đôi lúc bạn cảm thấy bị đau nhức ở cổ tay khi làm những điều sau đây thì rất cơ thể bạn đã bị viêm khớp cổ tay nhẹ rồi đấy.

  • Khi xoay nắm cửa cảm giác đau.
  • Cầm vợt tenis, hoặc chơi đánh golf cũng cảm thấy đau nhẹ.

Ngoài ra, những người bị bệnh ở tình trạng nhẹ thường sẽ bị tê cứng tay vào mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, các cơn đau có thể tái đi tái lại nhiều lần trong ngày.

4.2. Viêm khớp vừa

Bệnh sẽ gây nên tình trạng đau nhức và tê cứng phần cổ tay
Bệnh sẽ gây nên tình trạng đau nhức và tê cứng phần cổ tay

Nếu như bạn chỉ mới bị viêm khớp cổ tay ở mức độ trung bình thì nhiều khi bạn vẫn sẽ cảm thấy đau nhó. Những hoạt động sinh họa thường ngày cũng gặp trở ngại, khó thực hiện hơn và thường bị tê cứng khó chịu. Chẳng những thế, bạn còn cảm nhận được sự đau đón trong cả khi đang nghỉ ngơi đấy nhé.

Ở mức độ này thì bạn hoàn toàn cảm nhận được những cơn đau nhức nhiều hơn, những dấu hiệu viêm khớp cũng rõ ràng hơn.

4.3. Viêm khớp nặng

Trong trường hợp khi phát hiện ra và đi khám bệnh thì bạn đã bị tình trạng nặng, hầu như đã không còn sức lực từ đôi bàn tay nữa. Đó là lúc những cơn viêm khớp của bạn đã chuyển sang mạn tính và khó chữa trị hơn rất nhiều. Đặc biệt, những cơn đau sẽ thường xuyên hơn, và sẽ không vì bạn nghỉ ngơi mà suy giảm đâu nhé.

Chẳng những thế, người bị viêm khớp cổ tay nặng thì phạm vi cử động cũng bị hạn chế và có khi hình dạng khớp cổ tay còn bị biến dạng nữa. Để điều trị tình trạng bệnh này hiệu quả thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng các liều thuốc giảm đau, hoặc kháng viêm theo đúng chỉ dẫn nhé. Hãy khích lệ tinh thần người bệnh tránh để người bệnh suy sụp tinh thần vì rất dễ bị trầm cảm, đặc biệt là đối với người lớn tuổi.

5. Tình trạng viêm khớp cổ tay được chẩn đoán như thế nào?

5.1. Kiểm tra thể chất

Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân để biết về sức khỏe tổng thể, tiền sử bệnh và yêu cầu mô tả triệu chứng bệnh. Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ bàn tay và cổ tay để biết về:

  • Mức độ giảm phạm vi chuyển động.
  • Vùng nào bị đau.
  • Sưng tấy hay những thay đổi về bên ngoài khác.
  • Khả năng di chuyển của ngón tay để xác định xem gân và khớp của bệnh nhân hoạt động có tốt không.
  • Chức năng thần kinh: để xác định xem bạn có mắc một tình trạng nào khác làm ảnh hưởng tới cổ tay hay không.

5.2. Chụp X-quang

Hình ảnh X-Quang có thể giúp chẩn đoán mức độ tổn thương của khớp
Hình ảnh X-Quang có thể giúp chẩn đoán mức độ tổn thương của khớp

Chụp X-quang giúp cung cấp hình ảnh chi tiết của xương. Qua hình ảnh đó sẽ giúp bác sĩ tìm hiểu về vị trí chính xác của tổn thương và mức độ nghiêm trọng của viêm khớp. Không những vậy nó còn giúp phân biệt được các loại viêm khớp khác nhau.

5.3. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu sẽ giúp các bác sĩ xác định loại viêm khớp mà bệnh nhân mắc phải là gì. Xét nghiệm máu đặc biệt quan trọng để chẩn đoán chính xác trong bệnh thấp khớp cũng nhưng các loại viêm khớp khác. Tuy nhiên thoái hóa khớp lại không liên quan đến các bất thường về máu.

6. Các cách dùng để điều trị viêm khớp cổ tay

Không có cách chữa khỏi bệnh viêm khớp, những sử dụng một số phương pháp điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh và làm chậm tiến triển của bệnh hiệu quả.

6.1. Điều trị không phẫu thuật

Hạn chế hoạt động: Hạn chế hoặc ngừng các hoạt động về cổ tay sẽ giúp cho cổ tay được nghỉ ngơi, qua đó giảm được các triệu chứng đau. Đeo nẹp cổ tay trong một thời gian sẽ giúp hỗ trợ khớp và giảm bớt căng thẳng cho khớp cổ tay do sử dụng và hoạt động thường xuyên.

