Nhiều bà mẹ vẫn luôn đặt ra câu hỏi rằng “Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?” và hàng tá câu hỏi liên quan đến việc ăn uống của trẻ. Bài viết này sẽ giúp giải đáp một phần về việc cho trẻ uống sữa sao cho hợp lý nhất, đồng thời cung cấp thông tin về tình trạng rối loạn tiêu hóa mà trẻ hay gặp phải.
1. Rối loạn tiêu hóa có nghĩa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là một tình trạng xảy ra do hệ tiêu hóa hoạt động không như bình thường và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau như là đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng,… Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như là:
- Bị tấn công bởi các yếu tố gây hại bên ngoài như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng,… gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
- Sử dụng kháng sinh để trị bệnh cũng ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột gây rối loạn tiêu hóa.
- Thức ăn, nước uống không đảm bảo vệ sinh và môi trường sống ô nhiễm.
- Một số loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, các nước ngọt có gas cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.
Đối với trẻ em, đa số các trẻ trong khoảng 6 năm đầu đời đều bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài các nguyên nhân đã kể ở trên thì đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện, còn rất yếu nên rất nhạy cảm với các yếu tố gây hại bên ngoài, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em mắc chứng bệnh này nhiều hơn người lớn.
2. Các triệu chứng của bệnh
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ có những triệu chứng sau:
- Nôn trớ: Đây là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện.
- Táo bón: Cũng do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn chỉnh, cộng với đó là thực phẩm mà trẻ ăn khó tiêu hóa, chế độ ăn khô, ít rau, ít chất xơ.
- Tiêu chảy: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng có thể bị tiêu chảy do mất cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột( nguyên nhân thường là do sử dụng kháng sinh, thức ăn k đảm bảo vệ sinh,…)
- Đau bụng: Đây cũng là triệu chứng thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không?
Sữa là một nguồn dinh dưỡng quan trọng và không thể thiếu cho trẻ những năm đầu đời. Trẻ mới sinh đến 1 tuổi hầu hết đều sử dụng nguồn sữa từ người mẹ, trừ những trường hợp người mẹ không có sữa hoặc không đủ để cung cấp cho bé thì cũng sẽ được bác sĩ chỉ định loại sữa thích hợp nhất cho bé. Sau khi cai sữa, trẻ vẫn tiếp tục cần phải sử dụng các loại sữa khác thích hợp vì đây là giai đoạn trẻ phát triển mọi mặt và sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển về thể chất và tinh thần.
Việc sử dụng sữa đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm do bệnh thường xảy ra ở hầu hết các trẻ và khi phụ huynh cho trẻ dùng sữa thì các triệu chứng như nôn trớ hay tiêu chảy thường xảy ra ngay sau đó nên các bậc phụ huynh rất lo lắng về việc không biết nên cho trẻ tiếp tục uống sữa hay không.
Xem thêm: Người bị đau dạ dày có nên uống sữa không? [Ý kiến chuyên gia]
3.1. Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu sữa được hấp thu vào cơ thể như thế nào?
Sữa thường gồm các thành phần protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và đường lactose. Khi sữa xuống đến ruột non, tại đây enzyme lactase sẽ có vai trò phân hủy đường lactose thành đường glucose và galactose, 2 chất này sẽ dễ dàng được hấp thu qua ruột non.
Tuy nhiên lượng enzyme lactase trong cơ thể mỗi người là mỗi khác, và đa số chúng sẽ giảm theo quá trình lớn lên và cơ thể không thể tự tổng hợp lactase được nữa. Khi đó đường lactose sẽ không bị phân hủy thành đường glucose và galactose mà đi thẳng xuống ruột già và bị vi khuẩn ở đó xử lý. Đây chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy,… và được gọi là hội chứng không dung nạp lactose.
Chính vì vậy các nhà sản xuất đã giải quyết bằng cách thêm enzyme lactase vào các sản phẩm sữa để các enzyme này sẽ phân hủy đường lactose thành glucose và galactose trước khi chúng được đưa vào cơ thể để có thể sử dụng cho người mắc hội chứng không dung nạp được lactose. Các sữa này được gọi là sữa không chứa lactose nên sẽ không gây các triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy,… cho người sử dụng. Và sữa này cũng có giá trị dinh dưỡng tương đương như sữa thông thường.
