Một vài dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt và cách khắc phục tại nhà bạn cần biết

dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt và cách khắc phục tại nhà bạn cần biết

Các dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt khá giống với các bệnh lý khác xảy ra tại hệ tiết niệu, do đó có thể khiến bạn lầm tưởng mình mắc các bệnh lý khác. Hiểu rõ hơn về phì đại tuyến tiền liệt, các dấu hiệu và cách khắc phục tại nhà giúp bạn cải thiện sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất.

1. Phì đại tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống sinh sản nam giới. Tuyến tiền liệt có hình dạng như quả óc chó, kích thước bằng quả bóng bàn. Nó có nhiệm vụ là tạo ra chất lỏng kết hợp với tinh trùng hình thành nên tinh dịch. Ngoài ra tuyến tiền liệt cũng có vai trò trong việc thay đổi hormone testosterone từ dạng không có hoạt tính sinh học thành có hoạt tính. 

Tuyến tiền liệt có thể phát triển bình thường trong quá trình lớn lên và alox hóa ở nam giới nhưng khi tuyến tiền liệt quá lớn, vượt khỏi mức bình thường thì bạn đang có tình trạng phì đại tuyến tiền liệt hay còn gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính. Phì đại tuyến tiền liệt thường gặp ở nam khi tuổi tác lớn dần. Theo một thống kê từ tổ chức ung thư tuyến tiền liệt, khoảng 230% nam giới ở độ tuổi 50 mắc phì đại tuyến tiền liệt. tỉ lệ này lần lượt là 60% và 70% ở nam giới 60 và 70 tuổi.  

Tuyến tiền liệt phì đại khiến dòng nước tiểu bị chặn lại, không đi qua được niệu đạo để ra bên ngoài. Do đó phì đại tuyến tiền liệt có thể gây nên các vấn đề về tiểu tiện, các vấn đề về bàng quang, tiết niệu hoặc thận. 

Phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra nhiều biến chứng nhưng phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng lành tính, không phải ung thư và không lây lan.

Tuyến tiền liệt bình thường và phì đại
Tuyến tiền liệt bình thường và phì đại

2. Dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt bạn cần biết

2.1. Khó tiểu

Khó tiểu là một dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt. Đây là một triệu chứng phổ biến của phì đại tuyến tiền liệt do tuyến tiền liệt tăng kích thước làm chặn dòng nước tiểu làm cho việc đi tiểu khó khăn hơn. Sự phì đại làm tăng áp lực lên niệu đạo và nước tiểu không thể từ bàng quang đi ra bên ngoài. 

Người mắc bệnh có thể thấy khó khăn khi đi tiểu, dòng nước tiểu yếu hoặc tiểu bị gián đoạn, nhỏ giọt sau khi đi tiểu một cách thường xuyên, không thể làm trống bàng quang hoàn toàn. cảm giác buồn tiểu liên tục xuất hiện làm tăng tần suất đi tiểu ban ngày và cả ban đêm.

2.2. Đau khi đi tiểu hoặc khi xuất tinh 

Một dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt khác là đau- đau khi tiểu và khi xuất tinh.

Tuyến tiền liệt phì đại tạo áp lực lên hệ thống sinh sản và hệ tiết niệu gây đau khi đi tiểu hoặc khi xuất tinh. Đau khi đi tiểu cũng gặp trong một số bệnh lý khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt,…. Triệu chứng này khá phổ biến ở người bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Đau khi đi tiểu là một dấu hiệu của phì đại tuyến tiền liệt
Đau khi đi tiểu là một dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt

2.3. Sự bất thường của nước tiểu

Nước tiểu có máu, có màu kì lạ hay có mùi là những bất thường có thể gặp, và là một dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt.

Bí tiểu khiến nước tiểu cô đặc do đó có màu sẫm hơn và mùi nặng hơn. Nước tiểu có mùi hôi thường gặp trong trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Máu trong nước tiểu hay còn gọi là tiểu máu xảy ra có thể do các tĩnh mạch trên bề mặt tuyến tiền liệt phì đại bị giãn ra. Nếu có thể nhìn thấy được máu trong nước tiểu, thì đây là tiểu máu đại thể. Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ sớm nhất.

2.4. Bí tiểu 

Một dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt khác là bí tiểu. Bí tiểu là tình trạng bạn không thể loại bỏ nước tiểu ra bên ngoài cơ thể. Trường hợp nghiêm trọng và người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Thông thường người bệnh bí tiểu phải sử dụng ống thông vào bàng quang để đưa nước tiểu ra ngoài ( thường gọi là ống thông tiểu). Tùy tình trạng phì đại như thế nào mà bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để loại bỏ các mô tuyến tiền liệt phì đại nghiêm trọng hoặc cắt bỏ để mở rộng niệu đạo, thông lại đường tiểu.

