Trào ngược dạ dày là tình trạng thường hay gặp ở nhiều người ở mọi nơi, mọi lứa tuổi. Thay vì mua nhiều thuốc tây tốn kém lại còn có tác dụng phụ thì bạn có thể sử dụng nguyên liệu lành tính gần gũi với cuộc sống thường ngày là lá tía tô. Lá tía tô là một loại rau rất phổ biến trong các món ăn gia đình Việt Nam. Tuy nhiên rất ít người biết rằng đây là một loại dược liệu quý được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những công dụng và cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô an toàn và hiệu quả.
1. Lá tía tô có tác dụng gì?
Lá tía tô đã được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền từ xưa nay. Trong lá tía tô khoảng 40% hàm lượng dầu. Dầu tía tô có chứa một hàm lượng acid béo Omega – 3 rất cao so với hầu hết các loại thực vật khác, trong đó loại Omega – 3 chủ yếu là Acid alpha-linolenic (ALA). Trong dầu tía tô cũng chứa một lượng acid béo Omega – 6 và Omega – 9 quan trọng. Ngoài ra lá tía tô còn có 0,2% tinh dầu nguyên chất, các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,… Đây đều là những chất quan trọng cho cơ thể và hệ miễn dịch.
1.1. Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Omega – 3 trong lá tía tô có tác dụng rất tốt giúp tăng lượng cholesterol tốt HDL – C và làm hạ lượng Cholesterol xấu LDL – C trong cơ thể. Chất chống oxy hóa trong lá tía tô cũng giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol trong thực phẩm giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch, duy trì các mạch máu luôn khỏe mạnh qua đó ngăn ngừa bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ và thậm chí là cả ung thư.
1.2. Giảm các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng
Theo các nghiên cứu, lá tía tô đã được chứng minh là cho tác dụng trong việc kiểm soát giải phóng Histamine trong cơ thể. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh, tham gia vào phản ứng viêm và có vai trò như một chất trung gian gây ngứa. Khi chúng ta tiếp xúc với chất gây dị ứng, cơ thể sẽ phóng thích Histamine gây ra các triệu chứng dị ứng. Sử dụng lá tía tô sẽ giúp chúng ta kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng khác nhau như chảy nước mắt, chảy nước mũi, nổi mề đay, hắt hơi và thậm chí là khó thở.
1.3. Tác nhân chống trầm cảm và tốt cho não
Trong dầu tía tô có rất nhiều chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh, những chất này có tác động làm tăng tiết hormone Dopamine. Dopamine còn gọi là hormone vui vẻ, là một chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện tâm trạng, tăng khả năng tập trung và sáng tạo của con người. Đặc biệt, theo các nghiên cứu đã chứng minh rằng ALA trong lá tía tô có vai trò đáng kể trong điều trị chứng trầm cảm.
1.4. Tăng khả năng miễn dịch của cơ thể
Các hợp chất có trong lá tía tô đã được công nhận có tác dụng kích hoạt hoạt động của interferon. Đây là một nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Do đó, sử dụng lá tía tô sẽ giúp thúc đẩy sức khỏe của hệ miễn dịch, ngăn chặn nhiều loại bệnh tật. Trong dân gian đã sử dụng lá tía tô với mục đích giải cảm từ rất lâu và cho tác dụng rất tốt.
1.5. Giảm tình trạng khó chịu ở dạ dày và ruột
Trong lá tía tô có chứa các chất flavonoid và acid rosmarinic. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhờ những chất này mà lá tía tô cho tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu ở hệ tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn. Đồng thời, dầu trong lá tía tô cũng có tác dụng giảm viêm dạ dày, cải thiện hệ tiêu hóa đồng thời giảm tác động của chứng khó tiêu.
1.6. Tác dụng chống oxy hóa
Những chất oxy hóa hay quá nhiều gốc tự do trong cơ thể là tác nhân có hại và được xem như một cơn ác mộng về sức khỏe vì nó gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ung thư. Trong lá tía tô chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và chúng hoàn toàn có khả năng quét sạch các gốc tự do dư thừa trong cơ thể. Chính vì vậy, lá tía tô cho tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Việc chúng ta tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa hàng ngày khiến cho khả năng mắc các bệnh ung thư giảm xuống.
1.7. Tác dụng kháng viêm
Những acid béo có trong lá tía tô cho tác dụng kháng viêm rất tốt, đặc biệt rất hữu ích đối với những người thường xuyên bị đau nhức xương khớp. Những chất béo này hỗ trợ các khớp, ngăn cho chúng không bị đau và viêm. Đặc biệt acid rosmaric trong lá tía tô còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và sưng tấy. Chính vì vậy, bổ sung lá tía tô thường xuyên sẽ giúp cho người bị viêm khớp cải thiện được triệu chứng đáng kể.
