Chế độ ăn uống không khoa học có thể khiến bạn gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa như ợ hơi liên tục, đầy bụng, chướng bụng,….Hiểu về ợ hơi sẽ giúp cho bạn có thể tránh để bản thân mắc phải chứng bệnh này cũng như giúp cho bạn nhanh chóng kết thúc tình trạng ợ hơi. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn thông tin về một số cách trị ợ hơi tại nhà đơn giản nhưng vẫn hiệu quả.
1. Tình trạng ợ hơi là gì?
Ợ hơi là một phản ứng của cơ thể giúp dạ dày của bạn không bị giãn nở quá mức do không khí nuốt vào. Không khí đi ngược lên thực quản, dẫn đến âm thanh phát ra mà hầu hết mọi người gọi là ợ hơi.
Trào ngược axit hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) đôi khi có thể gây ra ợ hơi liên tục và quá mức bằng cách thúc đẩy tăng cường nuốt. Ợ hơi mãn tính cũng có thể liên quan đến tình trạng viêm niêm mạc dạ dày hoặc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, vi khuẩn gây ra một số bệnh viêm loét dạ dày. Trong những trường hợp này, ợ hơi kèm theo các triệu chứng khác như ợ chua hoặc đau bụng.
2. Các cách khắc phục tình trạng ợ hơi liên tục
2.1. Chế độ ăn uống để khắc phục tình trạng ợ hơi liên tục
Tình trạng ợ hơi liên tục thường xuất hiện sau khi bạn ăn hoặc uống. Nếu bạn ợ hơi nhiều sau bữa ăn, bạn có thể thử các phương pháp điều trị sau để giúp dạ dày của bạn giải phóng không khí dư thừa như:
2.1.1. Hạn chế ăn thực phẩm chứa Lactose
Nếu bạn mắc chứng không dung nạp đường lactose ở một mức độ nào đó thì bạn cần chú ý đến những gì bạn ăn và thử các loại ít lactose hoặc không có lactose. Một số loại carbohydrate khó tiêu được tìm thấy trong thực phẩm không đường (sorbitol, mannitol và xylitol) cũng có thể dẫn đến tăng khí.
2.1.2. Loại bỏ một số loại thực phẩm
Một số loại thực phẩm làm tăng khả năng bị đầy hơi bao gồm đậu, đậu Hà Lan, súp lơ trắng, đậu lăng, hành tây, bắp cải, bông cải xanh, thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, các loại nấm, một số loại trái cây, bia và đồ uống có ga khác. Bạn hãy thử loại bỏ từng loại thực phẩm kể trên ra khỏi khẩu phần ăn của mình và quan sát xem tình trạng ợ hơi có thuyên giảm.
Ăn ít thức ăn béo hơn. Chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp thức ăn có nhiều thời gian hơn để lên men.
Tạm thời cắt giảm thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ có nhiều lợi ích, nhưng nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ cũng là nguyên nhân khiến cho lượng khí trong hệ tiêu hóa của bạn nhiều hơn. Sau khi nghỉ ngơi, hãy từ từ bổ sung chất xơ trở lại chế độ ăn uống của bạn.
2.1.3. Đồ uống có gas không tốt cho người bị ợ hơi liên tục
Các loại đồ uống như nước ngọt có gas, bia,…có thể làm cho hệ tiêu hóa của bạn chứa nhiều khí hơn bình thường. Vì thế nếu như bạn đang bị ợ hơi thì hãy hạn chế sử dụng loại đồ uống này.
Bỏ kẹo cao su và kẹo cứng. Khi bạn nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng, lượng không khí đi vào hệ tiêu hóa sẽ nhiều hơn, khiến cho bạn dễ bị ợ hơi hơn.
Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng, như: cafein, cà chua, cam quýt, rượu.
2.2. Thay đổi lối sống lành mạnh
Thói quen sinh hoạt không đúng cũng có thể làm cho hệ tiêu hóa của bạn không ổn định dẫn đến đầy hơi, ợ hơi:
2.2.1. Bỏ thuốc lá để ngăn chặn tình trạng ợ hơi
Trong khi bạn hít phải khói thuốc lá, bạn cũng đang nuốt không khí. Nếu như bạn đang hút thuốc thì hãy cố gắng bỏ thuốc lá đi. Hãy tránh xa khói thuốc lá khi có thể.
Nếu bạn có sử dụng răng giả, hãy đảm bảo rằng chúng vừa khít. Hàm giả không khít có thể khiến bạn nuốt nhiều không khí hơn trong khi ăn.
2.2.2. Giảm căng thẳng
Căng thẳng quá mức có thể khiến phản xạ làm bạn nuốt không khí từ đó làm tăng tình trạng ợ hơi. Vì vậy bạn cần giữ cho cơ thể ở trong tình trạng luôn thoải mái, vui vẻ.
2.2.3. Ăn uống từ từ, có chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp bạn hạn chế tình trạng ợ hơi
Ăn quá nhanh là nguyên nhân khiến cho bạn nuốt nhiều không khí vô hệ tiêu hóa dẫn đến ợ hơi. Hãy tập cho bản thân mình thói quen ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn khi bạn đang thực hiện các hoạt động cần nhiều không khí như chạy, nhảy,…
Sau khi ăn, bạn có thể thử các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hay tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng. Nằm nghiêng hoặc thử tư thế đầu gối lên ngực giống như tư thế giảm gió cho đến khi hết khí.
