Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì an toàn, tốt cho bé?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống thuốc gì?

Ngoài việc có một chế độ ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thì đôi khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa các bậc cha mẹ thường thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì an toàn và cải thiện sức khỏe cho bé. Lựa chọn đúng thuốc sẽ giúp cho trẻ nhanh chóng cải thiện được tình trạng này và có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng cũng như một số cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà bậc cha mẹ nên biết.

1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?

Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng các cơ quan trong hệ tiêu hóa hoạt động một cách bất thường, gây ra nhiều triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa trong cơ thể và đặc biệt là những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng. Ở trẻ em, vấn đề rối loạn tiêu hóa xảy ra với hầu hết các trẻ ở những năm đầu đời và có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của bé, do đây là giai đoạn cơ thể trẻ cần một nguồn dinh dưỡng lớn cho quá trình trao đổi chất và phát triển cơ thể.

Việc thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn và chất dinh dưỡng ở trẻ. Hậu quả là khiến trẻ chậm phát triển về thể chất và trí não, suy giảm hệ miễn dịch và suy dinh dưỡng. sau này, trẻ sẽ dễ tái phát rối loạn tiêu hóa hơn so với những trẻ bình thường khác.

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn
Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn

Đối với trẻ dưới 6 tuổi, đây là giai đoạn các cơ quan trong cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh nên sức đề kháng và hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu do đó dễ bị tấn công bởi các tác nhân từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm… Đây chính là nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Một số trẻ bị bệnh cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị thì kháng sinh cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Do kháng sinh là một chất diệt khuẩn, khi vào cơ thể, nó sẽ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh nhưng đồng thời nó cũng tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi ở đường ruột gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.

Nguồn nước uống, nước sinh hoạt ô nhiễm, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, môi trường sống mất vệ sinh cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Một số bệnh ở trẻ có thể gián tiếp gây ra chứng bệnh này như viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm họng,… do các bệnh này sẽ gây tăng tiết đàm, trong đó có chứa vi khuẩn. Bệnh còn xảy ra ở trẻ có chế độ ăn không hợp lý. Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, các đồ ăn chiên, xào, đồ nướng và những thức uống có ga, nước ngọt. Đây đều là những thực phẩm không tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ.

3. Các triệu chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Nôn trớ ở trẻ do rối loạn tiêu hóa
Nôn trớ ở trẻ do rối loạn tiêu hóa
  • Nôn trớ: Là hiện tượng thức ăn trong dạ dày được đẩy ngược lên miệng dưới tác động gắng sức của cơ thể. Nguyên nhân có thể là do trẻ bú quá no, nằm bú không đúng tư thế hoặc là mới đổi loại sữa mới,…
  • Tiêu chảy: Đây cũng là một dấu hiệu cho biết trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện của tình trạng này là trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày, kéo dài không quá 2 tuần, trẻ mệt mỏi, bỏ ăn, đột ngột nôn trớ. Một số trường hợp trẻ có thể bị sốt, phân có máu,…
  • Táo bón: Trẻ đi ngoài không thường xuyên, khoảng 2-3 ngày mới đi một lần, phân khô rắn, cứng, to. Bụng trẻ cứng, có cảm giác đau, muốn đi cầu nhưng không đi được. Hậu quả của táo bón là khiến trẻ đau bụng, biếng ăn, bỏ ăn, hay nôn trớ và quấy khóc.
  • Đau bụng: Trẻ khóc nhiều, mặt đỏ hoặc tái, bàn tay nắm chặt, chân co lên bụng,…

Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?

