Một trong những căn bệnh không chỉ thường gặp ở những người trung niên, người cao tuổi mà ngày nay ngay cả những người trẻ tuổi cũng gặp phải chính là căn bệnh đau nhức xương khớp. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức, di chuyển khó khăn ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống thường ngày. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị đau nhức xương khớp, tuy nhiên việc lựa chọn sản phẩm phù hợp cần phải xem xét trên nhiều yếu tố như độ tuổi, tiền sử bệnh lý hay tình trạng sức khỏe. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số loại thuốc, sản phẩm được đánh giá cao trong việc điều trị bệnh, được người bệnh tin dùng và các chuyên gia khuyên dùng!
1. Các loại thuốc Tây y trị đau nhức xương khớp
1.1. Đối với những người bị đau nhức xương khớp cấp tính
Khi thời tiết thay đổi hay mang vác vật nặng, làm việc với cường độ cao người bệnh thường xuất hiện các cơn đau ở vùng thắt lưng, vùng cổ hay bị căng cứng khớp.
Đối với các cơn đau này, người bệnh nên sử dụng:
1.1.1. Các loại thuốc có chứa Paracetamol
Các loại thuốc này giúp giảm đau nhanh các cơn đau ở mức độ trung bình như bị căng cơ, đau nhức xương khớp. Có thể sử dụng phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Trong trường hợp các cơn đau vẫn tiếp diễn, người bệnh có thể kết hợp thuốc có thành phần paracetamol với một số loại thuốc khác như thuốc giảm đau kháng viêm (thành phần ibuprofen) hay thuốc giảm đau thần kinh (chứa gabapentin).
Lưu ý không nên dùng thuốc có chứa Paracetamol trong các trường hợp sau:
- Người bị thiếu máu nhiều lần.
- Người gặp vấn đề về tim, phổi, gan và thận.
- Người dị ứng hay mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
1.1.2. Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa Steroid (NSAID)
Điển hình như Naproxen, Piroxicam… cũng giúp giảm nhẹ cơn đau. Có thể kế hợp thêm với các vitamin nhóm B hay thuốc giãn cơ vân để đạt hiệu quả hơn.
Lưu ý không nên sử dụng NSAID đối với:
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
- Có tiền sử bị xuất huyết bao tử
- Người bị suy gan, suy thận giai đoạn nặng
- Trẻ em chưa đủ 12 tuổi
1.2. Đối với những người bị đau nhức xương khớp mãn tính
Người bệnh bị cơn đau nhức xương khớp mãn tính hành hạ thường trong thời gian dài và rất khó để chữa trị dứt điểm trong thời gian ngắn. Để điều trị hiệu quả các cơn đau này, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau theo chỉ định của bác sĩ.
- Các loại thuốc kháng viêm: như thuốc Methotrexat, thuốc Sulfasalazine giúp giảm viêm, giảm sưng khớp và giảm các cơn đau nhức khớp.
- Các loại thuốc giảm đau, chống viêm chứa corticoid: đối với người bị đau khớp mãn tính corticoid thường được tiêm vào vùng khớp bị đau, lưu ý chỉ nên tiêm không quá 3 lần/ năm.
2. Vì sao nên chọn thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp ?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tân dược chính là những bài thuốc Tây y như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị với các thành phần hóa học cho những bệnh nhân đau nhức xương khớp.
Chính vì vậy, mà nhiều người thường e ngại sử dụng thuốc Tây y vì sợ gặp phải tác dụng phụ. Cũng vì thế, mà càng ngày có nhiều người tin chọn và sử dụng thuốc Đông y hơn. Người ta tin dùng thuốc Đông y vì những ưu điểm sau:
- Đa phần những bài thuốc Đông y có chiết xuất từ các thành phần thảo dược, do đó ít gây tác dụng phụ cho người bệnh và đảm bảo độ an toàn cao cho sức khỏe.
- Liều lượng của các bài thuốc đã được chỉ định dựa trên đặc điểm của bệnh và cơ địa người bệnh nên không có tình trạng nhờn thuốc.
- Các bài thuốc Đông y tập trung vào điều trị tận gốc rễ của bệnh, không hẳn chỉ chữa trị các triệu chứng của bệnh. Vì vậy, ít tái phát bệnh.
- Nhiều bài thuốc được cô đặc thành cao hoặc viên uống tiện lợi.
Ngoài ra, giá thành cho những bài thuốc Đông y cũng không nằm ở phân khúc giá thành cao, do đó việc lựa chọn và sử dụng các bài thuốc Đông y được nhiều người tin dùng và lựa chọn hơn
2. Các loại thuốc Đông Y giúp chữa trị đau nhức xương khớp
Việc sử dụng các loại thuốc Tây y khi điều trị bệnh phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như gây hại cho hệ tiêu hóa, dạ dày… Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên vừa an toàn, dễ sử dụng và hiệu quả không kém gì các loại thuốc Tây y.
