Tiểu buốt ra máu là một tình trạng có thể gặp phải ở bất kỳ ai. Nó thường là triệu chứng của những bệnh lý nguy hiểm khác. Sau đây hãy cùng tìm hiểu về tiểu buốt ra máu, các nguyên nhân và cách ngăn ngừa hiệu quả.
1. Tiểu buốt ra máu là gì?
Tiểu buốt là tình trạng xuất hiện cảm giác đau ơ niệu đạo, vùng kín, vùng đáy chậu trước hay bàng quang mỗi lần đi tiểu. Ngoài ra, bạn cũng có thể có những triệu chứng tiểu rắt, đi tiểu từng giọt, tiểu không hết hay bí tiểu.
Tiểu buốt ra máu là tình trạng buốt khi đi tiểu kèm theo máu hay hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu. Tiểu máu đại thể đôi khi có thể quan sát thấy hồng cầu trong nước tiểu. Hồng cầu vi thể thì cần phân tích của kính hiển vi để xác định rõ. Khi bạn gặp phải tình trạng tiểu buốt ra máu, nước tiểu hay có màu lạ, mùi hơi khó chịu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây có thể là một triệu chứng của các tình trạng bệnh nguy hiểm khác như sỏi thận, các bệnh nam giới hay thậm chí là ung thư.
2. Triệu chứng của tiểu buốt ra máu
Thông thường, tiểu máu là biểu hiện của một số tình trạng bệnh lý khác. Khi mắc các tình trạng này, bạn có thể cảm thấy nhiều triệu chứng như:
- Xuất hiện cảm giác đau, rát, buốt và khó chịu ở bộ phận sinh dục trong lúc đi tiểu hay sau khi tiểu.
- Triệu chứng tiểu rắt, bí tiểu và hay mắc tiểu.
- Có thể xuất hiện cục máu đông hay các sợi máu ở nước tiểu, đồng thời nước tiể có nhiều mùi lạ.
- Cảm giác đau xuất hiện ở bụng dưới, bàng quang.
- Có một số người có thể xuất hiện triệu chứng sốt.
- Triệu chứng đau xảy ra khi quan hệ, tiểu ra máu đặc biệt sau khi quan hệ xong.
- Đau ở vị trí lưng trên, ớn lạnh và sốt cao kèm theo cảm giác buồn nôn.
- Xuất hiện chất dịch tiết ra từ niệu đạo.
3. Nguyên nhân tiểu buốt ra máu
3.1. Do các vấn đề ở thận
Các vấn đề ở thận là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tiểu buốt ra máu do thận là nơi có chức năng tiết nước tiểu. Sau đây là một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng tiểu buốt ra máu:
- Bệnh sỏi thận: Sỏi được hình thành do sự lắng đọng các chất khoáng ở vị trí thận, bàng quang hay niệu quản. Đôi khi kích thước của các viên sỏi có thể lên đến vài centimet. Khi đi tiểu, sỏi có thể theo dòng nước, cọ xát vào các bề mặt dẫn tới bị tổn thương và đi tiểu kèm theo máu và cảm giác buốt.
- Bệnh lý thận đa nang: Đây là tình trạng xuất hiện những khối u ở vị trí hố thận mà bạn chỉ có thể phát hiện khi đi khám chuyên khoa. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm đi tiểu ra máu, tiểu mủ, đau khu vực lưng và sự gia tăng của nồng độ ure máu.
- Bệnh lý ung thư thận: Có tới 70% nguy cơ mắc tình trạng ung thư thận khi bạn gặp phải triệu chứng tiểu buốt ra máu. Bên cạnh đó, nó còn nhiều triệu chứng như xuất hiện khối u ở hố chậu, tiểu ra máu nhiều, đậm màu nhưng lại ít đau rát.
- Bệnh lao thận: Tình trạng này có thể khiến bạn khó phát hiện hơn do đây là tiểu máu vi thể. Bạn khó có thể nhận biết máu trong nước tiểu, tuy nhiên nó thường đi kèm với bệnh viêm bàng quang. Một số triệu chứng bạn có thể phân biết so với các tình trạng khác như máu xuất hiện ở cuối bãi tiểu, tiểu rắt, són và có mủ, cảm giác đau sau khi đi tiểu. Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bạn xác định được trực khuẩn lao.
- Bệnh lý viêm thận, bể thận: Bên cạnh tiểu ra máu bạn có thể gặp triệu chứng sốt cao kèm theo rét run, đau ở vị trí lưng và bụng dưới rốn kèm theo tiểu rắt.
- Bệnh lý viêm cầu thiện cấp: Đây là một bệnh lý tương tự với lao thận do tình trạng tiểu máu vi thể. Bên cạnh đó, bạn có thể xuất hiện triệu chứng sốt cao, nhiễm trùng ở da hay đau ở thắt lưng.
