7 mẹo trị viêm đường tiết niệu tại nhà

mẹo trị viêm đường tiết niệu tại nhà

Nhiều mẹo trị viêm đường tiết niệu tại nhà sử dụng các nguyên liệu dễ tìm, dễ kiếm, thân thuộc trong cuộc sống hàng sẽ giúp đẩy lùi bệnh một cách dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều.

1. Lá trầu không trị viêm đường tiết niệu tại nhà

Trầu không là một loại cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam. cây trầu không được trồng khắp nơi ở nước ta và thường được người dân sử dụng lá để ăn trầu. 

Lá trầu không ngoài dùng ăn trầu theo phong tục xa xưa còn dùng để làm thuốc. Lá có vị cay, nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Quy vào kinh phế, vị, tỳ. Trầu không thường được dùng làm thuốc săn da, phòng chống bệnh lỵ sốt rét, chống viêm nhiễm,…

Khi bị viêm đường tiết niệu, người bệnh thường có các triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có mùi hôi, có máu trong nước tiểu,.. Nguyên nhân chủ yếu là do sự viêm nhiễm mà các vi khuẩn gây bệnh tạo nên. Sử dụng lá trầu không sẽ giúp chống viêm, ức chế các vi khuẩn gây bệnh và ngăn cản sự lây lan của chúng sang các khu vực lân cận. 

Có thể dùng lá trầu không để trị viêm đường tiết niệu đơn giản như sau:

  • Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, để ráo rồi giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn. Chắt lấy phần nước cốt hòa vào với nước ấm rồi dùng nước này để vệ sinh vùng kín mỗi ngày. Sau đó vệ sinh lại bằng nước sạch.
Mẹo trị viêm đường tiết niệu tại nhà bằng lá trầu không
Mẹo trị viêm đường tiết niệu tại nhà bằng lá trầu không

2. Trị viêm đường tiết niệu tại nhà bằng râu ngô

Râu ngô từ lâu đã là một vị thuốc được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh theo phương pháp dân gian. Râu ngô có vị ngọt, tính bình. Quy vào kinh tâm, can, thận. 

Râu ngô còn được gọi với cái tên khác là Ngọc mễ tu, và thường được dùng trong các bài thuốc lợi tiểu, điều trị cao huyết áp, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, sỏi thận, viêm túi mật,… 

Để chữa viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, có thể dùng râu ngô như sau:

  • Nước râu ngô: Râu ngô đem rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với nước trong khoảng 10 đến 15 phút, 100g râu ngô tương ứng với 200ml nước. Chắt lấy nước này để uống. 
  • Nước râu ngô và mã đề: Sử dụng 30 gam râu ngô và 30 gam mã đề, rửa sạch rồi đun sôi với 200ml nước. Đun tiếp với lửa nhỏ trong vòng 5 phút, cho thêm 1 thìa đường vào khuấy đều, đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp. Lấy nước để uống 2 lần mỗi ngày.

3. Trị viêm đường tiết niệu tại nhà bằng nước dừa

Nhiều người thường thắc mắc viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang có uống nước dừa được không mà không biết rằng loại nước này giúp ích rất nhiều.  Nước dừa là loại nước uống quen thuộc có thể tìm thấy mọi nơi ở Việt Nam. Không chỉ là một thức uống mà nước dừa còn có vai trò trong điều trị bệnh. Nước dừa giúp thải độc, lợi tiểu, làm tan sỏi thận, làm sạch đường tiết niệu và bàng quang. 

Với những công dụng đó, nước dừa giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại gây viêm đường tiết niệu ra bên ngoài cơ thể theo còn đường đào thải nước tiểu.

4. Cây mã đề giúp trị viêm đường tiết niệu tại nhà

Mã đề hay còn được gọi với những cái tên khác như xa tiền, mã đề thảo hay xa tiền thảo là một vị thuốc quý, có thể sử dụng làm rau ăn. 

Theo y học cổ truyền, cây mã đề có vị ngọt, tính hàn.Quy kinh can, thận và tiểu trường. Lá và hạt mã đề có tác dụng lợi tiểu, lợi mật. Sử dụng toàn cây giúp lợi tiểu, lợi mật, kháng viêm, trừ đờm, giảm ho,…

Trong dân gian. mã đề thường được dùng trong các bài thuốc trị các bệnh tại đường tiểu, trong đó có viêm đường tiết niệu. 

