Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gì?

bổ sung thực phẩm từ thiên nhiên

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gì để tránh bệnh tình trở nên trầm trọng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi tình trạng này ngày càng diễn ra phổ biến do nguyên nhân chủ yếu là áp lực công việc đè nặng mỗi ngày dẫn tới ăn uống thất thường, bỏ bữa thường xuyên… Do đó, đối với những người bị viêm loét dạ dày tá tràng, chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cần đặc biệt chú ý quan tâm để hồi phục bệnh một cách nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những tiêu chí để lựa chọn thực phẩm phù hợp với bao tử của mình.

Nội dung bài viết

1. Mối liên quan giữa thực phẩm với viêm loét dạ dày tá tràng

Bổ sung chất xơ rất có lợi trong viêm dạ dày tá tràng
Bổ sung chất xơ rất có lợi trong viêm dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày, tá tràng xảy ra bởi nguyên nhân thứ phát, chúng tác động từ yếu tố ngoại sinh và phần lớn là lượng thức ăn không hợp lý, cân đối bởi việc ăn quá nhiều thức ăn cay, nóng hoặc có nhiều thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến viêm niêm mạc dạ dày và vùng môn vị của dạ dày.

Vì vậy nhiều bác sĩ khuyến nghị việc thay đổi lối sống để giúp giảm tình trạng viêm. Liệu pháp ăn kiêng nên được điều chỉnh theo nhu cầu của bệnh nhân nhằm bình thường hóa tình trạng dinh dưỡng và thúc đẩy quá trình chữa bệnh của mỗi người, do đó dinh dưỡng trong chế độ ăn uống khi bị viêm loét dạ dày tá tràng là điều kiện bắt buộc để điều trị và tăng cường sức khỏe ngăn ngừa bệnh.

Các chất dinh dưỡng được khuyến nghị có thể khác nhau trong mỗi giai đoạn cấp tính và mạn tính. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin C có tác dụng hữu ích trong việc diệt trừ H. pylori. Chất xơ và men vi sinh cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, vì chúng làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và giúp giảm thời gian điều trị.

2. Các nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Thói quen chia nhỏ bữa ăn có ý nghĩa lớn trong điều trị bệnh
Thói quen chia nhỏ bữa ăn có ý nghĩa lớn trong điều trị bệnh

Chế độ ăn dinh dưỡng cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng được xem xét như sau:

  • Hạn chế tối đa thức ăn khó tiêu như nấm, hến,…
  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần có thể ăn từ 4 đến 6 lần một ngày, đặc biệt cần có thời gian để cân bằng các bữa ăn. Những bữa ăn này, bệnh nhân nên được đa dạng hóa chế độ ăn uống sao cho thu được lượng chất dinh dưỡng tối đa. Điều này sẽ giúp bệnh sớm khỏi, lâu dài cũng cải thiện được tình trạng bệnh.
  • Chỉ sử dụng chất ngọt ở dạng tự nhiên như mật ong, không khuyến khích các nước uống có gas thay vào đó dùng nước khoáng hay nước tinh khiết.
  • Nhiệt độ của thức ăn tiêu thụ nên thay đổi từ 15 đến 60 độ, tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh trong chế độ ăn uống của bạn.

Sử dụng chất chống oxy hóa để diệt trừ Helicobacter pylori: Một số nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa được sử dụng để tiêu diệt H. Pylori và quan sát thấy rằng vitamin C có tác dụng quan trọng trong việc diệt trừ vi khuẩn này ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng.

Bên cạnh đó thành phần capsaicin có trong hạt tiêu và ớt có tác dụng chữa lành các tổn thương đường tiêu hóaCần lưu ý rằng ớt có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và có thể không có tác dụng bảo vệ dạ dày ở một số người bị loét dạ dày tá tràng.

Xem thêm: Top 5 loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng tốt nhất

3. Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Nếu viêm loét dạ dày tá tràng của bạn là do nhiễm H. Pylori, các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa có thể có lợi. Chúng sẽ giúp bảo vệ bạn, kích hoạt hệ thống miễn dịch của bạn chống lại nhiễm trùng. Một số nghiên cứu còn cho thấy nó giúp bạn ít nguy cơ gặp phải ung thư dạ dày hơn.