3.2. Do bị chấn thương
Chấn thương cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt ra máu. Tai nạn giao thông, va đập mạnh khi chơi thể thao ở thận, thắt lưng, hông chậu, bàng quang hay niệu có thể dẫn tới tình trạng này. Tuy nhiên, nếu chấn thương là nhẹ thì bạn có thể phục hồi sau khi nghỉ ngơi một thời gian.
3.3. Do các bệnh lý ở niệu đạo hay tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt, phì đại tiền liệt tuyến có thể là những nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu buốt ra máu ở nam giới. Các triệu chứng ban đầu có thể giúp bạn nhận biết là tiết rắt, khó tiểu, tiểu són hay hình ảnh tuyến tiền liệt phì to khi siêu âm. Ở phụ nữ thì có thể nguyên nhân do bệnh polyp ở niệu đạo thông qua nội soi.
3.4. Do các vấn đề ở bàng quang
Bàng quang của bạn cũng có nguy cơ đọng lại sỏi hoặc chứa túi thừa. Viêm bàng quang do virus, xuất hiện khối u phát triển cũng là những nguyên nhân hay gặp. Hiện tại thì siêu âm vẫn khó có thể nhận biết được tình trạng này. Tuy nhiên, bạn có thể xác định thông qua các triệu chứng như khó tiểu, tiểu ra máu, tiểu són hay tiểu rắt.
4. Tiểu buốt ra máu có nguy hiểm không?
Tiểu buốt ra máu thường là triệu chứng của các tình trạng bệnh lý khác. Khi mắc bệnh, nó là cơ hội để các vi khuẩn có thể tấn công cơ thể, tác động nhiều tới sức khỏe của chúng ta. Khi bị nhiễm trùng tiết niệu, nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như:
- Tình trạng vô sinh: Khi bị nhiễm khuẩn, các loại vi khuẩn sẽ tấn công cơ thể nhất là ở các bộ phận sinh dục. Từ đó có thể gây ra nhiều bệnh lý chẳng hạn như viêm đường niệu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vô sinh ở phụ nữ.
- Giảm bớt ham muốn tình dục: Triệu chứng tiểu buốt ra máu có thể khiến chúng ta giảm ham muốn tình dục do cảm giác đau buốt khi quan hệ. Nó còn có nguy cơ lây truyền một số bệnh lý cho bạn tình.
- Bệnh lý suy thận hay nhiễm trùng máu: Viêm đường niệu gây ra triệu chứng tiểu buốt ra máu và nếu bạn không điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng khác nguy hiểm hơn. Suy thận hay nhiễm trùng máu là những tình trạng phổ biến mà bạn có thể gặp phải. Các biến chứng này cho thấy tỷ lệ gây tử vong là tương đối cao.
Nếu tiểu buốt ra máu là triệu chứng của sỏi tiết niệu, nó có thể khiến bạn mang một nỗi sợ khi đi tiểu. Điều này có thể do cảm giác đau buốt cực kỳ khi đi tiểu. Bên cạnh đó, nếu không điều trị thì viên sỏi có thể tăng kích thước, chèn ép ở vị trí bàng quang. Khi đó nước tiểu bị ứ đọng và dẫn tới nguy cơ bị vỡ bàng quang.
Đôi khi, tiểu buốt ra máu cũng là triệu chứng của tình trạng ung thư. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, bạn còn có thể chịu cảm giác đau đớn do xạ trị hay hóa trị.
Tiểu buốt ra máu tuy không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng tới tâm sinh lý của người bệnh:
- Nó khiến chúng ta luôn có cảm giác bồn chồn, lo lắng và tác động tiêu cực lên các hoạt động hàng ngày.
- Đôi khi, tiểu ra máu quá nhiều có thể khiến bạn bị thiếu máu. Khi đó, bạn có nguy cơ bị đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt và dễ bị ngất xỉu.
5. Cách chữa tiểu buốt ra máu
Khi muốn điều trị tiểu buốt hiệu quả và an toàn nhất, bạn nên đến gặp bác sĩ để được các bác sĩ thực hiện các chuẩn đoán tìm ra nguyên nhân của bệnh. Các bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp khám lâm sàng hoặc yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Từ đó, khi đã tìm được nguyên nhân gây nên tiểu buốt, các bác sĩ sẽ dễ dàng tìm cho bạn cách chữa tiểu buốt ra máu hiệu quả và nhanh chóng. Hiện nay, có 3 phương pháp chữa tiểu buốt ra máu an toàn và phổ biến nhất.
