Trẻ bị đầy hơi có nguy hiểm không?

Trẻ bị đầy hơi chướng bụng có nguy hiểm không

Trẻ bị đầy hơi là một vấn đề xảy ra rất thường xuyên đối với các gia đình có con nhỏ. Nhìn chung đầy hơi không mang lại tác hại quá nghiêm trọng nhưng điều khiến cha mẹ đau đầu là không biết khi nào con gặp phải cũng như cách phòng ngừa và điều trị như thế nào cho đúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn sáng tỏ những điều đó.

1. Đầy hơi là gì?

Triệu chứng đầy hơi thường rất phổ biến ở trẻ em
Triệu chứng đầy hơi thường rất phổ biến ở trẻ em

Khi thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa, ruột non sẽ hấp thụ các thành phần có thể sử dụng được. Vi khuẩn trong ruột già giúp phân hủy thức ăn thừa, giải phóng hydro và carbon dioxide, sau đó tạo ra khí trong quá trình này.

Việc ợ hơi cho phép tống một số khí thoát ra khỏi dạ dày, phần còn lại sẽ đi từ đại tràng đến trực tràng và được tống ra ngoài chủ yếu qua nhu động ruột hoặc trung tiện. Nhưng khi khí không đi qua dễ dàng, nó sẽ tích tụ trong đường tiêu hóa và gây đầy hơi, khó chịu.

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng đầy hơi ở trẻ

Đối tượng trẻ sơ sinh đặc biệt dễ mắc chứng này bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên sản sinh ra nhiều khí hơn. Dưới đây là những nguyên nhân hay gặp khi trẻ bị đầy hơi. Đầy hơi có thể là kết quả của quá trình bình thường của cơ thể, hoặc nó có thể xuất phát từ một tình trạng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

2.1.Hơi từ nguồn ngoại sinh

Nguồn ngoại sinh là hơi đến từ những nguồn bên ngoài vào cơ thể. Chúng ta nuốt không khí khi ăn, uống hoặc nuốt nước bọt, đặc biệt là khi tiết quá nhiều nước bọt do buồn nôn hoặc trào ngược acid.

2.2 Nguồn nội sinh

Nguồn nội sinh nằm bên trong ruột. Khí có thể phát sinh như một sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa một số loại thức ăn hoặc khi thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn. Nếu bất kỳ thức ăn nào không được tiêu hóa hoàn toàn bởi dạ dày hoặc ruột non, đến ruột già có thể gây nên hiện tượng đầy hơi.

2.3. Không dung nạp lactose

Không dung nạp lactose xảy ra khi ruột non không sản xuất hoặc sản xuất ít enzym lactase. Sự thiếu hụt enzym lactase sẽ khiến việc tiêu hóa các thực phẩm có thành phần lactose gặp khó khăn, đặc biết đây còn là thành phần điển hình có trong sữa – một nguồn cung cấp dinh dưỡng lớn ở trẻ.

2.4. Chế độ ăn uống

Những thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ dễ khiến trẻ bị chứng đầy hơi
Những thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ dễ khiến trẻ bị chứng đầy hơi

Carbohydrate chiếm một tỷ lệ lớn trong lượng thức ăn của chúng ta. Một số loại carbohydrate này không thể hấp thụ và không thể tiêu hóa được. Thay vào đó, chúng được chuyển xuống ruột kết, nơi có hơn 500 loại vi khuẩn. Vi khuẩn phân hủy carbohydrate không tiêu hóa được, tạo ra khí khi chúng làm như vậy và nó được giải phóng gây ra đầy hơi.

Bên cạnh đó những thực phẩm có nhiều polysaccharid nhất định, đặc biệt là oligosaccharid, chẳng hạn như inulin – thuộc về một loại chất xơ ăn kiêng được gọi là fructan. Dưới đây là các thực phẩm gây ra xu hướng đầy hơi khi trẻ ăn vào:

  • Nho khô, mận khô, táo.
  • Các loại rau như atisô, bông cải xanh, tỏi tây, súp lơ trắng, bắp cải, tỏi, hành tây, đậu, cải Brussels và củ cải.
  • Ngũ cốc, chẳng hạn như lúa mì hoặc yến mạch.
  • Đậu như đậu lăng.
  • Sản phẩm từ sữa.
  • Men trong các sản phẩm nướng, chẳng hạn như bánh mì.