3. Một số bệnh lý có thể có các triệu chứng tương tự như phì đại tuyến tiền liệt

Các dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt kể trên không phải là những triệu chứng đặc hiệu, chỉ xảy ra khi bị phì đại tuyến này mà còn có thể xuất hiện trong một số bệnh lý khác được liệt kê dưới đây.

  • Viêm tuyến tiền liệt: có ba dạng là viêm cấp tính do vi khuẩn, viêm mạn tính do vi khuẩn và hội chứng đau vùng chậu mãn tính. Thường gặp các triệu chứng đau ở thắt lưng, hông hoặc đầu dương vật. 
  • Ung thư tuyến tiền liệt: Sự phát triển của các tế bào sinh sản bất thường tại tuyến tiền liệt 
  • Viêm đường tiết niệu: Cũng có các triệu chứng khó tiểu, tiểu ra máu, đau khi đi tiểu như những dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt
  • Sỏi thận và sỏi bàng quang làm bí tiểu, nước tiểu có màu bất thường, gây đau và đi tiểu thường xuyên. 
  • Bàng quang hoạt động quá mức hay bàng quang tăng hoạt làm, tăng tần suất đi tiểu như dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt.
  • Bệnh tiểu đường: Đi tiểu thường xuyên cũng là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường
  • Béo phì: Người béo phì gây áp lực lên bàng quang nên có thể tình trạng đi tiểu thường xuyên
Béo phì gây áp lực lên bàng quang nên có một số dấu hiệu giống với phì đại tuyến tiền liệt
Béo phì gây áp lực lên bàng quang nên có một số dấu hiệu giống với phì đại tuyến tiền liệt
  • Ung thư bàng quang có các triệu chứng giống dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt là tiểu máu và việc đi tiểu thường xuyên hơn
  • Viêm bàng quang kẽ tăng nhu cầu đi tiểu và gây đau vùng chậu

4. Biến chứng của phì đại tuyến tiền liệt

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nước tiểu không được thải hết hoàn toàn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển bên trong bàng quang dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang. 
  • Sỏi bàng quang: Sự tích tụ nước tiểu trong thời gian dài khiến nước tiểu cô đặc, các chất kết tinh và sỏi được hình thành. Sỏi hình thành lâu ngày cũng có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng nặng hơn, máu trong nước tiểu, kích thích bàng quang và sự tắc nghẽn càng tồi tệ hơn.
  • Tổn thương thận và bàng quang: Bàng quang có thể căng ra và suy yếu nếu không thể làm rỗng hoàn toàn. Từ đó cơ của bàng quang mất khả năng co bóp bình thường, việc làm rỗng hoàn toàn bàng quang trở nên khó khăn hơn. Bí tiểu do phì đại tuyến tiền liệt gây áp lực lên bàng quang, làm hỏng thận. Ngoài ra, nhiễm trùng bắt đầu trong bàng quang có thể lan đến thận và gây tổn thương.

5. Ăn gì để giúp khắc phục phì đại tuyến tiền liệt

5.1. Bổ sung thực phẩm chứa lycopen

Một nghiên cứu đã chỉ ra sử dụng dầu oliu nguyên chất giàu lycopen mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt và giảm mức độ kháng nguyên chuyên biệt cho tuyến tiền liệt.

Lycopene có nhiều trong các loại trái cây và rau củ. Trái cây hoặc rau củ có màu hồng hoặc đỏ càng đậm thì hàm lượng lycopen càng cao. Trong đó, cà chua nổi tiếng là thực phẩm chứa lycopen dồi dào. 

Ngoài cà chua, bạn cũng có thể bổ sung lycopen từ các nguồn như:

  • Đu đủ
  • Dưa hấu
  • Ổi
  • Cà rốt
  • Ớt chuông đỏ
  • Bưởi hồng

5.2. Uống trà xanh

Trà nổi tiếng với khả năng chống oxy hóa cao, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và làm chậm sự phát triển của các tế bào tuyến tiền liệt lành tính.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc trong trà xanh có chứa cafein. Cafein là một chất gây kích thích bàng quang và làm tăng tần suất đi tiểu, cảm giác muốn đi tiểu đột ngột do đó có thể làm trầm trọng các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt. 

Lưu ý sử dụng trà xanh ở mức vừa phải để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.

Trà xanh tốt cho tuyến tiền liệt
Trà xanh tốt cho tuyến tiền liệt

5.3. Bổ sung thức ăn chứa kẽm 

Sự thiếu hụt kẽm mãn tính làm tăng khả năng bị phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt ở những người trên 50 tuổi. 

Có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng để bổ sung kẽm cho cơ thể, bên cạnh đó bổ sung kẽm thông qua nguồn thức ăn tự nhiên và dễ dàng hơn. 

  • Các loại thực phẩm bạn nên ăn để bổ sung kẽm như: 
  • Các loại thịt gia cầm 
  • Hải sản
  • Hạt vừng 
  • Hạt bí ngô

5.4. Sử dụng đậu nành

Trong đậu nành có chứa beta- sitosterol. Một nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng beta sitosterol mỗi ngày với liều mỗi lần với liều 20 mg giúp làm tăng lưu lượng nước tiểu và giảm sự tích tụ nước tiểu trong bàng quang. Người phì đại tuyến tiền liệt có thể bổ sung beta- sitosterol thông qua các loại thức ăn từ đậu nành hoặc đơn giản là uống sữa đậu nành, sẽ giúp khắc phục các triệu chứng và giảm thiểu nguy cơ biến chứng gây hại.

5.5. Bổ sung omega-3

Omega 3 là axit béo có nhiều trong thực vật và các sinh vật biển. EPA và DHA là hai loại có nhiều trong dầu cá, trong khi đó ALA lại có nhiều trong thực vật. 

Omega 3 cần thiết cho cơ thể, có vai trò quan trọng với các cơ quan như não, võng mạc, tế bào tinh trùng. Với tuyến tiền liệt, omega 3 giúp giảm hoạt động các chất gây viêm.

Tuy nhiên, cơ thể không thể tự tổng hợp omega 3 nên cần phải bổ sung từ bên ngoài. Các nguồn thực phẩm chứa nhiều omega 3 như: 

  • Cá hồi 
  • Cá thu
  • Cá mòi
  • Trứng 
  • Óc chó
  • Một số loại dầu thực vật

6. Khắc phục phì đại tuyến tiền liệt bằng cách nào?

Những triệu chứng mà tuyến tiền liệt gây ra có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu cũng như gặp phải khó khăn trong một vài trường hợp. Dưới đây là một số điều bạn có thể áp dụng để giải quyết vấn đề của mình:

  • Cố gắng đi tiểu ít nhất một lần trước khi ra ngoài. Việc này giúp bạn giảm tỷ lệ rò rỉ nước tiểu hay gặp các sự cố tương tự, đặc biệt là ở nơi công cộng.
  • Đi tiểu 2 lần liên tiếp: Tức là bạn cố gắng đi tiểu lần thứ 2 cách lần thứ nhất vài phút. Cách này giúp bạn loại bỏ nước tiểu, tránh sự lắng đọng tại bàng quang tốt hơn.
  • Giảm uống nước trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ: Nếu bạn có tình trạng tiểu đêm nhiều khiến chất lượng của giấc ngủ bị ảnh hưởng, không uống nước trong vòng hai giờ trước khi đi ngủ để tránh tình tình trạng tiểu đêm
  • Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp: Quá tải trọng lượng gây áp lực lên vùng chậu có thể khiến các triệu chứng trầm trọng hơn. 
Giữ cân nặng phù hợp hạn chế mắc bệnh
Giữ cân nặng phù hợp hạn chế mắc bệnh
  • Tập thể dục thường xuyên: Không chỉ cải thiện sức khỏe của tuyến tiền liệt, việc tập thể dục tốt cho sức khỏe tổng thể của người bệnh.
  • Sử dụng miếng dán thấm nước tiểu để khắc phục tình trạng rò rỉ gây ẩm ướt khó chịu.
  • Ăn gì để tuyến tiền liệt khỏe mạnh và hạn chế các loại thực phẩm không tốt rất cần thiết. Nên hạn chế thức ăn chứa các chất béo bão hòa thường có trong thịt đỏ, đồ chiên rán, các sản phẩm từ sữa.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm hay tiếp xúc với môi trường có khả năng làm tăng nồng độ hormon. 

Lời kết:

Bài viết trên là thông tin về các dấu hiệu phì đại tuyến tiền liệt và một số lưu ý, cách khắc phục đơn giản mà bạn có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe của mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhắn Messenger
Nhắn tin Messenger
Chat Zalo
Chat Zalo
Gọi với Dược sĩ
gọi với dược sĩ