1.8. Cải thiện các vấn đề về da
Dầu tía tô được sử dụng rất nhiều trong mỹ phẩm và nó cho tác dụng làm đẹp tuyệt vời đối với làn da. Tất cả những chất chống viêm, chống oxy hóa giúp cho lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn, giữ ẩm cho da và cho tác dụng kỳ diệu trong việc chữa lành mẩn ngứa, mụn nhọt, mụn trứng cá. Đồng thời, đây cũng là một loại dược liệu cho tác dụng loại bỏ các nếp nhăn trên da, giúp tái tạo lại một làn da trẻ trung mịn màng.
Ngoài ra, lá tía tô còn có các công dụng khác như có thể hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện ung thư, duy trì sức khỏe răng miệng,…
2. Sử dụng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày có hiệu quả không?
Lá tía tô từ xưa tới nay được dùng rất nhiều với công dụng giải cảm, tuy nhiên ít ai biết rằng nó có tác dụng chữa trào ngược dạ dày tại nhà vô cùng hiệu quả. Theo Tây y, trong lá tía tô có chứa tanin, ALA, Aldehyde,… có khả năng kháng viêm rất tốt. Do đó nó giúp hạn chế các tình trạng viêm tiến triển của viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày. Không những vậy trong lá tía tô cũng chứa các chất oxy hóa mạnh giúp chống lại các gốc tự do dư thừa trong cơ thể, giúp ngăn ngừa biến chứng do trào ngược dạ dày gây ra.
Đặc biệt, Flavonoid và acid Rosmarinic trong lá tía tô có tác dụng cải thiện triệu chứng của trào ngược như đầy hơi, khó tiêu, ngăn ngừa trào ngược. Đồng thời hàm lượng lớn Vitamin C trong loại lá này cũng giúp tăng cường đề kháng, cải thiện hệ thống miễn dịch, làm giảm tình trạng mệt mỏi cho cơ thể. Theo Y học cổ truyền, lá tía tô có vị cay nhẹ, tính ấm và mùi thơm đặc trưng. Lá tía tô cho công dụng chống viêm hiệu quả, giúp nhanh làm lành vết loét niêm mạch, cải thiện rất nhiều triệu chứng của tình trạng này.
Sử dụng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày là một phương pháp đơn giản, tiện dụng và dễ thực hiện. Nguyên liệu dễ kiếm và mang lại tính an toàn rất cao khi sử dụng. Đồng thời khi sử dụng lá tía tô sẽ rất lành tính, không gây ra dị ứng cơ địa như thường gặp khi sử dụng thuốc tây. Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô cho tác dụng hiệu quả và giúp người bệnh tiết kiệm khá nhiều chi phí.
Xem thêm: Top 6 loại thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản được đánh giá tốt nhất
3. Các cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô
3.1. Ăn sống lá tía tô tươi
Chuẩn bị: Lá tía tô tươi, Muối.
- Rửa sạch lá tía tô, ngâm cùng nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Khi có triệu chứng trào ngược dạ dày, bệnh nhân lấy vài lá tía tô nhai nuốt kèm theo một chút muối.
- Có thể ăn 1 – 2 lần để đạt hiệu quả làm dịu triệu chứng nhanh hơn.
Có thể dùng tía tô như một loại rau sống ăn kèm trong bữa ăn hàng ngày.
3.2. Nước ép lá tía tô
Chuẩn bị: lá tía tô tươi, Muối.
- Rửa sạch lá tía tô đã chuẩn bị, để ráo.
- Giã hoặc xay nhuyễn sau đó vắt lấy nước.
- Cho thêm một ít muối vào nước chế biến được và uống.
3.3. Kết hợp lá tía tô và gừng
Chuẩn bị: 100g lá tía tô tươi, 100g gừng tươi, 500ml nước sôi để nguội.
- Rửa sạch gừng và lá tía tô, để ráo nước.
- Mang gừng đi gọt vỏ rồi thái lát mỏng ra.
- Đem 500ml nước đun sôi rồi cho thêm gừng và lá tía tô đã chuẩn bị vào đun nhỏ lửa trong khoảng 3 – 5 phút.
- Lấy phần nước đã chế biến chia thành 2 phần và sử dụng trong ngày.
Nên sử dụng khi hỗn hợp còn ấm và uống liên tục trong vòng 7 ngày để cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày.
3.4. Kết hợp lá tía tô với các vị thuốc khác
Chuẩn bị: Lá tía tô khô 16g; Lá lốt 12g; Sinh khương 4g; Chỉ xác 10g; Hoàng kỳ 15g; Sâm đại hành 16g; Ngũ sắc 16g; Hoài sơn 16g; Bạch truật 16g; Đương quy 16g; Xương bồ 12g; Trần bì 10g.
- Mang tất cả vị thuốc đi rửa sạch, để ráo.
- Cho vào ấm, thêm 200ml nước và đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 10 phút.
- Lọc lất phần nước và bỏ bã.
- Uống 2 lần/ngày và nên uống trong ngày sau mỗi bữa ăn.
