Liệu viêm bàng quang có uống nước dừa được không? Nếu được thì uống bao nhiêu ml mỗi ngày và uống vào lúc nào? Bài viết dưới đây sẽ trả lời những câu hỏi này giúp bạn.
1. Thành phần dinh dưỡng có trong nước dừa
Dừa là một loại quả phổ biến trong đời sống. Tất cả các bộ phận của cây dừa đều mang lại lợi ích nhất định cho con người. Nước dừa là một thức uống quen thuộc với mọi người. Những quả dừa già thường thích hợp cho việc làm nước cốt dừa, còn những quả dừa non và xanh hơn sẽ thích hợp cho việc lấy nước.
Nước dừa có vị ngọt thanh nhẹ nhàng, cung cấp cho cơ thể một lượng calo ít hơn so với những loại nước ép khác. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một cốc nước dừa 100% ( khoảng 245g) cung cấp 44 calo, 0.5g protein, 10.4g carbohydrate và 0g chất béo cùng với các khoáng chất khác. Bên cạnh đó nước dừa cũng là nguồn cung cấp vitamin C rất tuyệt vời và là nguồn cung cấp điện giải tốt sau khi tập thể dục.
- Calo: 44.
- Chất béo: 0g
- Natri: 64mg
- Carbohydrate 10.4g
- Chất xơ: 0g
- Đường: 9.6g
- Chất đạm: 0.5g
- Vitamin C: 24.3mg
- Kali: 404mg
Nước dừa là một loại nước giải khát có calo thấp. Nước dừa chứa ít calo hơn so với các loại nước điện giải dùng cho thể thao khác. Các loại đồ uống như nước ép cam cũng rất phổ biến nhưng có lượng calo lên đến 110 trong một cốc. Sự khác biệt về lượng calo là do hàm lượng đường trong các nước uống điện giải và nước trái cây nhiều hơn nước dừa. Tuy nhiên nước cốt dừa lại có nhiều calo hơn nước dừa do thành phần có chứa nhiều chất béo.
Một cốc nước dừa cung cấp khoảng 10g carbohydrate. Nhiều loại nước dừa được sản xuất sẵn có thể chứa đường nhân tạo, do đó cần kiểm tra kỹ càng thành phần trước khi sử dụng nếu bạn muốn hạn chế đường.
Chất béo trong nước dừa thường ít ( dưới 1g) hoặc thậm chí là không có.
Nước dừa là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời, 24mg mỗi cốc. Trong nước dừa cũng chứa một lượng vitamin B1, 404 mg kali cùng với các khoáng chất khác như magie, mangan, canxi, sắt,…
2. Lợi ích mà nước dừa mang lại cho cơ thể
2.1. Nước dừa có khả năng chống oxy hóa
Các gốc tự do hay các phần tử bất ổn định có thể sản sinh trong quá trình phát triển của mỗi người. Những người thường xuyên stress hay gặp các chấn thương thì các thành phần này càng dễ được tạo thành.
Khi cơ thể có quá nhiều gốc tự do, cơ thể sẽ mất cân bằng oxy hóa, làm hư hỏng các tế bào và tăng nguy cơ bệnh lý, đặc biệt là ung thư.
Một số nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng nước dừa có chứa các chất chống oxy hóa do đó các gốc tự do này được sửa đổi và không còn khả năng gây hại với cơ thể. Mặc dù nước dừa không thể chữa khỏi ung thư, nhưng không thể phủ nhận việc nó chứa các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào, hạn chế tế bào tổn thương, giảm nguy cơ mắc bệnh.
2.2. Giúp giảm lượng đường trong máu
Nghiên cứu chỉ ra rằng nước dừa giúp giảm lượng đường trong máu và cải thiện các dấu hiệu sức khỏe ở động vật bị tiểu đường.
Mặc dù lợi ích này trên con người vẫn chưa có bằng chứng nào rõ ràng nhưng một số thông tin nói rằng nước dừa có chứa magie. Và chất này làm tăng độ nhạy của insulin và giảm lượng đường trong máu ở người bị bệnh tiểu đường.
2.3. Ngăn ngừa sỏi thận
Uống nhiều nước để ngăn ngừa sỏi thận là lời khuyên vẫn thường được nhắc nhở. Nước lọc là sự lựa chọn hàng đầu, tuy nhiên theo một vài nghiên cứu, nước dừa có thể có hiệu quả hơn nhiều.
Sỏi thận được tạo thành từ canxi, oxalat và các chất khác kết hợp với nhau tạo thành tinh thể. Những tinh thể này dần kết hợp với nhau sẽ tạo ra sỏi thận.
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy nước dừa giúp hạn chế việc các tinh thể ở lại thận và kết tinh với nhau tạo sỏi.
Ngoài ra còn có nghiên cứu nói nước dừa giúp đào thải kali, clorua và citrate, do đó làm giảm nguy cơ phát triển sỏi thận.
