Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì tốt cho sức khỏe của bé

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Vậy trường hợp này loại thực phẩm nào tốt cho trẻ và cần tránh cho trẻ ăn gì để giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Câu trả lời mời các mẹ theo dõi bài viết dưới đây.

1. Dinh dưỡng quan trọng thế nào đối với rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Trẻ em là một trong những đối tượng hàng đầu thường gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hoá do ở độ tuổi này cơ thể chưa phát triển đầy đủ, hệ thống tiêu hoá chưa được hoàn thiện nên rất hay rối loạn. Bên cạnh đó, nhiều bệnh lý tiêu hoá bẩm sinh có thể xảy ra ở trẻ dẫn đến việc tiêu hoá thức ăn khó khăn và đôi khi gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Hiểu được tầm quan trọng của thức ăn nạp vào trong cơ thể có thể giúp trẻ cải thiện được các triệu chứng rối loạn tiêu hoá và ngăn ngừa được các biến chứng xảy ra khi ăn các thực phẩm có hại. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp có nhiều vai trò quan trọng đối với trẻ rối loạn tiêu hoá, bao gồm:

1.1. Cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Nhìn chung nếu chọn lựa các loại thực phẩm thích hợp có thể giúp cải thiện được hầu như các triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá do hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn, khi này ta bổ sung thêm các thành phần lợi khuẩn chẳng hạn như cho trẻ ăn sữa chua giúp ổn định hoạt động hệ đường ruột. Nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp giảm thiểu, ngăn ngừa tình trạng táo bón.

1.2. Cung cấp dưỡng chất cho trẻ

Sẽ không có ý nghĩa gì nếu chỉ quan tâm đến việc cải thiện các triệu chứng mà không quan tâm đến việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển là một trong những vai trò cơ bản mà việc ăn uống mang lại. Trẻ rối loạn tiêu hoá nên chọn những thực phẩm dễ nuốt, đầy đủ dinh dưỡng từ các hợp chất cơ bản như đường, đạm, béo đến các nguyên tố thiết yếu, các vitamin, các ion khoáng giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

1.3. Ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm

Tránh sử dụng sữa ở trẻ không dung nạp lastose
Tránh sử dụng sữa ở trẻ không dung nạp lastose

Một vài trường hợp rối loạn tiêu hoá của trẻ là do cơ địa trẻ không dung nạp, không tiêu hoá được một số dưỡng chất. Chẳng hạn trong bệnh Celiac thì trẻ không dung nạp được Gluten trong lúa mì, hoặc một số trẻ không dung nạp được lactose trong sữa do thiếu hụt enzym phân giải loại đường đôi này, khi đó các vi khuẩn sẽ lên men lactose và sinh ra các sản phẩm gây hại.

Trong các trường hợp trên thì trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bố mẹ nên tránh để cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm khó dung nạp trên để phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hoá hoặc nặng hơn là các tổn thương đường tiêu hoá có thể xảy ra.

1.4. Giúp trẻ ăn ngon

Một trong các dấu hiệu thường thấy ở trẻ bị rối loạn tiêu hoá là thường chán ăn, gây sụt cân và suy dinh dưỡng. Lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp phải đi đôi với ngon miệng và dễ ăn, đôi khi việc chế biến phải thêm chút màu sắc để hấp dẫn được trẻ, kích thích trẻ ăn ngon hơn và nhanh chóng phục hồi lại thể trạng.