3.1. Các thực phẩm có chứa probiotic hỗ trợ tiêu hóa

Các loại thực phẩm như sữa chua, kim chi, dưa cải bắp,… rất giàu các loại lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa gọi là probiotic. Việc bổ sung các loại vi khuẩn này hỗ trợ trong diệt trừ vi khuẩn H.P, một nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng, đồng thời giúp các phương pháp điều trị trở nên hiệu quả hơn. Sữa lên men cũng là một lựa chọn tốt khi cung cấp các men vi sinh cùng với protein. Việc bổ sung các probiotic còn giúp ngăn ngừa tái nhiễm vi khuẩn H. Pylori, hạn chế tái phát viêm loét dạ dày tá tràng. Lactobacillus, Bifidobacterium và Saccharomyces là các lợi khuẩn cho thấy có ích ở những bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng do H. Pylori, đồng thời giúp tăng cường hiệu quả của thuốc kháng sinh trong phác đồ điều trị.

Thực phẩm chứa probiotic như sữa chua tốt cho người bị viêm loét dạ dày
Thực phẩm chứa probiotic như sữa chua tốt cho người bị viêm loét dạ dày

3.2. Các thực phẩm giàu chất xơ làm giảm axit dạ dày

Táo, lê, bột yến mạch và các thực phẩm khác có hàm lượng lớn chất xơ rất có lợi cho các vết loét ở dạ dày và tá tràng qua 2 cơ chế. Chất xơ có thể làm giảm lượng axit trong dạ dày của bạn, đồng thời làm giảm triệu chứng đau và đầy hơi. Một số nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng những chế độ ăn trong đó giàu chất xơ có thể giúp ích trong việc ngăn ngừa tiến triển của các vết loét dạ dày tá tràng. Bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt hay tách hạt như yến mạch,… là nguồn cung cấp chất xơ rất dồi dào có thể áp dụng vào chế độ ăn của bạn.

3.3. Khoai lang giúp cải thiện triệu chứng viêm loét dạ dày

Trong khoai lang chứa nhiều vitamin A, có nhiều bằng chứng cho thấy nó có thể giúp làm giảm triệu chứng ở các vết loét dạ dày tá tràng, đóng vai trò trong việc ngăn ngừa chúng tiến triển nặng hơn. Các loại thực phẩm khác cũng có chứa nhiều vitamin A, bao gồm rau bina, cà rốt, dưa đỏ và gan bò.

3.4. Ớt chuông đỏ cung cấp nhiều vitamin C tốt cho tình trạng viêm loét dạ dày

Ớt chuông đỏ rất giàu vitamin C, nó có thể giúp bảo vệ bạn khỏi viêm loét dạ dày tá tràng. Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm lành vết loét. Một nghiên cứu cho thấy, những người không bổ sung đủ vitamin C cũng có nhiều khả năng mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hơn. Bên cạnh đó vitamin C có thể được bổ sung từ dâu tây, kiwi hay bông cải xanh. Bông cải xanh, súp lơ, bắp cải có chứa sulforaphane, một chất giúp chống lại hoạt động của H. Pylori. Việc hấp chín chúng trong vòng 3 phút là phương pháp chế biến hiệu quả để tối ưu hóa tác dụng của những thực phẩm này.

3.5. Trái cây

Bất kỳ loại trái cây nào cũng tốt cho sức khỏe, cung cấp các chất xơ và các chất chống oxy hóa. Táo, nho, lựu,… là một trong những lựa chọn tốt cho việc làm lành vết loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, có một số loại gây kích thích dạ dày, bạn có thể nên hạn chế sử dụng.

3.6. Protein ít béo

Thịt gia cầm không da, thịt bò nạc, trứng cá, các loại đậu,… là nguồn cung cấp protein ít béo tuyệt vời. Các loại cá béo như cá hồi, cá thu cung cấp chất béo omega-3 có tác dụng giảm viêm, tốt trong việc ngăn ngừa xuất hiện một vết loét khác. Một nghiên cứu cho thấy các axit béo có trong dầu ô liu cũng có thể giúp điều trị nhiễm trùng H. Pylori.