2.4. Giúp cân bằng điện giải
Chất điện giải đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. giúp duy trì cân bằng chất lỏng thích hợp.
Như đã đề cập ở trên, nước dừa chứa một hàm lượng lớn các vitamin và khoáng chất, thường được sử dụng sau khi tập thể dục. Bên cạnh đó nó còn chứa một lượng calo thấp hơn so với các loại nước uống bổ sung chất điện giải.
2.5. Nguồn nước bổ sung thơm ngon
Nước dừa tự nhiên ngọt thanh, dịu nhẹ, ít đường và ít calo. Đặc biệt là nước dừa tự nhiên càng tốt hơn. Tuy nhiên nếu không thể chất đầy các quả dừa trong tủ lạnh thì các sản phẩm từ các nhãn hiệu để bạn có thể lựa chọn.
Nước dừa không chỉ làm nước uống mà còn được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
3. Viêm bàng quang có uống nước dừa được không
Viêm bàng quang có uống nước dừa được không? Nước dừa được người Châu Á sử dụng nhiều trong viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, khi gặp tình trạng táo bón, vấn đề tiêu hóa và tiết niệu khác.
Nước dừa như một chất lợi tiểu tự nhiên nên nó giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn bằng cách đi tiểu thường xuyên hơn. Do đó người bị viêm bàng quang có thể uống nước dừa.
Việc uống nước dừa tốt do chứa các nguồn vitamin khoáng chất dinh dưỡng và khả năng hạn chế viêm bàng quang. Tuy nhiên việc uống bao nhiêu mỗi ngày và nên uống vào lúc nào bạn cũng rất quan trọng.
Lượng nước dừa bạn nên uống mỗi ngày vào khoảng 300ml đến 500ml nước dừa.
Không có quy định là nước dừa phải được uống vào lúc nào cả. Bạn có thể uống nước dừa bất cứ lúc nào bạn muốn. Tuy nhiên nước dừa cũng có đặc tính khá giống thuốc lợi tiểu nên việc uống nước dừa buổi tối có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên dùng nước dừa vào buổi sáng.
Xem thêm: Cách chữa viêm bàng quang tại nhà đơn giản hiệu quả
4. Bị viêm bàng quang nên uống nước gì
Những loại thức uống mà khi bị viêm bàng quang bạn nên sử dụng như:
- Uống nước lọc: Uống khoảng 1.5- 2 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu, tăng tần suất nước tiểu từ đó hạn chế sự bám dính của vi khuẩn trong bàng quang và thải chúng ra ngoài.
- Uống nước ép nam việt quất: Nam việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, ngoài ra nó còn chứa proanthocyanidin ngăn vi khuẩn E.coli bám vào niêm mạc niệu đạo và bàng quang.
- Uống nước dừa: Như đã đề cập ở trên, nước dừa như một chất lợi tiểu giúp đi tiểu thường xuyên hơn và loại bỏ vi khuẩn qua con đường này.
- Uống nước chanh mật ong: Như một chất lợi tiểu, nước chanh tăng cường bài tiết nước tiểu đồng thời axit ascorbic giúp điều chỉnh pH nước tiểu ngăn cho vi khuẩn sinh sản và phát triển. Mật ong giúp trung hòa độ chua của nước chanh, ngăn kích thích bàng quang.
- Nước ép lựu: Lựu giàu chất chống oxy hóa giúp loại bỏ vi khuẩn. Nói cũng chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường miễn dịch.
- Trà xanh: Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, và có khả năng lợi tiểu sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng của viêm bàng quang.
- Đồ uống chứa probiotic: Giúp bổ sung các lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
Một số loại thức uống nên tránh sử dụng khi viêm bàng quang
- Đồ uống chứa cồn: Đồ uống chứa cồn có thể gây kích ứng bàng quang và làm trầm trọng các triệu chứng bệnh.
- Đồ uống quá chua: Mặc dù acid trong các loại nước ép giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển nhưng thức uống quá chua gây kích thích bàng quang và không tốt cho sức khỏe.
- Nước ép cà chua: Acid trong cà chua có khả năng làm kích thích khiến bàng quang tăng hoạt, điều này không có lợi khi viêm bàng quang.
Bên cạnh việc uống các loại nước giúp giảm viêm bàng quang, bệnh cần được điều trị và cần có chế độ ăn hợp lý. Tìm hiểu thêm cần làm gì để bàng quang khỏe mạnh từ các chuyên giá y tế để cải thận sức khỏe của mình.
Lời kết:
Bài viết trên giúp bạn trả lời câu hỏi viêm bàng quang có uống nước dừa được không?, đồng thời cung cấp cho bạn những kiến thức về dinh dưỡng, vai trò của nước dừa đối với có thể. Bên cạnh đó alf một số loại thức uống bạn nên và không nên dùng để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về viêm bàng quang bạn có thể liên hệ đến số hotline 19007061 hoặc điền vào form bên dưới để được các dược sĩ tư vấn cụ thể và miễn phí.