5.1. Chữa tiểu buốt ra máu bằng cách sử dụng thuốc điều trị
Với sự phát triển của nền Y học, tiểu buốt ra máu đã có thể sử dụng thuốc điều trị để làm giảm sự phát triển của bệnh. Tuy theo tình hình sức khỏe và mức độ của bệnh mà người bệnh sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc khác nhau:
- Do viêm gây nên tiểu buốt ra máu: Trường hợp bị viêm đường tiết niệu, viêm niệu quản hay viêm tuyến tiền liệt, người bệnh sẽ được các bác sĩ sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Thuốc kháng sinh có thể là cephalosporin và thuốc giảm đau có thể là paracetamol.
- Do chấn thương: Không hiếm các trường hợp vì chấn thương vùng nhạy cảm nên xuất hiện tình trạng tiểu buốt ra máu. Các bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau ngoài ra còn có thuốc cầm máu cho người bệnh.
- Do sỏi: Với các viên sỏi thận lớn, người bệnh sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ. Ngược lại, với các viên sỏi nhỏ thì sẽ dùng thuốc điều trị để làm tan sỏi đi. Qua đó, người bệnh sẽ phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hay thuốc cầm máu có liều lượng cao hơn.
5.2. Chữa tiểu buốt ra máu bằng phẫu thuật
Trường hợp này sẽ phù hợp điều trị với các trường hợp bị nặng, khi các liệu pháp điều trị khác không còn hiệu quả. Tùy theo mức độ của bệnh, nếu như sỏi có kích thước lớn, bị chấn thương nặng, xuất hiện khối u, ung thư,… sẽ được thực hiện phẫu thuật.
5.3. Cách chữa tiểu buốt ra máu tại nhà
Bên cạnh sử dụng thuốc hay phẫu thuật, một số cách chữa đi tiểu buốt tại nhà rất thường được sử dụng. Điều trị tiểu buốt ra máu tại nhà, bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để làm giảm sự phát triển của bệnh. Qua đó, các bài thuốc về sử dụng nước râu ngô, bồ công anh, rau má, cam thảo, đậu đen… rất được ưa chuộng. Bằng cách sắc thuốc các nguyên liệu này và dùng mỗi ngày, kiên trì sử dụng từ 2 – 3 tháng sẽ có hiệu quả giảm bệnh an toàn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài thuốc nói trên, người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, để tránh rủi ro khi áp dụng.
6. Cách ngăn ngừa tình trạng tiểu buốt ra máu
Để giảm nguy cơ mắc phải tình trạng tiểu buốt ra máu, bạn có thể cần chú ý một số điều sau:
- Quan hệ tình dục một cách an toàn, lành mạnh
- Có một thực đơn lành mạnh, khoa học. Bổ sung nhiều vitamin C nhằm tăng hoạt động của sức đề kháng, giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
- Có chế độ vận động thể dục thể thao thường xuyên. Hạn chế sử dụng rượu bia, hút thuốc lá hay các chất kích thích. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Nó giúp cơ thể đào thải nước tiểu tốt hơn, tránh được tình trạng viêm bể thận do nhiễm khuẩn ngược.
- Hạn chế tối đa việc nhịn tiểu. Tiểu buốt ra máu có thể là một triệu chứng khiến bạn ngại ngùng khi đi tiểu hoặc lo sợ. Khi bạn nhịn tiểu lâu có thể khiến nước tiểu bị tồn đọng lại và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Đi tiểu ngay khi bạn có nhu cầu, vệ sinh sạch sẽ mỗi lần đi nhằm hạn chế tối đa khả năng bị nhiễm trùng.
- Tránh mặc quần quá bó. Sử dụng quần mềm mại, thoải mái. Vệ sinh sạch sẽ sau khi đại tiện, vệ sinh nhẹ nhàng tránh bị tổn thương và tăng nguy cơ mắc tiểu buốt ra máu.
- Những người bị hoặc có tiền sử mắc sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu cần phải thường xuyên được thăm khám và kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Áp dụng các biện pháp can thiệp nhằm lấy sỏi giúp bạn không gặp tình trạng tiểu buốt ra máu.
- Tìm kiếm sự chăm sóc y tế để chẩn đoán và điều trị sớm các tình trạng bệnh có thể có. Ngay khi phát hiện triệu chứng tiểu buốt ra máu, bạn cần được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Tâm lý chủ quan có thể khiến tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.
- Áp dụng một số bài thuốc Nam trong điều trị tiểu buốt có thể tốt cho sức khỏe đường niệu của bạn.
Lời kết
Tiểu buốt ra máu là một triệu chứng tương đối nguy hiểm. Nó tác động nhiều tới sức khỏe cũng như các hoạt động sống hàng ngày của bạn. Hiểu rõ nguyên nhân và các cách ngăn ngừa giúp bạn nhận định được bệnh, xác định và điều trị bệnh một cách hiệu quả hơn.
Nếu bạn đang gặp tình trạng hay có các biểu hiện của vấn đề về tiểu buốt ra máu, cần được tư vấn thì hãy liên hệ đến hotline 1900 7061 hoặc điền vào form bên dưới để được nghe các dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ.