Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà an toàn và hiệu quả

Các cách chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà mà bạn cần biết

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng cực kì phổ biến, hầu hết ai cũng từng bị một vài lần. Tuy đây không phải bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ra sự  khó chịu và bất tiện trong cuộc sống, gây ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Vậy có cách nào giúp cải thiện tình trạng trên hay không? Hãy tìm hiểu một số cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà qua bài viết sau đây.

1. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa gây nên tình trạng đau bụng và khó chịu
Rối loạn tiêu hóa gây nên tình trạng đau bụng và khó chịu

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa không hoạt động bình thường, có thể do thói quen ăn uống hoặc bệnh lý. Hai triệu chứng thường gặp nhất khi bị rối loạn tiêu hóa là táo bón và hội chứng ruột kích thích.

  • Táo bón: Là tình trạng khó đi tiêu, đi tiêu ít lần hơn bình thường (ít hơn 3 lần một tuần). Táo bón khiến người bệnh căng thẳng khi đi tiêu. Nó có thể gây ra phân nhỏ, cứng, lâu ngày dễ dẫn đến các vấn đề như nứt hậu môn và bệnh trĩ. Táo bón hiếm khi là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý nặng hơn.
  • Hội chứng ruột kích thích: là tình trạng đại tràng co thắt nhiều hơn bình thường. Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích bao gồm: Đau bụng, đầy hơi, thay đổi thói quen đi tiêu như phân cứng hơn hoặc lỏng hơn, gấp hơn bình thường. Những người bị hội chứng ruột kích thích có thể bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ.

2. Những nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa

Ăn ít rau củ quả gây nên tình trạng thiếu chất xơ
Ăn ít rau củ quả gây nên tình trạng thiếu chất xơ

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa là:

  • Chế độ ăn ít chất xơ, dư thừa đạm và chất béo: Ăn thiếu chất xơ là nguyên nhân đầu tiên gây táo bón. Ngoài ra, chế độ ăn quá nhiều chất đạm và chất béo sẽ gây khó tiêu, phân lỏng.
  • Sử dụng nhiều sản phẩm từ sữa: Người trưởng thành dễ gặp tình trạng kém dung nạp lactose (một loại đường trong sữa) so với trẻ em. Càng lớn tuổi, men chuyển hóa đường lactose sẽ hoạt động kém dần. Do đó, người trưởng thành tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa dễ bị tiêu chảy.
  • Nhịn đi tiêu quá lâu: Khi đại tràng co bóp để tống khối phân ra ngoài nhưng lại bị ngăn cản do thói quen nhịn đi tiêu, hoạt động của đại tràng sẽ dễ bị rối loạn, làm khối phân bị giữ lại lâu, bị mất nước và trở nên khô cứng hơn, làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón.
  • Thường xuyên căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress sẽ đến ăn uống không điều độ dẫn đến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.
  • Lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng: sử dụng nhiều loại thuốc này có thể khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn. Khi bị táo bón, một số người thường tự ý mua thuốc nhuận tràng và sử dụng vô tội vạ. Các loại thuốc nên được kê đơn và uống theo chỉ dẫn của người có chuyên môn, không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa hiểu rõ nguyên nhân của bệnh.

Xem thêm: 11 loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bạn

3. Chữa rối loạn tiêu hóa tại nhà có hiệu quả không?

Rối loạn tiêu hoá là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý đường tiêu hoá, ở mức độ nhẹ các triệu chứng này hoàn toàn có thể kiểm soát tốt được bằng cách áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà. Nguyên tắc của các phương pháp điều trị tại nhà chủ yếu là bổ sung những thành phần giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá, bổ sung lợi khuẩn để cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nhẹ các triệu chứng.

Tuy nhiên ở mức độ rối loạn tiêu hoá trong các bệnh lý nặng như viêm loét dạ dày, tá tràng thì nên ưu tiên chọn lựa dùng thuốc và các phương pháp y khoa khác để giảm nhanh các tổn thương, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Áp dụng song song vào đó là các phương pháp chữa rối loạn tiêu hoá tại nhà để tăng cường hiệu quả trị bệnh, rút ngắn thời gian và giảm nhẹ chi phí điều trị.

Như vậy, rối loạn tiêu hoá nên phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây ra tình trạng này để xem xét có nên chỉ chăm sóc tại nhà hay cần phải phối hợp với can thiệp y khoa để kịp thời ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá dai dẳng, nên đến cơ sở y tế thăm khám để có hướng xử lý đúng đắn, kịp thời.

4. Các cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà

4.1. Một số thói quen cần thay đổi

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì thói quen sinh hoạt cũng là một yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả:

  • Thay đổi chế độ ăn cho giàu chất xơ, bổ sung các loại rau, củ, quả vào bữa ăn hằng ngày. Nên ưu tiên các loại rau củ giàu chất xơ như cà rốt, bông cải xanh, bí đỏ.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm chứa caffeine như trà, cà phê vì caffeine làm tăng nhu động ruột, có thể gây tiêu chảy.
  • Nên vận động, tập thể dục thường xuyên để tăng nhu động ruột, tránh bị táo bón
  • Đi tiêu khi có nhu cầu, không nên cố gắng nhịn.
  • Giữ tinh thần và tâm trạng ổn định để tránh bị căng thẳng quá độ, stress
  • Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kê đơn các loại thuốc nhuận tràng, không tự ý sử dụng thuốc.

Xem thêm: Top 11 loại thực phẩm nhuận tràng ngăn tình trạng táo bón

4.2. Một số thực phẩm giúp giảm đau bụng, tiêu chảy khi rối loạn tiêu hóa

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp rất quan trọng giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá, cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để bệnh tình nhanh chóng phục hồi. Dưới đây là 6 loại thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân rối loạn tiêu hoá và được nhiều chuyên gia hàng đầu khuyến cáo sử dụng:

4.2.1. Men vi sinh, thức uống bổ sung lợi khuẩn

Bổ sung men vi sinh giúp cân bằng lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh
Bổ sung men vi sinh giúp cân bằng lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh

Hệ vi khuẩn đường ruột bao gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi cơ thể khỏe mạnh, hai loại vi khuẩn này cân bằng với nhau. Trong một số trường hợp nhất định, các vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh hơn, gây các rối loạn về đường ruột, điển hình nhất là tiêu chảy. Bổ sung men vi sinh làm tái cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp ích cho hệ miễn dịch chung, cải thiện sức khỏe.

4.2.2. Lá ổi, lá mơ và lá bạc hà đều tốt cho dạ dày

Lá ổi: có nhiều chất tanin giúp làm săn se niêm mạc ruột, giảm tiêu chảy. Vò nát 50g lá ổi tươi rồi hòa cùng 200ml nước sôi, để nguội rồi uống.

Lá mơ: lá mơ rất hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng với những người bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, do mùi vị khá hăng nên nhiều người e dè khi sử dụng. Có thể sử dụng lá mơ thông qua một số món ăn để giảm bớt mùi và giúp dễ ăn hơn. Xắt nhỏ một nắm lá mơ rồi trộn với 2 quả trứng gà, sau đó làm chín trên chảo (lưu ý hạn chế dầu mỡ) hoặc hấp cách thủy để dễ ăn hơn.

Lá bạc hà: chứa Peppermint – một chất giúp chống co thắt dạ dày hiệu quả, giúp giảm đau bụng, hỗ trợ tiêu hóa. Đối với người thường hay bị đau thượng vị, khó tiêu, đầy hơi, có thể sử dụng vài nhánh bạc hà thêm vào thức uống hằng ngày vừa giúp tăng hương vị vừa cải thiện hệ tiêu hóa.

4.2.3. Đu đủ tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa

Quả đu đủ có nhiều ứng dụng trong việc cải thiện sức khỏe với điều kiện sử dụng đu đủ với độ chín phù hợp. Nếu như canh đu đủ non có tác dụng lợi sữa đối với phụ nữ cho con bú thì đu đủ vừa chín tới lại giúp cải thiện triệu chứng táo bón ở người bị rối loạn tiêu hóa rất tốt.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc ăn đu đủ thường xuyên làm giảm đáng kể nguy cơ đầy hơi, táo bón và ợ nóng. Trong đu đủ còn chứa rất nhiều các vitamin cần thiết cho hoạt động bình thường như vitamin A, B, C của hệ tiêu hoá nói riêng và các hệ cơ quan khác trong cơ thể nói chung. Đu đủ nên dùng sau bữa ăn như một món tráng miệng hoặc dùng mỗi sáng ở dạng sinh tố để cải thiện các triệu chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hoá.