Đặc biệt ở trẻ chúng rất thích ngọt vì thế những chế phẩm như nước hoa quả đóng hộp, đồ uống có gas nếu tiêu thụ quá nhiều cũng có thể dẫn đến đầy hơi và chướng bụng ở một số người.

2.5. Nhai không đúng cách

Thói quen ăn chậm nhai kĩ vẫn sẽ chưa hình thành rõ ràng ở trẻ do đó khi ăn vôi, nhai không kĩ lượng thức ăn chưa được nghiền nhỏ sẽ dễ dàng vô tình nuốt thêm nhiều không khí trong quá trình ăn, gây ra việc đầy hơi ở trẻ.

2.6. Các nguyên nhân khác

Việc sử dụng một số loại thuốc, như thuốc kháng sinh gây ra tác dụng phụ đầy hơi ở trẻ, đặc biệt việc hít nhiều không khí từ thói quen sinh hoạt từ việc bú, mút,..

Mặt khác nếu chế độ ăn của trẻ không có vấn đề hay gặp phải những lí do trên thì việc đầy hơi có thể liên quan tới một số bệnh lý tiềm ẩn khác.

  • Táo bón.
  • Nhiễm trùng ruột hoặc dạ dày (viêm dạ dày ruột).
  • Bệnh Celiac (không dung nạp gluten).
  • Không dung nạp lactose, đặc trưng bởi không có khả năng phân hủy và hấp thụ lactose.
  • Hấp thu kém, nghĩa là các chất dinh dưỡng không được hấp thụ đúng cách.

Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì?

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị đầy hơi

  • Bé thường ợ hơi.
  • Sờ bụng bé và thấy bụng bé cứng: Bụng bé thường rất mềm mại, nhưng nếu như sờ thấy bụng bé cứng hơn thường ngày thì rất có thể bé đã bị đầy hơi.
  • Khóc quấy trong khoảng thời gian từ một giờ trở lên lặp đi lặp lại mỗi ngày.
  • Bé có vẻ khó chịu và không tươi cười cả ngày thì đây là một trong những dấu hiệu để kết luận em bé đã bị đầy hơi.
  • Bé không thích ăn, lười ăn, ngủ không an giấc, thường xuyên vặn vẹo thân mình: Dấu hiệu này thường xuất hiện ở trẻ với nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nếu bé xuất hiện triệu chứng này cùng các dấu hiệu đã liệt kê trên thì có khả năng cao bé đang gặp tình trạng đầy hơi.
  • Bé có vẻ trằn trọc hoặc hay co chân lên ngực.

4. Những biến chứng có thể gặp khi trẻ bị đầy hơi

Nếu sự đầy hơi kéo dài sẽ gây ra những cơn đau cho trẻ
Nếu sự đầy hơi kéo dài sẽ gây ra những cơn đau cho trẻ

Tưởng chừng như đầy hơi chỉ đơn giản là sinh lý bình thường của cơ thể, tuy nhiên khi lượng khí dư thừa tích tụ thường xuyên thì các triệu chứng bắt đầu trở nên nghiêm trọng hơn cho thấy tình trạng tiêu hóa tiềm ẩn có thể xảy ra ở trẻ. Một trong những khó chịu đầu tiên có thể bắt gặp như:

  • Đau dai dẳng, khó chịu, ngại giao tiếp và lượng căng thẳng.
  • Khí thường được giải phóng một cách không chủ ý.
  • Đau nhói hoặc chuột rút xảy ra ở bụng và các cơn đau thay đổi vị trí.
  • Có cảm giác đầy hơi hoặc cảm giác thắt chặt ở bụng.

5. Điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc Simethicone

Khi gặp phải chứng đầy hơi khó chịu thì simethicone là sự lựa chọn an toàn cho trẻ
Khi gặp phải chứng đầy hơi khó chịu thì simethicone là sự lựa chọn an toàn cho trẻ

Simethicone là một loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng đầy hơi có khí, đây là một hỗn hợp của silica gel và dimeticone. Đặc biệt những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) đôi khi dùng simeticone cũng giúp giảm bớt các triệu chứng.

Những điểm cần lưu ý về đặc tính của simethicone như:

  • Thường bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng 30 phút.
  • Nó thường an toàn mà không có tác dụng phụ nào được biết đến.
  • Hầu hết mọi người sẽ chỉ cần dùng nó thỉnh thoảng hoặc trong một khoảng thời gian ngắn.

Hầu hết người lớn và trẻ em, bao gồm cả trẻ sơ sinh, có thể dùng simethicone, tuy nhiên nó có thể không phù hợp với một số người như:

  • Bị dị ứng, quá mẫn cảm với simethicone hoặc bất kỳ thành phần nào khác.
  • Đang điều trị vấn đề về tuyến giáp.

Vì vậy để đảm bảo simethicone an toàn khi dùng hãy nhờ đến sự tư vấn của dược sĩ hoặc bác sĩ, hiện nay trên thị trường có nhiều dạng bào chế khác nhau của simethicone như lỏng, viên nén, viên nang, dạng nhai do đó bạn có thể linh hoạt chọn cho trẻ.

Xem thêm: Top 5 loại thuốc bổ cho trẻ biếng ăn và chậm lớn

Những lưu ý điều trị không dùng thuốc cho bé 

Nhìn chung, sử dụng thuốc Simethicone là vào các trường hợp bé bị nặng, nếu như mới chỉ là những triệu chứng nhẹ, các phương pháp điều trị không dùng thuốc vẫn được ưu tiên hơn, bạn có thể lưu ý những vấn đề sau và thực hành với bé để bé thấy dễ chịu và cải thiện tình trạng đầy hơi nhanh chóng.

Giữ cơ thể trẻ được nằm thẳng ngay sau khi bú xong, điều này sẽ giúp bé dễ dàng ợ hơi ra ngoài. Thi thoảng hãy để bé nằm sấp trong thời gian ngắn, nó sẽ giúp khí được di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn.

Nếu trẻ đang bú bình, bạn hãy thử chuyển sang núm vú khác chảy sữa chậm hơn, giúp bé ăn chậm lại và tiêu hóa thuận lợi hơn.

Bạn có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của bé bằng cách cho bé nằm nghiêng sang một bên và thực hiện động tác di chuyển chân của bé giống như đang đi xe đạp. 

Ngoài ra, bạn có thể ôm trẻ nằm sấp trên cánh tay, để chân của bé ở hai bên khuỷu tay và mặt bé dựa vào tay của bạn. Tư thế này được ghi nhận là khiến nhiều đứa trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

6. Phòng ngừa chứng đầy hơi khó tiêu

Những lời khuyên sau đây có thể giúp trẻ và phụ huynh xử trí trong những trường hợp gặp các vấn đề về đầy hơi tiêu hóa.