1.5. Cải thiện tâm lý cho trẻ

Trẻ em khi mắc phải các bệnh thường hay có tâm lý lo âu, sợ sệt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa bữa ăn khoa học, cung cấp đủ dưỡng chất giúp giữ vững tâm trạng lạc quan, vui vẻ. Do đó, việc thiết lập chế độ ăn phù hợp giúp cho trẻ khoẻ mạnh về mặt thể chất lẫn tinh thần, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Bên cạnh việc lựa chọn các thực phẩm tốt cho trẻ rối loạn tiêu hoá, bố mẹ cần phải cân nhắc tránh các thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu hoá. Các thực phẩm này có thể là các thực phẩm kích thích tăng tiết dịch vị dạ dày, các thực phẩm khó tiêu hoá, thực phẩm quá nhiều dầu mỡ hay chứa các chất kích thích nhu động ruột của trẻ. Cần tham khảo ý kiến chuyên gia để thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp và tránh các thực phẩm không tốt cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng luôn phải đi đôi với chế độ ăn uống một cách hợp lý, không ép trẻ ăn quá no, nhai quá nhanh hoặc vừa ăn vừa nằm. Sau khi ăn nên cho trẻ giữ ở tư thế ngồi hoặc đứng khoảng 30 phút trước khi nằm để việc tiêu hoá diễn ra trơn tru, ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hoá diễn ra. Khoảng cách giữa các bữa ăn phải hợp lý, không quá gần khiến trẻ quá no, dễ bị nôn và không quá cách xa có thể khiến trẻ thiếu năng lượng.

Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?

2. Những loại thực phẩm trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn

Hamburger và nước ngọt là món ăn khoái khẩu của trẻ
Hamburger và nước ngọt là món ăn khoái khẩu của trẻ

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nhiều nguyên nhân, nhưng chắc chắn phải nói đến chế độ ăn uống không hợp lý dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ. Một số loại thực phẩm mẹ cần nên tránh cho bé sử dụng khi trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa như:

  • Các loại đồ ăn khó tiêu: thịt hộp, hamburger, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, xúc xích,…Đồ ăn cay nóng chứa nhiều ớt cay hay tiêu.
  • Bé bị táo bón: mẹ nên tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như bắp và các thực phẩm giàu chất béo bởi nó sẽ làm cho phân của trẻ khô và khiến trẻ khó đi tiêu hơn.
  • Với trẻ bị không dung nạp được đường lactose trong sữa: mẹ nên dừng loại sữa bé đang uống và tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để lựa chọn loại sữa phù hợp với thể trạng của bé.

3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

3.1. Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh thì dinh dưỡng tốt nhất vẫn là sữa mẹ, vì thế nếu như trẻ có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa thì vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, vì sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể và nhiều chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển và chống lại những yếu tố có hại tấn công từ môi trường bên ngoài.

3.2. Đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

Vẫn nên được tiếp tục bú sữa mẹ. Bên cạnh đó bổ sung thêm các bữa ăn dặm bằng cách xay nhuyễn thịt, cá, cơm với rau củ thành dạng bột, để bé dễ ăn. Bé gặp tình trang rối loạn tiêu hóa thì nên bổ sung thêm chất xơ đến từ rau củ, trái cây (chuối, hồng xiêm…)

3.3. Đối với trẻ trên 1 tuổi có thể ăn các thực phẩm sau

3.3.1. Chuối chứa pectin giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn

Chuối có rất nhiều kali và vitamin tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Chuối có rất nhiều kali và vitamin tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Là thực phẩm lành tính với dạ dày, loại trái cây có chứa pectin – một chất giúp dễ dàng tiêu hóa thức ăn và đi đại tiện cũng trở nên thuận lợi hơn.

Ngoài ra, chuối là loại trái cây rất giàu kali – một chất điện giải cần thiết cho cơ thể, có thể bổ sung khi trẻ có dấu hiệu mất nước do nôn mửa, tiêu chảy. Ăn chuối bổ sung thêm 11 loại khoáng chất, 6 loại vitamin cần thiết cho cơ thể.

3.3.2. Táo giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Táo là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể
Táo là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Táo là một nguồn giàu pectin. Pectin không bị chuyển hóa ở ruột non và sau đó bị phân hủy bởi các vi khuẩn tốt trong ruột kết của bạn. Nó có khả năng tăng khối lượng phân nên thường được sử dụng để hỗ trợ khi trẻ bị táo bón và tiêu chảy. Nó đã được chứng minh có khả năng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, cũng như viêm ruột kết.

3.3.3. Đu đủ chứa papain giúp làm giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Quả đu đủ có chứa một loại enzym tiêu hóa tự nhiên gọi là papain. Papain là một chất có tác dụng giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, ví dụ như táo bón và đầy hơi. Papain thường được sử dụng làm enzyme chính trong các chất hỗ trợ tiêu hóa.