Sử dụng cây mã đề trị viêm đường tiết niệu như sau:

  • Mã đề và cam thảo: Sử dụng 10 gam hạt mã đề và 20 gam cam thảo. Trụng hai thứ qua nước ấm 1 lần rồi đổ đi. Sau đó đun sôi với 700ml nước, để lửa nhỏ, sắc tới khi còn khoảng 1 bát nước. Chia phần nước này uống 3 lần trong ngày, uống trong vòng 3 đến 5 ngày.
  • Mã đề, rễ tranh và kim tiền thảo: sử dụng 20 gam mã đề khô, 20 gam rễ tranh và 30 gam kim tiền thảo. Sắc hoặc hãm lấy nước uống hàng ngày, Uống trong 5 đến 7 ngày. 
  • Mã đề kết hợp nhiều thảo dược khác: Sử dụng 20 gam lá mã đề khô sắc cùng với 20 gam bồ công anh, 20 gam kim tiền thảo, 15 gam cỏ nhọ nồi, 10 gam cam thảo, 15 gam cỏ rễ tranh. Uống liên tục trong 15 ngày.
Trị viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản bằng cây mã đề
Trị viêm đường tiết niệu tại nhà đơn giản bằng cây mã đề

5. Kim tiền thảo trị viêm đường tiết niệu tại nhà

Ngoài cái tên kim tiền thảo, cây còn được gọi bằng những cái tên khác như rau má lông, rau má thìa. Ở nước ta, kim tiền thảo được bắt gặp ở các tỉnh thuộc vùng núi thấp và trung du, thường ở phía Bắc, từ Nghệ An trở ra. 

Bộ phận dùng của kim tiền thảo là toàn cây trên mặt đất. cây có vị ngọt, tính mát. Quy vào các kinh can, thận, bàng quang. Có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu. 

Kim tiền thảo còn thường được dùng trong trường hợp viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp như viêm thận cấp, viêm bàng quang cấp, viêm nhiễm niệu đạo,… Bài thuốc như sau:

  • Sử dụng 30 gam kim tiền thảo, 15 hạt mã đề. 15 gam nước dừa, 15 gam kim ngân hoa. Sắc lấy nước uống hàng ngày.

6. Rau má trị viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả

Rau má là loại rau quen thuộc, xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Rau má có vị ngọt, hơi đắng, tính mát. Quy vào 3 kinh can, tỳ, thận. Có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng, giải độc, trị viêm gan, cảm cúm, viêm đường tiết niệu,…

Các cách sử dụng rau má trong điều trị viêm đường tiết niệu:

  • Sinh tố rau má: Sử dụng 100 gam rau máu tươi, rửa sạch ngâm muối loãng từ 15 đến 20 phút. Cho vào máy xay sinh tố cùng với 1 lít nước, xay nhuyễn lên. Có thể thêm một chút đường vào để dễ uống hơn. Mỗi ngày uống một ly sẽ giúp giảm triệu chứng bệnh và giúp thanh nhiệt, giải độc.
  • Trà rau má: Dùng rau má tươi đã rửa sạch và phơi khô cho vào ấm hãm với nước sôi khoảng 30 phút. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 cốc trà giúp giải độc, thanh nhiệt, giảm triệu chứng viêm nhiễm.
  • Rau má, mã đề và mía: Mía ép lấy nước. Rau má và mã đề cho vào máy xay nhuyễn. Cho nước mía vào hỗn hợp vừa xay. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 cốc, sử dụng trong khoảng thời gian 5 đến 7 ngày để thấy hiệu quả.
  • Rau má và các thảo dược khác: Sử dụng rau má, cỏ tranh, rau diếp cá, đinh lăng, kim tiền thảo, kim ngân mỗi thứ 20 gam và 16 gam hương nhu. Cho tất cả vào nồi, thêm nước vừa đủ và đun sôi. Mỗi ngày uống 2 đến 3 cốc thay cho nước lọc. 

7. Lá huyết dụ trị viêm đường tiết niệu tại nhà

Bộ phận của cây huyết dụ thường được dùng làm thuốc là lá của cây. Huyết dụ được trồng nhiều ở nước ta. Khi trời khô ráo, cắt lá, loại bỏ sâu, đêm phơi hay sấy nhẹ đến khô.

Huyết dụ có vị hơi ngọt, tính bình. Quy vào kinh can, thận. Trong các bài thuốc đông y chữa viêm đường tiết niệu, thường có lá huyết dụ. Nó giúp kháng viêm, kháng khuẩn ngoài ra còn giúp bồi bổ khí huyết và cầm máu.

Lá huyết dụ giúp trị viêm đường tiết niệu tại nhà 
Lá huyết dụ giúp trị viêm đường tiết niệu tại nhà

Để trị viêm đường tiết niệu, sử dụng lá huyết dụ như sau:

  • Lấy 30 gam lá huyết dụ tươi, rửa sạch và để ráo, cắt thành khúc nhỏ. Đun sôi với 500ml nước. Chắt nước ra để nguội, uống mỗi ngày.

Lời kết:

Chỉ từ các nguyên nguyên liệu là những thứ xung quanh cuộc sống, đôi khi là những thứ thường bỏ đi như râu ngô hay loại rau xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày như rau má nhưng chúng mang đến một lợi ích tuyệt vời. Các mẹo trị viêm đường tiết niệu tại nhà theo những cách kể trên giúp giảm triệu chứng và cải thiện bệnh hiệu quả. Mong rằng qua bài viết, bạn đã bỏ túi và lựa chọn được cho mình một vài phương pháp phù hợp để chữa bệnh lý này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