Biện pháp xoa bóp rất có hiệu quả để làm dịu chứng đầy hơi ở trẻ
Biện pháp xoa bóp rất có hiệu quả để làm dịu chứng đầy hơi ở trẻ
  • Tắm nước ấm: Cho trẻ tắm nước ấm có thể làm giảm khí vào ban đêm.
  • Chườm ấm, xoa bóp: Chườm ấm lên bụng của trẻ cũng có thể giúp giảm đầy hơi. Hay hình thức xoa bóp vùng bụng của trẻ cũng có thể giúp giải phóng khí, mang lại sự thoải mái nhất định. Tuy nhiên, không nên tạo áp lực quá nhiều lên vùng bụng khi xoa bóp.
  • Vị trí cho bú: Đặt đầu trẻ cao hơn bụng trong khi bú. Bạn cũng có thể thử các tư thế khác và kiểm tra xem cách nào hiệu quả nhất. Đặc biệt hiện tượng bọt trong các công thức sữa là một trong những yếu tố cơ bản gây ra sự đầy hơi ở trẻ.
  • Chọn lựa thực phẩm dễ tiêu hóa: Có thể tránh đầy hơi bằng cách hạn chế cho trẻ không ăn các loại thực phẩm có khả năng gây ra triệu chứng trên, mà thay vào đó chọn lựa những thực phẩm có thành phần carbonhydrate dễ tiêu hóa hơn như: Chuối, nho, trái cây họ cam quýt, Probiotic trong sữa chua,…
  • Ăn nhiều bữa nhỏ: Các triệu chứng thường cải thiện nếu áp dụng chia nhỏ bữa ăn trong ngày, mỗi ngày có thể cho trẻ ăn từ bốn đến sáu bữa ăn nhỏ. Đồng thời đối với trẻ nhỏ hơn có thể chọn cách xay nhỏ, nghiền, làm mềm thức ăn bằng hình thức hầm để thúc đẩy việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn.
  • Cho trẻ uống các loại men vi sinh: Bổ sung thêm men vi sinh vào chế độ dinh dưỡng cho bé giúp tiêu hóa thức ăn được tốt hơn, hạn chế xảy ra tình trạng đầy hơi.
  • Giúp bé ợ hơi trong và sau khi bú: Việc loại bỏ không khí trong khi bú sẽ giúp bé tiêu hóa được tốt hơn. Nếu bé không ợ hơi ngay, hãy đặt bé nằm ngửa trong vài phút rồi thử lại. Trong quá trình này bé có thể sẽ hơi khó chịu vì bữa ăn của bé bị gián đoạn giữa chừng.

7. Cốm Bobbaby hỗ trợ an toàn cho trẻ bị đầy hơi khó tiêu

Sản phẩm cốm chất xơ BobBaby giúp bổ sung dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Sản phẩm cốm chất xơ BobBaby giúp bổ sung dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Litesse là một loại carbohydrate đặc biệt có hàm lượng calo thấp, đường huyết thấp và đặc tính prebiotic giúp kích thích có chọn lọc sự phát triển của vi khuẩn có lợi, chẳng hạn như bifidobacteria và lactobacilli, giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Cấu trúc của litesse là một polyme phân nhánh cao của glucose, nhờ sự sắp xếp đặc biệt của các liên kết glycosidic làm cho nó có khả năng chống lại sự thủy phân bởi các enzym tiêu hóa của cơ thể.

Bên cạnh đó sản phẩm cốm Bobbaby còn bổ sung thêm nhiều loại vitamin cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ như:

  • Vitamin B1: Tạo năng lượng ATP cho tế bào hoạt động.
  • Vitamin B6: Vai trò quan trọng trong duy trì sự ổn định của hệ thần kinh và miễn dịch của cơ thể.
  • Vitamin D: Tham gia vào sự tạo xương của cơ thể và tăng hấp thụ các thành phần là canxi, phosphate.

Do đó sản phẩm cốm BobBaby với thành phần hoạt chất nổi bật được nhập khẩu từ Mỹ sẽ giúp hỗ trợ trẻ trong các trường hợp như đầy hơi, khó tiêu, táo bón, chế độ dinh dưỡng ít chất xơ,…

Hướng dẫn sử dụng:

  • Trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi: Ngày uống 1 lần, mỗi lần ½ gói.
  • Trẻ em từ 1 đến 6 tuổi: Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần ½ gói.
  • Trẻ em trên 6 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói.

Sản phẩm dùng bằng cách pha với nước ấm, sữa hoặc có thể dùng chung với thức ăn hay nhai trực tiếp, có thể dùng được cho phụ nữ có thai.

Lưu ý: thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lời kết

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến trẻ bị đầy hơi là do cách ăn uống không đúng cách. Do đó nếu điều chỉnh được thói quen ăn uống thì đây chính là giải pháp tốt nhất để điều trị tình trạng này. Bên cạnh đó nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường về đầy hơi của trẻ, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám chuyên khoa vì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý tiềm tàng.

Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn nếu có thắc mắc gì thêm bạn có thể đăng ký tư vấn cho Bác sĩ hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì an toàn và tốt cho bé?

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?

    Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nguyên do đâu và cách điều trị

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