3.3.4. Món ăn từ gạo giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thụ tốt

Các bà mẹ có thể dùng nhiều loại rau củ them vào cháo xay
Các bà mẹ có thể dùng nhiều loại rau củ them vào cháo xay

Khi bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm nhạt, có màu trắng như gạo, khoai tây luộc, bánh mỳ… Trong đó gạo là thực phẩm phổ biến lại dễ tiêu, không gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, chúng còn giúp giải quyết tình trạng tiêu chảy của trẻ hiệu quả. Mẹ có thể chế biến thành rất nhiều món ngon tùy theo từng lứa tuổi.

3.3.5. Rau củ nhiều chất dinh dưỡng có ích cho tiêu hóa

Rau lá xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích cho tiêu hóa. Nó rất giàu chất xơ là một nguồn cung cấp magiê dồi dào và nhiều vi chất khác, chất xơ kích thích ruột di chuyển phân ra ngoài cơ thể. Có rất nhiều loại rau củ các mẹ dễ dàng lựa chọn rau củ phù hợp với trẻ.

Ví dụ như củ cải đường là một nguồn chất xơ dồi dào, 136 gam củ cải đường chứa đến 3,4 gam chất xơ. Chất xơ không được tiêu hóa và đi đến đại tràng, từ đó làm tăng kích thước khối phân giúp trẻ dễ dàng đi đại tiện hơn, giải quyết vấn đề táo bón ở trẻ. Ngoài ra củ cải đường còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe của trẻ.

Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì an toàn và tốt cho bé?

3.3.6. Thịt gà

Trong thịt gà có chứa lượng chất béo bão hòa khá thấp nên có thể sử dụng được cho bé. Nếu các mẹ biết cách chế biến thịt gà, nó có thể trở thành nguồn thực phẩm không những dễ tiêu hóa mà còn đem lại nguồn dinh dưỡng rất cao cho trẻ. Các enzym có trong thịt gà có thể “vỗ về” dạ dày đang khó chịu của trẻ.

3.3.7. Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa

Sữa chua giúp tăng cường hệ vi sinh có trong tiêu hóa
Sữa chua giúp tăng cường hệ vi sinh có trong tiêu hóa

Tăng cường hệ vi sinh vật trong ruột thông qua các loại thực phẩm như sữa chua có thể giúp tiêu hóa dễ dàng.  Probiotics cung cấp lượng vi khuẩn có lợi nên có thể giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa. Đã có nghiên cứu chứng minh rằng việc bổ sung sữa chua vào chế độ dinh dưỡng cho bé giúp cải thiện quá trình tiêu hóa đường lactose, hoặc đường sữa.

Tuy nhiên không phải tất cả sữa chua đều chứa men vi sinh.

3.3.8. Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt có rất nhiều loại nhưng phổ biến nhất là yến mạch, hạt quinoa, farro và các sản phẩm làm từ lúa mì nguyên hạt. Đầu tiên, chất xơ trong các loại ngũ cốc giúp bổ sung khối lượng lớn vào phân của trẻ và có thể giảm táo bón. Thứ hai, một số sợi ngũ cốc có tác dụng như prebiotics và giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn cón lợi trong hệ tiêu hóa.

3.3.9. Cá hồi

cá hồi mang lại nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ
cá hồi mang lại nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho trẻ

Cá là loại thực phẩm chứa nhiều protein vì thế có thể gây khó khăn trong việc tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, cá hồi lại đặc biệt hơn vì nó chứa lượng protein vừa phải, ít chất béo bão hòa mà lại có nhiều chất dinh dưỡng như omega-3, vitamin B12, các loại khoáng chất. Các loại protein và acid amin có trong cá hồi giúp cho hệ tiêu hóa của bé có thể hoạt động tốt hơn.

3.3.10. Nước hầm xương

Nước hầm xương được làm bằng cách ninh xương và thịt động vật. Gelatin có trong nước hầm xương được cấu tạo từ các acid amino glutamine và glycine. Những acid amino này có thể liên kết với chất lỏng trong đường tiêu hóa của bạn và giúp thức ăn đi qua dễ dàng hơn. Glutamine là chất giúp bảo vệ hoạt động của thành ruột, đã được chứng minh có tác dụng cải thiện tình trạng tiêu hóa.