Trên thị trường hiện nay, cũng có rất nhiều bài thuốc giúp giảm đau và kháng viêm cho người đau nhức xương khớp. Tùy vào điều kiện và thời gian chuẩn bị mà bạn có thể lựa chọn thực hiện các bài thuốc sao cho phù hợp.
2.1. Bài thuốc 1
Nguyên liệu:
- Hồng tơ xanh: 10g
- Vương cốt đằng: 10g
- Gối hạc: 8g
- Dây đau xương: 20g
- Chi mẫu: 8g
- Cần tích: 6g
- Thạch cao:12g
- Ngưu tất bắc: 12g
- Hy thiêm: 6g
- Đỗ trọng bắc: 12g
- Độc hoạt: 12g
Cách làm:
Bạn chuẩn bị tất cả các nguyên liệu trên và rửa sạch tất cả các nguyên liệu. Tiếp đến, bạn sao khô hoặc phơi nắng cho thật khô. Bạn đun tất cả các nguyên liệu trên cùng với 400ml nước sôi. Khi nước cạn còn một nửa, bạn tắt bếp, để nguội và dùng dần.
2.2. Bài thuốc 2
Nguyên liệu:
- Xuyên quy: 16g
- Ngưu tất: 12g
- Chi mẫu: 12g
- Phòng phong: 6g
- Cẩn tích: 6g
- Quế chi: 10g
- Độc hoạt: 10g
- Hy thiêm: 8g
- Đỗ trọng: 8g
Cách làm:
Bạn chuẩn bị các nguyên liệu trên và rửa thật sạch trước khi dùng. Khi đã rửa sạch, bạn phơi nắng sao cho thật khô các nguyên liệu và đun với 400ml nước sôi. Khi đun thấy nước cạn còn khoảng 150-200ml thì tắt bếp. Bạn chia phần vừa đun thành các bát nhỏ rồi dùng 2 lần/ngày.
2.3. Bài thuốc 3
Nguyên liệu:
- Tần giao, Phòng phong: 10g
- Hoàng cầm, đương quy: 12g
- Cam thảo, cát căn: 6g
- Quế chi: 12g
- Sinh khương: 4g
- Tần giao: 10g
Cách làm:
Bạn rửa thật sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, sau đó tiến hành phơi cho thật khô. Tiếp đến, bạn đun các dược liệu trên với 3 bát nước lớn và đun với lửa nhỏ. Khi nước cạn còn khoảng 1 bát, bạn tắt bếp và chia thành từng phần dùng 2-3 lần trong ngày.
2.4. Bài thuốc kết hợp mật ong và bột quế
Chuẩn bị 200ml mật ong, bột quế 50g. Pha 3 thìa mật ong, với 2 thìa bột quế vào 100ml nước ấm và khuấy đều. Chia uống 2 lần sáng tối. Kiên trì thực hiện một thời gian sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
2.5. Bài thuốc sử dụng đu đủ và mễ nhân sống
Chuẩn bị: đu đủ xanh 1 trái, 60g hạt mễ nhân và 0.5l nước lọc.
Thực hiện: đu đủ gọt bỏ, rửa sạch và thái nhỏ. Cho tất cả vào nồi thêm 0.5 l nước lọc. Đun nhỏ lửa cho đến khi mễ nhân chín nhừ. Chắc lọc lấy nước để uống, ngày 2 lần sau bữa ăn.
2.6. Đắp lá ngải cứu trắng nướng nóng
Dùng lá ngải cứu trắng đã rửa sạch, để ráo nước. Cho thêm muối rồi cho thêm nước nóng vào, dùng hỗn hợp này đắp lên vùng khớp bị đau nhức giúp các khớp bớt sưng và đây là cách giảm cơn đau nhức xương khớp hiệu quả.
3. Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ và cải thiện đau nhức xương khớp
Một trong những sản phẩm là thực phẩm chức năng được đánh giá cao trong việc hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp hiện nay là viên uống Crux của công ty Cổ phần Dân Khang. Viên uống Crux với sự kết hợp ưu việt của Collagen type 2 không biến tính, muối sodium hyaluronte giúp tái tạo lại cấu trúc các mô sụn khớp và chiết xuất nhũ hương, novasol curcumin giúp giảm đau, kháng viêm cực mạnh.
Viên uống Crux giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau nhức chỉ sau 7 ngày sử dụng, hiện tượng sưng đau hầu như khỏi hẳn sau một liệu trình sử dụng 3 tháng. Khuyên dùng nên kết hợp sử dụng với kem thoa Crux tạo nên bộ đôi chăm sóc hoàn hảo giúp người bệnh đẩy lùi quá trình thoái hóa sụn khớp và giải thoát khỏi những cơn đau khớp dai dẳng và kéo dài. Sản phẩm hiện đang được bày bán rộng rãi tại khắp các nhà thuốc trên cả nước.
Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:
Đau nhức xương khớp nên ăn gì, kiêng gì? Lời khuyên từ chuyên gia
Cách điều trị tình trạng đau nhức xương khớp tê bì chân tay
Đau nhức xương khớp ở người già, nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Top 6 loại thuốc bổ xương khớp được nhiều người dùng đánh giá cao