3.7. Các loại thảo mộc, gia vị giúp làm lành vết loét dạ dày tá tràng

Bạn có thể sử dụng hầu hết các loại thảo mộc và gia vị một cách thoải mái. Tất cả đều là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Nghệ, quế, gừng, tỏi có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Nên sử dụng mật ong thay vì đường để tạo ngọt. Cam thảo khử chất béo, curcumin đã cho thấy nhiều hứa hẹn trong các nghiên cứu về làm lành vết loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn H. Pylori.

3.8. Trà xanh và các thực phẩm giàu flavonoid ức chế H.Pylori phát triển

Một nghiên cứu mới nổi của Trung Quốc cho thấy tác dụng tiềm năng của trà xanh và các loại thực phẩm khác giàu flavonoid trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính, nhiễm H. Pylori và ung thư dạ dày. Những thực phẩm này có tác dụng ức chế sự phát triển của H. Pylori nhưng không gây hại cho các loại vi khuẩn có lợi khác tìm thấy trong dạ dày như L. acidophilus, L. plantarum và B. lungum. Một số thực phẩm giàu flavonoid như hành tây, trái cây và rau quả nhiều màu sắc như việt quất, bông cải xanh, đậu Hà Lan…

3.9. Mật ong

Mật ong tốt cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Mật ong tốt cho bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Từ xa xưa, mật ong đã được sử dụng như một nguyên liệu trong chế biến thực phẩm cũng như là thuốc chữa bệnh. Nó có khả năng kháng khuẩn tự nhiên. Một nghiên cứu vào năm 2015 trên 150 người bị chứng khó tiêu, cho thấy việc sử dụng mật ong liên quan tới sự hiện diện của vi khuẩn H. Pylori trong đường tiêu hóa.

3.10. Bánh mì có khả năng hút các acid dư thừa trong dạ dày

Đây được coi là thực phẩm tốt cho người bị đau dạ dày. Bánh mì có khả năng thẩm thấu cao giúp thấm hút các acid dư thừa trong dạ dày, làm cân bằng các acid trong dạ dày và làm lành các vết thương ở niêm mạ dạ dày. Lưu ý chỉ nên sử dụng ruột của các loại bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên cám, không sử dụng bánh mì làm từ bột mì và nên hạn chế ăn kèm với phô mai, mứt.v.v.

3.11. Đậu bắp giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày

Chất nhờn có trong đậu bắp giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và hợp chất polysaccharides có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn HP và làm lành các tổn thương của niêm mạc dạ dày. Có thể nấu nước đậu bắp để uống hàng ngày hay chế biến thành các món ăn thường ngày như luộc, xào…

3.12. Gừng – bổ sung cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Được xem là một trong những loại dược liệu chữa trị viêm loét dạ dày tá tràng cũng như các bệnh lý khác về dạ dày rất hiệu quả. Có thể sử dụng nước gừng ấm, trà gừng kết hợp với đinh lăng hoa cúc để uống hằng ngày. Hoặc sử dụng gừng kết hợp với các món ăn thường ngày như kho cá, nấu canh hay các món xào.

3.13. Các loại thực phẩm thô

Các loại thực phẩm thô chưa qua tinh lọc như gạo lứt, hạt bắp, hạt điều, hạt mè,… vẫn còn giữ nguyên phần cám chưa bị tách ra có tác dụng rất tốt cho hoạt động của dạ dày. Các thực phẩm thô chứa nhiều chất dinh dưỡng của nhóm B giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa thức ăn, làm việc hiệu quả hơn tránh hiện tượng ứ đọng thức ăn ở dạ dày gây buồn nôn, đầy bụng và khó tiêu.