4. Cách chữa trị và phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Việc chữa trị cũng như phòng tránh bệnh tiêu hóa ở trẻ không phải là việc quá khó khăn. Bậc phụ huynh cần để ý kỹ hơn một chút về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt và môi trường xung quanh của trẻ:

  • Các bà mẹ khi mang thai nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, sống lành mạnh để bé sinh ra được khỏe mạnh và phát triển bình thường.
  • Nên cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu để nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể bé. Nếu mẹ không có đủ sữa cho bé bú thì cần phải gặp bác sĩ để bác sĩ thay thế bằng loại sữa thích hợp.
  • Không nên tùy tiên cho bé sử dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh mà cần phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Giữ gìn vệ sinh cho trẻ cũng như môi trường mà trẻ sống. Các vật dụng, đồ chơi mà bé tiếp xúc nên được rửa sạch và sát trùng trước khi đưa cho bé.
  • Có chế độ ăn cho trẻ phù hợp: Hạn chế những thức ăn nhiều dầu mỡ, phụ huynh nên tự nấu ăn ở nhà để đảm bảo vệ sinh, an toàn và đủ chất. Cần hướng dẫn trẻ rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn cũng như là ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa.
Chế độ ăn hợp lý, giữ gìn vệ sinh giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
Chế độ ăn hợp lý, giữ gìn vệ sinh giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa
  • Phụ huynh nên nhắc trẻ nhai thật kĩ trước khi nuốt, điều này giúp tiêu hóa, hấp thu thức ăn tốt hơn và cũng để dạ dày làm việc hiệu quả hơn. Những thực phẩm tốt mà phụ huynh nên lựa chọn cho trẻ là những loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau củ quả, ngũ cốc, trái cây,… Ngoài ra phụ huynh cũng nên nhắc trẻ uống nhiều nước để giúp hạn chế táo bón ở trẻ.

Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì?

5. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì nên dùng thuốc gì?

Vấn đề sử dụng thuốc ở trẻ em là một vấn đề hết sức nhức nhối do trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ nên việc sử dụng thuốc ở trẻ em cần phải hết sức cẩn thận và cần phải có chỉ định của bác sĩ. Đối với rối loạn tiêu hóa cũng vậy, viêc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ mà bác sĩ sẽ có những chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Đối với trẻ nhỏ thì việc chữa trị rối loạn tiêu hóa an toàn nhất là bằng cách bổ sung các chất cần thiết từ tự nhiên, các vitamin và khoáng chất để giúp hệ tiêu hóa bé được khỏe mạnh. Trên thị trường có sản phẩm khá là tốt dùng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa cho trẻ, đó là Cốm chất xơ BobBaby. Đây là sản phẩm giúp bổ sung chất xơ và các vitamin cần thiết cho trẻ, giúp giảm các tình trạng của các bệnh liên quan đến tiêu hóa của trẻ.

Sản phẩm cốm chất xơ BobBaby giúp bổ sung dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Sản phẩm cốm chất xơ BobBaby giúp bổ sung dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Thực phẩm bổ sung chất xơ cho cơ thể Cốm BobBaby chứa thành phần chủ yếu là Litesse cùng nhiều vitamin và khoáng chất.

Litesse:Là một loại chất xơ hòa tan, được nhập khẩu từ Hoa kỳ, cung cấp một lượng chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ. Ngoài ra sản phẩm còn có chứa các vitamin B1, B6 và vitamin D3 cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Cốm BobBaby được bào chế dưới dạng cốm có vị ngọt nên phù hợp với trẻ em.

Công dụng: Giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, giúp nhuận tràng, giảm nguy cơ táo bón, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu và giúp bé ăn ngon.

Đối tượng sử dụng: Cốm BobBaby sử dụng cho trẻ có các triệu chứng như chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, táo bón, hấp thu kém, trẻ có chế độ ăn ít chất xơ. Sản phẩm chứa thành phần an toàn nên có thể sử dụng được cho phụ nữ có thai.

Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lời kết

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là một bệnh không mấy nguy hiểm nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Nên phụ huynh cần phải hết sức quan tâm và chăm sóc cho trẻ một cách khoa học và hợp lý để giúp bé luôn khỏe mạnh và phát triển thể trạng một cách tốt nhất.

Bạn đang lo lắng tình trạng bệnh của bé và chưa có cách chữa trị. Hãy đăng ký tư vấn ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được bác sĩ tư vấn Miến phí về tình trạng bệnh của bé.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà an toàn và hiệu quả

    Trẻ bị đầy hơi có nguy hiểm không?

    Top 5 loại thuốc bổ cho trẻ biếng ăn và chậm lớn

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