Lưu ý phải là đu đủ vừa chín tới, quả chuyển thành màu vàng cam nhẹ nhưng không được quá mềm để đảm bảo vẫn còn hoạt chất papain giúp tăng nhu động ruột, giảm táo bón. Không dùng đu đủ đối với người bị tiêu chảy, nôn mửa.

4.2.4. Rễ cam thảo có tác dụng chống viêm đường tiêu hóa

Rễ cam thảo là thành phần có tác dụng chống viêm đường tiêu hóa và chống co thắt, giảm đau bụng. Rễ cam thảo có vị ngọt dễ chịu nên người bệnh có thể nhai trực tiếp rễ cam thảo tươi trước bữa ăn hoặc hãm trà để dùng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng dưới 3g/ ngày để tránh bị tăng huyết áp.

Xem thêm: Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì?

4.2.5. Sữa chua

Sữa chua được mệnh danh là thực phẩm vàng cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa
Sữa chua được mệnh danh là thực phẩm vàng cho bệnh nhân rối loạn tiêu hóa

Sữa chua là một chế phẩm từ sữa được lên men, trong đó hàm lượng đường bị giảm xuống và hàm lượng protein, các dưỡng chất khác lại chiếm ưu thế. Do hàm lượng đường thấp nên phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng, bệnh nhân tiêu chảy hoặc dị ứng với sữa. Bên cạnh đó, probiotic trong sữa chua cung cấp vô số các vi khuẩn có lợi vào hệ tiêu hoá giúp ổn định hoạt động tiêu hoá, ngăn ngừa tiêu chảy do vi khuẩn có hại, ngừa táo bón và các chứng khó tiêu.

Ngoài ra sữa chua còn cung cấp một hàm lượng lớn các vitamin và protein giúp ổn định hoạt động các hệ cơ quan trong cơ thể, giúp cơ thể ổn định một cách toàn diện. Đây được xem là lựa chọn phổ biến nhất dành cho các đối tượng rối loạn tiêu hoá vì mùi vị dễ chịu, ngon miệng lại bổ dưỡng mà sữa chua mang lại.

4.2.6. Chuối là một loại hoa quả rất tốt cho hệ tiêu hóa

Chuối là một trong những loại hoa quả mềm, dễ ăn mà mùi vị lại rất ngon miệng. Hàm lượng dinh dưỡng trong chuối khá cao, đặc biệt là chuối còn cung cấp cho chúng ta các acid amin thiết yếu chẳng hạn như Tryptophan rất cần cho nhiều hoạt động chuyển hoá của cơ thể. Ở các bệnh nhân rối loạn tiêu hoá do mắc phải các tình trạng viêm loét niêm mạc ống tiêu hoá thì chuối là một lựa chọn tuyệt vời. Hàm lượng vitamin C dồi dào trong chuối giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhanh chóng giảm các triệu chứng viêm và cải thiện các vết loét niêm mạc.

Bên cạnh đó, trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa do tiêu chảy, bệnh nhân thường mất một lượng muối khoáng theo nước và phân ra ngoài. Chuối có chứa hàm lượng lớn các ion khoáng và đặc biệt là ion Kali giúp bổ sung lại lượng ion thất thoát, giúp cân bằng lại hệ nội môi trong cơ thể. Kali còn là một trong những nguyên tố cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ tiêu hoá, giúp cải thiện triệu chứng rối loạn tiêu hoá.

4.2.7. Gừng

Gừng giúp hỗ trợ tiêu hóa rất tốt
Gừng giúp hỗ trợ tiêu hóa rất tốt

Gừng có tính ấm, vị cay giúp làm ấm bụng, cải thiện các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, nôn ói, đau dạ dày. Ngoài ra gừng có tính kháng viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện các tình trạng viêm nhiễm tại đường tiêu hoá, hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, trợ tiêu hoá, tăng khả năng hấp thu các chất của ống tiêu hoá. Tuy nhiên loại thực phẩm này chỉ nên dùng như một loại gia vị, bổ sung một ít vào các món ăn, nếu sử dụng nhiều có thể tạo vị khó chịu và làm cay nóng quá mức, làm phản tác dụng điều trị bệnh.