3.14. Cá cung cấp các dưỡng chất phù hợp và dễ tiêu hóa

Cá là một loại thực phẩm tuyệt vời khi chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, axit béo, omega-3, các vitamin và khoáng chất dinh dưỡng. Ngoài ra, cá còn dễ tiêu hóa vì thế không phải lo lắng gây áp lực cho dạ dày khi làm việc. Tuy nhiên, chỉ nên chế biến thành các món hấp, nhạt vị không nên chiên, rán hay tẩm ướp nhiều gia vị cay và mặn.

Xem thêm: Viêm dạ dày ruột là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị

4. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng kiêng ăn gì?

Một số người bị viêm loét dạ dày tá tràng kèm theo trào ngược axit. Một số thực phẩm có thể làm tăng tiết axit, gây các chứng ở nóng, khó tiêu và đau. Do vậy, việc hạn chế chúng khi đang mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là cần thiết.

4.1. Rượu bia, đồ uống có cồn gây tác động xấu đến đường ruột

Nếu bạn đang trong tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, tốt nhất là nên hạn chế rượu bia hoặc thậm chí là bỏ hoàn toàn. Các nghiên cứu cho thấy rượu sẽ gây kích thích và tác động xấu lên đường tiêu hóa của bạn, làm trầm trọng hơn vết loét dạ dày tá tràng.

Cần hạn chế bia rượu vì chúng làm tình trạng viêm của bạn trở nên nặng hơn
Cần hạn chế bia rượu vì chúng làm tình trạng viêm của bạn trở nên nặng hơn

4.2. Thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ khiến dạ dày khó tiêu hóa

Đây là những loại thực phẩm đòi hỏi nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, từ đó có thể dẫn đến đầy hơi, đau bụng – một vấn đề không hề tốt đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng. Việc tạm ngưng những thực phẩm này sẽ hạn chế làm dạ dày của bạn trở nên tồi tệ hơn.

4.3. Thực phẩm mặn và cay nóng là nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thực phẩm có chứa nhiều muối có thể thúc đẩy sự phát triển của H. Pylori. Dưa chua, ô liu, các loại rau muối hoặc lên men đều liên quan tới việc tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng do H. Pylori. Nên hạn chế các loại thịt được tẩm ướp quá mức, xúc xích, thịt có chứa nhiều chất béo và protein.

Trong một thời gian dài trước đây, các bác sĩ cho rằng đồ ăn cay là nguyên nhân chính gây ra các vết loét dạ dày tá tràng. Thế nhưng, các nghiên cứu gần đây cho rằng điều này là không chính xác. Tuy vậy, một số bệnh nhân nhận thấy rằng việc sử dụng thức ăn cay làm các triệu chứng trở nên xấu hơn, khi đó bạn nên hạn chế sử dụng chúng để tránh các cơn đau bụng.

4.4. Trái cây thuộc họ Citrus

Các loại trái cây thuộc họ Citrus
Các loại trái cây thuộc họ Citrus

Lúc đầu, có vẻ như tính axit của những thực phẩm như cam, quýt, cà chua… sẽ làm trầm trọng hơn các vết loét. Nhưng tới bây giờ vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng nào về tác động của chúng lên các vết loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, mỗi người có những tương tác khác nhau với các loại thực phẩm khác nhau, nếu sử dụng chúng làm triệu chứng của bạn tồi tệ hơn hãy hạn chế sử dụng chúng.

4.5. Chocolate (sô cô la) và cà phê có thể làm vết loét dạ dày thêm nghiêm trọng

Sô cô la có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, có một số bệnh nhân có cảm giác khó chịu ở vết loét khi sử dụng chúng. Nếu ăn sô cô la khiến bạn cảm thấy các triệu chứng nặng hơn, hãy đợi đến khi vết loét của bạn lành lại.

Các nghiên cứu khác nhau về tác động của caffeine (cà phê) lên các vết loét dạ dày tá tràng đã được thực hiện, tuy nhiên kết quả vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Bạn có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng nếu các triệu chứng về đường tiêu hóa của bạn không trở nên tồi tệ hơn.

5. Một số lời khuyên về bữa ăn

Bạn nên ăn từ năm đến sáu bữa nhỏ một ngày thay vì dùng ba bữa lớn. Axit dạ dày sẽ được tiết ra vào mỗi bữa ăn, tuy nhiên bữa ăn lớn đòi hỏi nhiều axit hơn để tiêu hóa sẽ khiến bạn gặp khó chịu.

Nên dùng bữa ăn xong ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ, sau khi ăn cố gắng ngồi hoặc đứng, hạn chế nằm trong vài giờ để cải thiện tiêu hóa, hạn chế trào ngược axit. Trong quá trình ăn nên ăn chậm nhai kỹ nếu bạn đang mắc bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng.

Khi chế biến thức ăn, nên sử dụng các phương pháp như luộc, hấp, nướng thay vì chiên. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng bơ và dầu khi nấu ăn vì chúng có thể làm cho bạn cảm giác khó tiêu, tốn nhiều thời gian để tiêu hóa hơn.

6. Sản phẩm Novacurmin giúp kháng viêm giảm đau dạ dày hiệu quả

Viên uống novacurmin sản phẩm hỗ trợ giảm đau và kháng viêm loét dạ dày tốt
Viên uống novacurmin sản phẩm hỗ trợ giảm đau và kháng viêm loét dạ dày tốt

Novacurmin là sản phẩm của Công ty Cổ Phần Dân Khang thuộc top 10 công ty dược phẩm tại Việt Nam chuyên về sản xuất và phân phối thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm.

Những sản phẩm tại đây đều được kiểm định và thông qua quy trình nghiêm ngặt khi đến tay người tiêu dùng. Do đó Dân Khang đã trở thành cái tên uy tín khi được lọt vào top 10 sản phẩm mà người tiêu dùng bình chọn.

Đây sẽ là một sản phẩm thích hợp và an toàn cho người bệnh, bởi sản phẩm có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên khi kết hợp hai thành phần chính là nghệ kết với Bioperine – chiết xuất từ hạt tiêu từ đó nâng tầm chất lượng hiệu quả. Bên cạnh đó việc đưa công nghệ độc quyền là NOVASOl giúp tối ưu hóa so với những sản phẩm khác từ nghệ trên thị trường.

  • Công nghệ nano: Giúp chia các hạt curcumin thành kích thước nano siêu nhỏ chỉ bằng 1/2 đến 1/3 so với công nghệ cũ.
  • Công nghệ màng bao micelle: Tránh curcumin bị thủy phân bởi dịch vị dạ dày.

Vì vậy giải pháp từ Novacurmin sẽ có khả năng hấp thu nhanh và phát huy tối đa công dụng, hỗ trợ tốt trong các bệnh về dạ dày, tá tràng. Đặc biệt sự trải nghiệm của người bệnh sẽ dễ dàng hơn vì sản phẩm dễ uống, tránh gây tình trạng nóng và đầy bụng từ hiệu quả của công nghệ NOVASOL của Đức.

Lời kết

Bài viết đã trình bày chi tiết những lý do, giải pháp và lưu ý đối với vấn đề “Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?”. Do đó, hãy loại bỏ suy nghĩ khi bị bệnh chỉ cần uống thuốc mà không quan tâm đến chế độ ăn uống hay thay đổi lối sống, điều đó có thể sẽ dẫn đến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Mong rằng sau khi đọc bài viết này, bạn đã có nhiều thông tin hơn để biết cách chuẩn bị bữa ăn một cách đa dạng và tốt cho sức khỏe.

Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về tính năng của Novacurmin, hãy điền thông tin vào Form bên dưới hoặc gọi đến số Hotline 1900 7061 để nhận được sự tư vấn miễn phí từ đội ngũ Dược sĩ.

       Tư VấnĐặt Hàng

    Xem thêm bài viết có nội dung liên quan

    Đau dạ dày là đau ở đâu? Cách phòng ngừa để tránh bị đau dạ dày

    Viêm niêm mạc dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Ý kiến chuyên gia

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Nhắn Messenger
    Nhắn tin Messenger
    Chat Zalo
    Chat Zalo
    Gọi với Dược sĩ
    gọi với dược sĩ