2.3. Các loại thực phẩm giúp giảm tình trạng ợ hơi liên tục
2.3.1. Gừng là cách giúp giảm tình trạng ợ hơi liên tục hiệu quả
Gừng có thể giúp giảm kích ứng đường tiêu hóa và ngăn axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Cách tốt nhất để ngăn chặn chứng ợ hơi là nhai một miếng gừng tươi nhỏ. Tuy nhiên, nếu hương vị của gừng tươi quá mạnh đối với bạn, hãy thử uống một tách trà gừng mới pha với một chút chanh và một thìa mật ong.
2.3.2. Đu đủ chín
Các enzym trong đu đủ đặc biệt là papain ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và hỗ trợ tiêu hóa. Đây là một trong những cách chữa ợ hơi và ợ chua tại nhà hiệu quả nhất.
Bạn có thể ăn khoảng 100g đu đủ chín khi bị ợ hơi. Tuy nhiên, tránh ăn quá nhiều đu đủ trong một ngày.
2.3.3. Hạt thì là giúp tiêu hóa tốt
Mặc dù không được nhiều nghiên cứu ủng hộ nhưng thì là có khả năng giúp tống khí ra khỏi đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Thì là giúp tiêu hóa thức ăn và ngăn ngừa chứng khó tiêu, đầy bụng, hình thành khí, ợ hơi và hôi miệng.
Bạn có thể trộn một thìa hạt thì là cùng với một ít đường sau đó nhai sau bữa ăn. Một cách khác bạn có thể áp dụng đó là nghiền nát thìa là và hãm với một ít nước, sau vài phút thì bạn có thể uống để trị ợ hơi.
2.3.4. Bạch đậu khấu
Bạch đậu khấu giúp hỗ trợ tiêu hóa bằng cách giúp dạ dày tiết ra nhiều dịch tiêu hóa hơn và ngăn ngừa sự hình thành khí. Chỉ cần cho bạch đậu khấu vào miệng và nhai. Bạn thậm chí có thể đun sôi một ít bạch đậu khấu đã nghiền nát với nước trong vài phút. Sau đó lọc lấy nước, thêm một thìa mật ong vào và uống.
2.3.5. Sữa chua giúp ngăn ngừa tình trạng ợ hơi liên tục
Sữa chua giúp tiêu hóa và ngăn ngừa sự hình thành khí bằng cách cân bằng vi khuẩn đường ruột. Bạn có thể trộn với cơm và thêm ít muối hoặc đường vào rồi ăn. Làm sữa bơ bằng cách trộn sữa chua với nước, muối, bột thìa là rang và khuấy đều. Uống sau một bữa ăn chính hoặc bỏ bữa và uống một cốc nước này.
2.4. Dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa
Trong một số trường hợp bạn sẽ cần đến thuốc hỗ trợ hệ tiêu hóa. Một số sản phẩm như Lactaid hoặc DairyEase có thể giúp tiêu hóa đường lactose. Các sản phẩm có chứa simethicone (Gas-X, Mylanta Gas, những sản phẩm khác) được dùng trong trường hợp đầy hơi, chướng bụng, nhiều người sử dụng cho rằng thuốc này cũng có tác dụng trong việc giảm chứng ợ hơi.
Trường hợp ợ chua nhẹ, thỉnh thoảng gặp thì bạn có thể dùng loại kháng acid không kê đơn. Đối với trường hợp ợ hơi là triệu chứng của GERD thì bạn nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Uống thuốc kháng acid để trung hòa axit trong dạ dày và ngăn ngừa chứng ợ nóng gây ợ hơi. Bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol) đặc biệt hữu ích nếu bạn ợ hơi có mùi như lưu huỳnh.
2.5. Sản phẩm Novagel giúp hỗ trợ giảm tình trạng ợ hơi
Bên cạnh có thuốc kể trên, bạn có thể sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe để giảm các triệu chứng như ợ hơi, chướng bụng, khó tiêu (các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày hành tá tràng).
Novagel được biết đến với thành phần chính là mật ong kết hợp với cao hỗn hợp chiết xuất từ nhiều loại thảo dược thiên nhiên, chứa tinh bột nghệ được bào chế theo công nghệ Novasol:
- Mật ong: là vị thuốc tự nhiên có khá nhiều tác dụng như điều hòa, hạn chế tiết dịch vị và tăng cường khả năng bảo vệ cho hệ tiêu hóa.
- Lá khôi: có chứa tannin mà theo y học hiện đại nó có khả năng đặc trị các triệu chứng ợ hoi, chướng bụng đầy hơi…
- Trần bì: tịnh dầu trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đối với đường tiêu hóa, giúp ruột dễ dàng bài xuất khó tích tụ ra ngoài.
Ngoài ra Novagel có chứa nhiều dịch chiết của các dược liệu như tam thất, dạ cẩm… và cả các thành phần hoạt chất như curcumin giúp hỗ trợ các vấn đề về đường tiêu hóa.
Lời kết
Ợ hơi liên tục là tình trạng rất dễ xảy ra, có thể chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể nhưng nó cũng có thể là biểu hiện cho các vấn đề về tiêu hóa. Vì vậy bạn cần lưu ý đến tình trạng này để có thể tìm được nguyên nhân gây bệnh cũng như có được biện pháp can thiệp kịp thời.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về tình trạng ợ hơi. Bạn có thắc mắc gì thêm có thể đăng ký tư vấn ở dưới hoặc gọi Hotline 19007061 để được Dược sĩ tư vấn Miến phí.
Xem thêm bài viết liên quan:
Viêm dạ dày HP nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì?
Gợi ý cho bạn những loại thức ăn dễ tiêu hóa
Men tiêu hóa là gì? có tác dụng gì đối với sức khỏe