4.2.8. Táo chứa nhiều chất chống oxy hóa bảo vệ dạ dày

Tiếp theo danh sách là một loại hoa quả rất quen thuộc và giàu dinh dưỡng. Táo là một trong những loại trái cây dễ ăn, ngon miệng và chứa hàm lượng các vitamin tốt cho cơ thể không phải là nhỏ. Việc ăn táo mỗi ngày có thể giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh do trong táo có hàm lượng cao các chất chống oxy hoá giúp làm lành các vết thương, vết loét trong đường tiêu hoá, cải thiện các bệnh lý như viêm loét dạ dày, tá tràng.

Ngoài ra, hàm lượng pectin có trong táo giúp thúc đẩy sự phát triển của hệ lợi khuẩn đường ruột, ngăn chặn các bệnh lý tiêu chảy, táo bón, khó tiểu,… Một lưu ý nhỏ là bạn cần phải gọt sạch vỏ táo trong trường hợp bị loét đường tiêu hoá trước khi ăn.

4.2.9. Bơ

Bơ là một loại thực phẩm dễ chế biến và sử dụng. Trong bơ chứa hàm lượng vitamin C và các chất chống oxy hoá cao giúp tăng cường sức đề kháng chống lại các viêm nhiễm đường tiêu hoá, hỗ trợ nhanh chóng làm lành các vết viêm loét trên niêm mạc đường tiêu hoá.

Bơ là một trong những loại hoa quả có hàm lượng Kali cao, xét về tỉ lệ phần trăm thì hàm lượng kali trong quả bơ còn cao hơn chuối. Hàm lượng Kali cao giúp bổ sung các ion thất thoát ở bệnh nhân tiêu chảy, ổn định hoạt động co bóp của cơ trơn hệ tiêu hoá. 

Hàm lượng chất xơ hoà tan trong bơ chiếm khoảng 25%, lượng chất xơ này giúp hệ lợi khuẩn đường ruột phát triển mạnh mẽ và phòng ngừa nhiều bệnh lý liên quan đến đường ruột và tình trạng rối loạn tiêu hoá. Ngoài ra nhiều nghiên cứu còn cho rằng việc sử dụng bơ còn hỗ trợ giúp cho hoạt động của các tuyến tiêu hoá như tuyến tụy, gan, mật hoạt động tốt hơn.

5. Đại tràng Dân Khang – giải pháp tiện lợi cho người bị rối loạn tiêu hóa

Sản phẩm Đại Tràng Dân Khang giúp tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ làm giảm các biểu của viêm đại tràng
Sản phẩm Đại Tràng Dân Khang giúp tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ làm giảm các biểu của viêm đại tràng

Người bị rối loạn tiêu hóa có thể tham khảo sử dụng một số loại thực phẩm bảo vệ hệ tiêu hóa có nguồn gốc từ thiên nhiên như Đại tràng Dân Khang. 

Với cao chiết của 7 vị thuốc dược liệu trong đó nổi bật là cao bạch phục linh, cao bạch truật, lá khôi hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng như: chướng bụng, đau bụng, đầy hơi, đi ngoài nhiều lần. Sản phẩm có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, giúp tăng cường tiêu hóa, phù hợp cho người kén ăn, chán ăn.

Nên sử dụng cùng men vi sinh theo từng đợt từ 1-3 tháng.

Lưu ý: sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Lời kết

Rối loạn tiêu hóa tuy không phải một loại bệnh nguy hiểm nhưng mang lại nhiều phiền toái trong cuộc sống. Một số biện pháp có thể áp dụng như vận động, tránh cafein,… để làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, kết hợp với bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ để có một hệ tiêu hóa tốt nói riêng và sức khỏe tốt nói chung.

Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn các cách chữa trị rối loạn tiêu hóa tại nhà hiệu quả. Có thắc mắc gì thêm bạn có thể đăng ký tư vấn hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miến phí về tình trạng bệnh của bạn.




    * Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Gửi

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và cách điều trị

    Top 6 loại thuốc chữa rối loạn tiêu hóa tốt nhất trên thị trường

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