Điều trị dùng thuốc:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, naproxen, ibuprofen,….có thể giúp bệnh nhân giảm triệu chứng đau và sưng. Ngoài ra có thể sử dụng NSAID dạng bôi tác dụng tại chỗ bôi trực tiếp lên vùng da bị đau.
  • Corticoid tiêm vào khớp: Corticoid là một chất chống viêm mạch có thể được tiêm thẳng vào khớp giúp giảm đau, kháng viêm.

Tuy nhiên những thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng tạm thời. Do đó không nên lạm dụng thuốc quá mức để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn mà thuốc gây ra.

Hoạt động thể chất: Một số bài tập cụ thể sẽ giúp cải thiện chức năng và phạm vi chuyển động của cổ tay. Tùy vào tình trạng bệnh và nhu cầu của bệnh nhân mà bác sĩ hoặc vật lý trị liệu sẽ phát triển một chương trình tập thể dục riêng.

Chườm lạnh: Chườm lạnh bằng túi đá lên khớp trong khoảng 15 phút có thể giúp giảm các triệu chứng sưng nóng, phù nề do chấn thương. Nhiệt độ lạnh từ túi đá có thể giúp co mạch, từ đó giảm viêm đau hiệu quả ở vùng khớp bị tổn thương.

Chườm nóng: Chườm nóng giúp làm ấm da và các khớp, giúp cho mạch máu giãn ra, đồng thời giúp tăng lưu thông máu, gửi nhiều oxy và chất dinh dưỡng đến các khớp và cơ, qua đó cải thiện tình trạng đau do viêm khớp.

Xem thêm: TOP 6 Thuốc bổ xương khớp được nhiều người dùng đánh giá cao

6.2. Điều trị phẫu thuật

Nếu những phương pháp không phẫu thuật không giúp bệnh nhân giảm được cơn đau mà còn tiến triển nặng, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Mục tiêu của phẫu thuật là giúp giảm đau đồng thời bảo tồn hoặc cải thiện được chức năng của bàn tay.

Phẫu thuật cắt bỏ hàng gần: Ở quy trình này, bác sĩ sẽ loại bỏ bã xương cổ tay ở hàng xương gần nhất với cẳng tay. Quy trình này được thiết kế giúp bệnh nhân duy trì được một số chuyển động của cổ tay.

Hợp nhất cổ tay: Thủ thuật này giúp loại bỏ mọi chuyển động ở khớp cổ tay. Hợp nhất cổ tay thực hiện gắn chặt xương của cẳng tay với xương ở cổ tay và bàn tay. Các xương được hợp nhất với nhau tạo thành một xương vững chắc nhất. Sự kết hợp có thể giúp giảm đau do viêm khớp cổ tay, nhưng việc mất khả năng vận động có thể ngăn cản một số hoạt động bình thường. 

Thay thế cổ tay: Phẫu thuật thay thế cổ tay để loại bỏ phần xương bị tổn thương, hư hỏng, sau đó thay thế bằng một bộ phận cấy ghép bằng kim loại hoặc nhựa. Đây là một thủ tục xâm lấn không phổ biến. Thay khớp cổ tay giúp giảm đau do viêm khớp đồng thời cho phép vận động cổ tay nhiều hơn so với phương pháp hợp nhất.

7. Cách phòng ngừa viêm khớp cổ tay

  • Thường xuyên tập luyện để duy trì cân nặng hợp lý, điều này sẽ mang lại lợi ích cho các khớp trên toàn bộ cơ thể.
  • Không hút thuốc lá và cố gắng hạn chế hút thuốc lá thụ động, khói thuốc là một yếu tố nguy cơ gây phát triển bệnh viêm khớp.
  • Hạn chế chơi các môn thể thao sử dụng nhiều tới cổ tay như đánh cầu lông, tenis…
  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế uống rượu bia, chú ý uống đủ nước hằng ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung lượng đạm phù hợp với cơ thể, ăn nhiều các thực phẩm giàu omega – 3, vitamin D như cá hồi, các ngừ…điều này sẽ giúp xương khỏe mạnh, giảm tình trạng viêm trong cơ thể và ổn định được nồng độ acid uric trong máu.
  • Cố gắng hạn chế các chấn thương cổ tay trong hoạt động hằng ngày hay khi chơi thể thao.
  • Hạn chế mang vác vật nặng, nếu công việc của bạn phải đẩy, kéo vật nặng nhiều, hãy tìm cho mình những công cụ hỗ trợ để tránh làm tổn thương khớp.
  • Nếu công việc đòi hỏi phải đánh máy nhiều, hãy rèn luyện cho mình một tư thế tốt, có thể mua bàn phím giúp tay làm việc thoải mái, miếng đệm cổ tay,…Ngoài ra hãy nghỉ khoảng 5 – 10 phút sau mỗi giờ đánh máy để tay được nghỉ ngơi.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ có ích cho bạn và giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm khớp cổ tay này nhé.

Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về xương khớp, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Top 5 thuốc, thực phẩm điều trị viêm khớp hiệu quả nhất

    Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

    Viêm khớp thái dương hàm nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