3.2. Các trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa, chúng ta phải xem xét xem nguyên nhân là do đâu, tùy từng nguyên nhân mà phụ huynh có thể sử dụng sữa cho trẻ hoặc là không.
3.2.1. Đối với trường hợp trẻ bị tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy có thể sử dụng sữa bình thường, tuy nhiên phải đảm bảo được sữa phải đảm bảo vệ sinh và các dụng cụ chứa sữa như ly hoặc bình sữa phải được tiệt trùng trước bằng nước sôi.
3.2.2. Đối với trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa do đổi sang loại sữa khác
Trường hợp này nên ngưng sử dụng sữa đang dùng và quay lại sử dụng sữa mẹ, nếu trẻ đang trong thời kì bú mẹ hoặc là sữa trẻ đang dùng trước đó.
Khi hệ tiêu hóa của trẻ ổn định có thể cho trẻ uống lại nhưng nên bắt đầu với lượng nhỏ để theo dõi đáp ứng của trẻ. Nếu trẻ vẫn tiếp tục, nên gặp bác sĩ để bác sĩ xem xét đổi loại sữa khác thích hợp với bé.
3.2.3. Trường hợp trẻ rối loạn tiêu hóa do thuốc kháng sinh
Khi gặp tình trạng này nên ngừng thuốc đang sử dụng và đưa trẻ đi khám để được tư vấn và chữa trị.
3.2.4. Trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống
Cần điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ cho hợp lý, giảm lượng sữa từ động vật như sữa bò và lượng đường lactose có trong sữa vì chúng có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì?
3.2.5. Với trường hợp rối loạn tiêu hóa do không dung nạp đường lactose
Đối với trường hợp này phụ huynh nên cho trẻ uống các loại sữa không chứa đường lactose, các loại sữa này sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóa hơn. Các loại sữa không chứa đường lactose này không mất đi chất dinh dưỡng so với các loại sữa thường nên phụ huynh cũng không cần quá lo lắng khi đổi sữa cho bé.
Trên đây là các phân tích về nguyên nhân và việc sử dụng sữa cho từng nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Hy vọng các thông tin trên sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh.
4. Cốm chất xơ BobBaby hỗ trợ cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Thực phẩm bổ sung chất xơ cho cơ thể Cốm BobBaby. Đây là sản phẩm hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ. Sản phẩm chứa các thành phần Litesse, hay còn gọi là chất xơ hòa tan, được nhập khẩu từ Mỹ. Litesse có vai trò như là chất xơ cung cấp cho cơ thể giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ. Ngoài ra sản phẩm còn có chứa các vitamin B1, B6 và vitamin D3, các loại vitamin này giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
BobBaby được bào chế dưới dạng cốm với hương vị ngon, ngọt nên sẽ kích thích vị giác của trẻ, trẻ chủ động trong việc uống hơn mà không làm cho mẹ phiền lòng.
Công dụng: Giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể, giảm nguy cơ táo bón, giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu và giúp bé ăn ngon. Cốm BobBaby sử dụng cho trẻ có các triệu chứng như chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, táo bón, hấp thu kém, trẻ có chế độ ăn ít chất xơ.
Hướng dẫn sử dụng:
- Trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi: Ngày uống 1 lần, mỗi lần ½ gói.
- Trẻ em từ 1 đến 6 tuổi: Ngày uống 1-2 lần, mỗi lần ½ gói.
- Trẻ em trên 6 tuổi: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói.
Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Lời kết
Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, các mẹ cần phải trang bị cho mình kiến thức về các căn bệnh mà bé có thể gặp để có thể phòng ngừa cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời khi phát hiện bé có triệu chứng. Bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cũng như các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe để bé có hệ đề kháng tốt, chống trọi được với các tác nhân gây hại cho cơ thể bé.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các kiến thức cho bạn. Nếu có thắc mắc gì thêm bạn có thể đăng ký tư vấn hoặc gọi Hotline 19007061 để được Bác sĩ tư vấn Miễn phí cho bạn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì an toàn và tốt cho bé?
Cách trị rối loạn tiêu hóa tại nhà an toàn và hiệu quả
Trẻ bị đầy hơi có nguy hiểm không ?
Top 5 loại thuốc bổ cho trẻ biếng ăn và chậm lớn