Uống liên tục trong 7 ngày để có hiệu quả.
4. Những lưu ý khi sử dụng lá tía tô chữa trào ngược dạ dày
Sử dụng lá tía tô để chữa trào ngược dạ dày là một phương pháp hiệu quả và giúp tiết kiệm nhiều chi phí. Tuy nhiên cần nhớ một số lưu ý để an toàn khi sử dụng:
- Lá tía tô là vị thuốc thiên nhiên có dược tính thấp, do đó nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể chữa dứt điểm trào ngược dạ dày. Cần kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Phương pháp này chỉ cho tác dụng hiệu quả với những bệnh nhân có triệu chứng ở giai đoạn nhẹ, mới khởi phát.
- Không được lạm dụng các bài thuốc và khi triệu chứng bệnh chưa cải thiện không nên uống quá nhiều tránh các tác dụng không mong muốn.
- Đây là một phương pháp dân gian nên đòi hỏi sự kiên trì, thời gian điều trị dài để cho tác dụng hiệu quả.
- Phụ nữ có thai và người hay bị đổ mồ hôi thì không nên uống nước lá tía tô thường xuyên.
- Bên cạnh sử dụng lá tía tô cần kết hợp với thay đổi lối sống, hạn chế dùng các loại đồ uống có gas, thực phẩm cay nóng, các chất kích thích như rượu, bia,…
5. Novagel – Hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày hiệu quả
Novagel, một sản phẩm của công ty cổ phần Dân Khang mang đến giải pháp hiệu quả cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản và đau dạ dày. Sản phẩm là sự kết hợp của các thành phần từ thiên nhiên, đều là những loại thảo dược quý thường được dùng trong các bài thuốc Y học cổ truyền. Không những vậy ở Novagel còn có các hoạt chất hiệu quả trong y học phương Tây. Qua đó giúp hỗ trợ giải quyết các vấn đề cho người bị đau dạ dày như: giảm đau, bảo vệ niêm mạc, giảm tiết acid dịch vị và giảm nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng.
Các thành phần chính có trong Novagel:
- Lá khôi: Được xem là một vị thuốc quý được sử dụng phổ biến trong dân gian, Lá khôi mang lại tác dụng giảm can khí uất, bình can, tiêu độc, kháng khuẩn và chống dị ứng. Bệnh viện Quân y 108 đã nghiên cứu và kết luận rằng lá khôi có thể giúp cải thiện ở 80% bệnh nhân với các triệu chứng đau và trào ngược dạ dày thực quản như ợ hơi, khó tiêu, đau thượng vị.
- Trần Bì: Trong Trần Bì có chứa nhiều tinh dầu giúp kích thích tiêu hóa và giảm triệu chứng khó tiêu.
- Tam thất: Saponin trong tam thất giúp bổ huyết, giảm chảy máu dạ dày.
- Dạ cẩm: Giúp trung hòa acid dạ dày, giảm đau, giảm ợ chua, ợ nóng và hỗ trợ làm lành vết loét.
- Mộc hương: Giúp điều trị hiệu quả các triệu chứng đầy hơi, trướng bụng.
- Ô tặc cốt (Mai mực): Pectin trong Ô tặc cốt giúp bảo vệ vết loét dạ dày, cẩm máu, hạn chế xuất huyết tiêu hóa. Không những vậy nó còn có tác dụng trung hòa và giảm tiết acid dạ dày.
- Cam thảo: Chứa các chất chống oxy hóa như Glabridin, Glabrene có tác dụng hiệu quả giúp giảm đau, giảm triệu chứng buồn nôn, ợ nóng và làm lành vết loét nhanh chóng.
- Mật ong: Kháng khuẩn, kháng viêm, giảm tiết acid và cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày.
- Novasol Curmin: Được nhập khẩu trực tiếp từ Đức, Novasol Curmin được sản xuất theo công nghệ Novasol giúp tăng 185 lần sinh khả dụng so với curcumin thiên nhiên. Qua đó làm tăng hiệu quả chống viêm và hỗ trợ làm lành vết loét nhanh hơn.
- Beta-glucan: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư dạ dày.
- Aluminum, Magnesinum Hydroxide: Đây là hai antacid thường được sử dụng trong điều trị đau dạ dày, nó cho tác dụng trung hòa acid dạ dày, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày, ợ nóng và khó tiêu.
Kết luận
Phương pháp chữa trào ngược dạ dày bằng là tía tô là một phương pháp dân gian cho hiệu quả cao, tiện dụng, lành tính với nguyên liệu dễ kiếm. Tuy nhiên để có sự an toàn cao, bạn nên hỏi ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng sản phẩm Novagel để cải thiện tình trạng của mình. Đây là một sản phẩm uy tín, chất lượng và được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Xem thêm bài viết liên quan:
Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Lời khuyên chuyên gia
Người bị đau dạ dày có nên uống sữa không? [Ý kiến chuyên gia]