3.3.11. Kefir tốt cho bé bị rối loạn tiêu hóa

Kefir có thể xa lạ với nhiều người nhưng rất có ích cho hệ tiêu hóa
Kefir có thể xa lạ với nhiều người nhưng rất có ích cho hệ tiêu hóa

Kefir là một thức uống sữa lên men chứa nhiều probiotics. Giống như sữa chua, hệ vi khuẩn có trong kefir giúp hỗ trợ tiêu hóa lactose, giảm các tác dụng phụ không tốt liên quan đến việc không chuyển hóa được lactose như đầy hơi.

Trong nhiều nghiên cứu, kefir giúp làm tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, cải thiện tiêu hóa và đồng thời giảm vi khuẩn có hại. Sử dụng kefir cũng giúp giảm viêm trong ruột của bạn, tăng cường quá trình tiêu hóa.

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể song song với việc bổ sung chất xơ để giúp cho hoạt động tiêu hóa của trẻ được tốt hơn. Bạn có thể bổ sung nước từ nhiều nguồn: nước ép trái cây, nước dừa (bổ sung thêm nhiều Magie, natri, canxi bổ sung dưỡng chất cho trẻ)…

3.3.12. Men vi sinh chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa

Các lợi khuẩn trong men vi sinh đặc biệt là 2 chủng Lactobacillus và Bifidobacterium sản sinh nhiều enzym xúc tác cho quá trình tiêu hóa thức ăn, làm giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng, tăng cường đẩy nhanh quá trình tiêu hóa chất dinh dưỡng, duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện nhanh chóng tình trạng tiêu chảy. Men vi sinh chứa thêm chất xơ hòa tan sẽ giúp nhuận tràng, có hiệu quả hơn trong các trường hợp táo bón.

Xem thêm: Trẻ bị đầy hơi có nguy hiểm không ?

4. Cốm chất xơ Bobbaby – Hỗ trợ bổ sung chất xơ cho bé

Sản phẩm cốm chất xơ BobBaby giúp bổ sung dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Sản phẩm cốm chất xơ BobBaby giúp bổ sung dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Bổ sung dưỡng chất và chất xơ cho trẻ thông qua thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe cho bé hiện nay cũng giúp bổ sung lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ, tiêu biểu như cốm chất xơ Bobbaby. Thành phần trong một gói bao gồm:

  • Litesse có đặc tính prebiotic, là một loại chất xơ hòa tan được nhập khẩu từ Mỹ, đây là loại chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, góp phần cân bằng đường tiêu hóa. Nó còn giúp phát triển hệ vi sinh đường ruột có lợi (BifidobacteriaLactobacilli).
  • Vitamin B1: ở trẻ thiếu vitamin B1 nó có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn.
  • Vitamin B6: là loại vitamin quan trọng cho sự phát triển hoàn thiện của não, giúp hệ thần kinh và hệ miễn dịch của trẻ khỏe manh hơn.
  • Vitamin D3: là một trong những vitamin quan trọng đối với trẻ nhỏ. Thiếu vitamin D3 sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành xương và răng, dễ bị còi xương, mềm xương,… ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Ngoài ra còn thêm các tá dược khác, cốm chất xơ Bobbaby là thực phẩm cung cấp dưỡng chất còn thiếu cho trẻ được cha mẹ tin dùng.

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lời kết

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không chỉ khiến cho trẻ trở nên quấy khóc, khó chịu mà còn làm cho phụ huynh luôn trong tâm trạng lo lắng, bồn chồn. Hiểu về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ sẽ giúp cha mẹ có thể lựa chọn được loại thực phẩm phù hợp với tình trạng của bé. Ngoài các loại thực phẩm, bổ sung chất xơ, khoáng chất thông qua các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cũng là một lựa chọn phù hợp cho cha mẹ khi không có nhiều thời gian.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ các kiến thức về các loại thực phẩm tốt cho bé. Bạn có thắc gì thêm có thể đăng ký tư vấn hoặc gọi Hotline 19007061 để được bác sĩ tư vân Miễn phí.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Top 11 loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bạn

    Top 5 loại thuốc bổ cho trẻ biếng ăn và chậm lớn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